b. Những nét riêng giữa hai chị em:
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Phân tích hình tượng sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” Đề 2: Cảm nhận về cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
Gợi ý giải đề:
Đề 1:
+ Khái quát:
- Vị trí : hình tượng trung tâm, thể hiện những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Mô tả tổng quát: Sông Hương qua cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như một “cô gái Di-gan”: mãnh liệt, mê đắm nhưng không kém phần dịu dàng, tình tứ, ý nhị.
+ Phân tích:
- Vẻ đẹp của Sông Hương ở thượng nguồn.
- Vẻ đẹp của Sông Hương khi chảy qua kinh thành Huế. - Vẻ đẹp Sông Hương qua những áng thơ văn.
- Vẻ đẹp hùng tráng trong lịch sử. + Đánh giá:
- Khám phá ra một Sông Hương độc đáo, đa sắc. - Cơ sở:
• Quan sát tinh tế, sự suy ngẫm > đặt Sông Hương trong nhiều chiều (không gian địa lí, thời gian lịch sử, tâm hồn thi ca, chiều sâu văn hóa, tâm linh…) • Tài hoa, khả năng liên tưởng và vốn từ vựng phong phú.
- Qua miêu tả sông Hương thể hiện phong cách tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề 2: Cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường
+ Uyên bác (kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa…)
+ Tinh tế, tài hoa (cảm nhận những khía cạnh khuất lấp của con sông: nét hoang dại…; ngôn so sánh độc đáo, ngôn từ phong phú gợi cảm…)
+ Giàu trí tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng (tưởng tượng hành trình tìm về cố đô như hành trình tìm về với “người tình mong đợi”…)
+ Gắn bó máu thịt và tự hào với cảnh vật và con người Huế (những suy tưởng, đối sánh khi đứng trước sông Nê-va…).
Theo Thehetre.
Phân tích đoạn thơ tả cảnh Việt Bắc ra trận "Những đường Việt Bắc...núi Hồng" Phân tích đoạn thơ :
Những đường Việt Bắc của ta ………
Vui lên Việt Bắc , đèo De , núi Hồng
I.MB
Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam .Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú , giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho những tìm tòi sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Có thể nói , tinh hoa của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh Việt Bắc hùng tráng trong kháng chiến :
“ Những đường Việt Bắc của ta ………..
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
II.TB
Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi , các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội . Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt chiến khu để về xuôi . Bài thơ như được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó . Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc động bâng khuâng . Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống , sử dụng sáng tạo cặp đại từ nhân xưng mình-ta , lối đối đáp quen thuộc của ca dao , giọng thơ tâm tình ngọt ngào , lời thơ đậm sắc thái dân gian để mở ra bao nỗi niềm nhớ thương , bao kỉ niệm về một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng . Qua đó nghĩa tình gắn bó thắm thiết thuỷ chung của những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc , với đất nước được bộc lộ một cách thấm thía , chân thành , cảm động .
Phần đầu của bài thơ , dưới hình thức đối đáp giữa mình và ta , đã tập trung khắc hoạ một khung cảnh tiễn đưa đầy thương nhớ , bịn rịn , bồn chồn , lưu luyến của kẻ ở người đi . Qua lời đối đáp ân tình , cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp .
2.Phân tích đoạn thơ
Và có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phai về những con đường kháng chiến :
Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Các từ chỉ số nhiều về không gian ( những đường) , về thời gian( đêm đêm ) , về chủ thể sở hữu ( của ta ) kết hợp với biện pháp so sánh , cách điệp phụ âm r đã tái dựng lại một không khí kháng chiến đông vui , nhộn nhịp , mạnh mẽ của một lực lượng , một tập thể lớn , khiến cho đất trời rung chuyển . Không khí của câu thơ khiến ta hồi tưởng lại hào khí Đông A ngút trời “ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” ngày nào .
Sức mạnh ấy trước hết toả ra từ đoàn quân hùng hậu :
Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Tác giả sử dụng nghệ thuật tách từ “trùng điệp” thành hai từ láy trùng trùng điệp điệp để ghi lại ấn tượng về những cuộc hành quân không nghỉ của một đoàn quân đông đảo như trải dài vươn rộng trong khắp núi rừng Việt Bắc . Hình ảnh hoán dụ “ ánh sao đầu súng” , “mũ nan” kết hợp với biện pháp nhân hoá “ ánh sao bạn cùng mũ” vừa tả thực vừa gợi ra một vẻ đẹp thơ
mộng về đoàn quân kháng chiến . Những hình ảnh này diễn tả sự sát cánh kề vai của mọi lực lượng trên đất nước VN , từ bộ đội chính quy đến dân quân du kích , từ con người đến thiên nhiên sông núi vũ trụ , tất cả hợp thành một khối đoàn kết vững vàng , có sức mạnh vũ bão . Hình ảnh “ ánh sao đầu súng” gợi nhắc đến vẻ đẹp của những chiến sĩ kiên trung mà vẫn lãng mạn yêu đời trong thơ Chính Hữu “ Đêm nay rừng hoang sương muối-Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới-Đầu súng trăng treo”.
