Tính toán khả năng thực thi của quy trình nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp " TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ TRONG QUY TRÌNH RUP " (Trang 75 - 78)

Để tính toán được khả năng thực thi của quy trình nghiệp vụ, ta cần phải biết luồng công việc đó là gì, những loại tài nguyên nào được sử dụng. Trước khi đo lường, cần phải có những thứ sau đây để hiểu rõ về luồng công việc đó:

ƒ Bản mô tả của chức năng nghiệp vụ, trong đó trình bày về qui trình nghiệp vụ. ƒ Các lược đồ hoạt động, trong đó mô tả luồng công việc.

ƒ Hiện thực hóa chức năng nghiệp vụ.

Đối với mỗi trạng thái hoạt động trong lược đồ hoạt động, các nhân tố cơ bản để đánh giá chi phí là:

ƒ Các tài nguyên: quyết định các vai trò nghiệp vụ nào và thực thể nghiệp vụ nào tham gia, mỗi cái có bao nhiêu thể hiện (instance). Việc cấp phát tài nguyên cho một luồng công việc tốn kém một chi phí nhất định.

ƒ Tỷ lệ chi phí: mỗi thể hiện vai trò nghiệp vụ hay thực thể nghiệp vụ có thể có một chi phí trong một thời gian sử dụng nhất định.

ƒ Thời gian tồn tại (duration): một hoạt động xảy ra trong một thời gian nhất

định, do đó, tài nguyên có thể được cấp phát theo thời gian tồn tại của hoạt

động đó, hay theo một khoảng thời gian cốđịnh.

ƒ Phí cố định (Overhead): bất kỳ chi phí cố định nào có liên quan đến việc kích hoạt một luồng công việc hay một hoạt động.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

75

2.4.3.1 Tính toán chi phí thực hiện một luồng công việc:

Một luồng công việc được mô tả bằng một tập hợp các trạng thái hoạt động. Đối với mỗi trạng thái hoạt động này, xác định những nhân tố nào dùng đểđánh giá chi phí và tính toán chi phí tổng thểđể thực hiện hoạt động đó.

Ví dụ:

Chi phí tổng thểđể thực hiện hoạt động này là:

số tài nguyên * chi phí tài nguyên * thời gian tồn tại + phí tổn cốđịnh Biết được tỷ lệ chi phí là 200/giờ, chi phí tổng thể cho hoạt động này khi đó là:

1 * 200 * 0.5 + 100 = 200

Chi phí tổng thểđể thực hiện luồng công việc là tổng chi phí các hoạt động, mặc dù thường có một phí tổn nhất định liên quan đến việc khởi tạo luồng công việc. Ta cũng có thể tính được tần suất hay tổng thời gian tồn tại toàn bộ luồng công việc.

Ví dụ

Luồng công việc được mô tả trong biểu đồ hoạt động này có một phí tổn cốđịnh cần được tính thêm vào chi phí thực hiện luồng công việc.

2.4.3.2 Các luồng công việc con xảy ra đồng thời:

Nếu trong lược đồ hoạt động có các luồng công việc con xảy ra đồng thời, thì chúng ta lấy thời gian tồn tại của luồng công việc con dài nhất làm thời gian tồn tại tiêu biểu cho tất cả các luồng công việc con khác. Các luồng công việc con xảy ra

đồng thời được trình bày thông qua các thanh đồng bộ hóa (synchronization bars). Ví dụ:

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

76

Tổng thời gian tồn tại cho 2 luồng công việc con xảy ra đồng thời này là 8 phút,

đó là thời gian tồn tại của luồng công việc con dài nhất ở trường hợp này.

2.4.3.3 Các luồng công việc con lựa chọn:

Nếu trong lược đồ hoạt động có các luồng công việc con lựa chọn khác nhau, chi phí cho các luồng công việc con lựa chọn được tính bằng tổng cộng chi phí của mỗi luồng công việc con lựa chọn, trong đó có tính đến khả năng xuất hiện của mỗi luồng công việc con lựa chọn. Các luồng công việc con lựa chọn được biểu diễn bằng các biểu tượng hình thoi.

Ví dụ: Chi phí tổng thể là 100 * 0.2 + 10 * 0.8 = 28

2.4.3.4 Các luồng công việc con điều kiện:

Nếu có tồn tại một luồng công việc con điều kiện, chi phí của luồng công việc con đó được cộng thêm vào chi phí các luồng công việc con song song với nó, trong đó có tính đến khả năng xuất hiện của nó. Một luồng công việc con điều kiện

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

77

được biểu diễn bằng một điều kiện xảy ra (guard condition) trên một mũi tên chuyển tiếp(transition).

Ví dụ: Chi phí tổng thể là 10 + 20 + 0,2*100= 50

2.4.3.5 Các biểu đồ lồng nhau:

Nếu một hoạt động có một lược đồ con (sub-graph), chi phí của hoạt động đó là chi phí của các hoạt động trong lược đồ con đó.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp " TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ TRONG QUY TRÌNH RUP " (Trang 75 - 78)