BÀI 11: RỪNG XÀ NU ( NGUYỄN TRUNG THÀNH)

Một phần của tài liệu Tuyen tap van 12 - phan 1 (Trang 139 - 141)

II. Đọc hiểu 1 Tình huống

3/ Phong cách nghệ thuật:

BÀI 11: RỪNG XÀ NU ( NGUYỄN TRUNG THÀNH)

Đề 1: Hãy trình bày xuất xứ , hoàn cảnh ra đời , chủ đề truyện Rừng xà nu?

Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trờn quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối.

Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.

Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.

Truyện Rừng xà nu có hai cốt truyện đan lồng vào nhau : câu chuyện về cuộc đời đau thương của Tnú và câu chuyện về cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man.

Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn và thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích.Đêm ấy ,trong nhà ưng của làng, bên bếp lửa chung , Cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú.

Cha mẹ chết sớm,Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng.Lớn lên,chú bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết là cán bộ cách mạng trong rừng và được anh dạy cho học chữ với hy vọng sau này sẽ thay anh làm cán bộ. Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai.Ba năm sau,Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu.Bọn giặc hay tin kéo về hành hạ dân làng, bắt Mai và đứa con mới sinh tra tấn cho đến chết. Tnú xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để dân làng “bỏ cái mộng cầm giáo mác”. Thế nhưng,cũng ngay đêm ấy,khi Tnú bị Bắt,Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Tnú rời làng đi bộ đội và trở thành một chiến sĩ dũng cảm.

Ở làng một đêm, sáng hôm sau , Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị . Cụ Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận chân trời.

Chủ đề: Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn

làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.

Đề 3: Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu?

Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là "làng Xô Man" hay đơn giản hơn là "Tnú"- nhân vật chính của truyện. Nhưng nếu như vậy tác phẩm sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở.

Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn , tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên.

nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tuyen tap van 12 - phan 1 (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w