Hình ảnh những người dân công phục vụ kháng chiến cũng được Tố Hữu tô đậm:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Những từ chỉ số nhiều “ từng đoàn”, “muôn tàn lửa” kết hợp với các động từ đỏ đuốc , bước chân , nát đá, lửa bay , kết hợp với phép cường điệu “bước chân nát đá” đã ca ngợi lòng nhiệt tình , sự hăng hái , sự đông đảo và sức mạnh khiến thiên nhiên phải khuất phục của những đoàn dân công.Sức mạnh bạt núi san rừng , tinh thần làm việc bất kể đêm ngày của họ khiến cho núi cao cũng phải cúi đầu , đêm tối cũng phải bừng sáng .
Những đoàn xe vận tải càng làm cho không khí những con đường kháng chiến thêm phấn chấn :
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tác giả sử dụng những từ chỉ số nhiều “ nghìn đêm” kết hợp với các từ láy thăm thẳm để khắc hoạ những khó khăn gian nan của kháng chiến nhưng với sức mạnh và lòng quyết tâm , những đoàn xe vận tải vẫn vượt qua đêm tối , đèo cao mây mù , sương dày để vận chuyển vũ khí lương thực tới tiền
tuyến . Biện pháp so sánh phóng đại “ đèn pha bật sáng như ngày mai lên” vừa thể hiện khí thế sôi nổi , hào hùng , vừa bộc lộ niềm vui sướng hi vọng , tin tưởng vào tương lai tất thắng .
Tám câu thơ trên sử dụng nhiều từ láy , nhiều hình ảnh so sánh phóng đại , sử dụng một loạt những từ chỉ số nhiều , những hình ảnh giàu sức gợi , âm điệu và nhịp điệu thơ khoẻ khắn , dồn dập đã tái hiện sự hùng tráng , khí thế sôi nổi của Việt bắc trong kháng chiến . Sự hào hùng ấy biểu hiện rõ trên con đường Vieetj Bắc trải dài bất tận , có sự hoà hợp tiếp nối của mọi lực lượng từ bộ đội du kích dân công đến những đoàn xe vận tải . Con đường đi đến tiền tuyến là con đường đến chiến thắng .
Tin vui chiến thắng trăm miền ……….. Vui lên VB , đèo De , núi Hồng
Trong 4 câu thơ , tác giả đã liệt kê một loạt 8 địa danh , kết hợp với điệp từ vui , nhịp thơ nhan , mạnh , dồn dập bộc lộ 1 cách sâu sắc niềm sung sướng về chiến thắng của dân tộc . Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể dân tộc ta .
Những đoạn thơ tiếp theo , tác giả tiếp tục nhớ về Việt Bắc , đặc biệt là hình ảnh Bác Hồ , vai trò của chiến khu và thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai đât nước .
III . Kết luận .
Đoạn thơ 12 câu diễn tả khí thế hào hùng sục sôi của Việt Bắc kháng chiến . Qua đó , đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dan tộc . Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi , dồn dập , mạnh mẽ , sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại , là đạon thpơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu .
(Sưu tầm)
Ôn tập môn ngữ văn: Một số vấn đề lí luận văn học
Chuyên đề này được thiết kế nhằm giúp học sinh củng cố những vấn đề lí luận văn học cơ bản liên quan tới các tác phẩm trong chương trình THPT. Cấu trúc mỗi vấn đề bao gồm:
- Định nghĩa, mô tả. - Ví dụ.
- Ứng dụng.
Các kiến thức trình bày dưới dạng tinh giản với các dẫn chứng cụ thể, thiết thực, sinh động, lấy tính ứng dụng làm tiêu chí cao nhất, hi vọng có thể được các em lĩnh hội nhuần nhuyễn, sáng tạo trong quá trình làm bài nghị luận văn học.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Quan điểm/ quan niệm sáng tác + Là gì:
- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.
- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.
- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm.
- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.
- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât...)
- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn.
+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
+ Ứng dụng:
Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nam Cao…).
2. Phong cách nghệ thuật + Là gì:
Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn + Đặc điểm:
- Thiên về hình thức nghệ thuật.
- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn. + Vai trò:
- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo. + Ví dụ:
- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người).
- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc.
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa...=> “Ngông”.
Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu…)
3. Tình huống trong truyện ngắn + Là gì:
- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà thể hiện rõ nhất.
“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)
- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn.
+ Vai trò:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.
- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của:
• Một tác phẩm có giá trị • Một tác giả tài năng.
+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa)…
+ Ứng dụng:
Phân tích tình huống truyện trong: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Chữ người tử tù,…
4. Các giá trị văn học
+ Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học - Giá trị nhận thức:
• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới
• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình.
- Giá trị giáo dục
• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống
• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn.
• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng.
- Giá trị thẩm mĩ: • Nội dung:
Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời Vẻ đẹp bản thân con người.
• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi.
- Mối quan hệ của 3 giá trị:
• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục. • Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức
• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ.
+ Ví dụ:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mở rộng phạm vi nhận thức về một hiện thực bề bộn, phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái, đồng thời khám phá vẻ đẹp bên trong người đàn bà tưởng như chỉ biết cam chịu, khơi gợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc, tỉnh táo hơn thông qua những hình ảnh có tính chất biểu tượng, qua lối kể chuyện đa dạng.
+ Ứng dụng:
Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học. 5. Nhà văn – văn bản – bạn đọc
+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản.
+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã.
+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi.
6. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ
+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể)
+ Phân loại:
- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm: • Cái tôi trữ tình: tác giả
• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác phẩm.
- Xét về vai trò:
• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)
• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình + Ví dụ:
- “Tảo giải” (Giải đi sớm) khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh