Xác định các nguyên tắc trong quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp " TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ TRONG QUY TRÌNH RUP " (Trang 33 - 37)

Các nguyên tắc nghiệp vụ là những quy định hay điều kiện phải được thỏa mãn. Chúng là những loại yêu cầu về cách thức vận hành của nghiệp vụ. Chúng có thế là những luật lệ và qui định ràng buộc trên nghiệp vụ, nhưng cũng mô tả kiến trúc nghiệp vụđược chọn.

Xác định các nguyên tắc này bằng cách thu thập các thông tin về nghiệp vụ và tổ

chức. Một số nguyên tắc nghiệp vụ có thể xuất phát từ luật pháp, những chuẩn mực trong công ty. Một số khác có thể được mô tả trong những mục đích mà việc mô hình hóa nghiệp vụ cần đạt được.

Một nguyên tắc nghiệp vụ có thể ảnh hưởng đến cách thức thể hiện các mô hình hóa. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức lập trình từ các hoạt động trong lược

đồ hoạt động, thậm chí ảnh hưởng đến những mối kết hợp giữa các thực thể nghiệp vụ. Một số nguyên tắc có thể khó diễn đạt trực tiếp, chúng có thể cần được đặt trong các phần mô tả của các thành phần mô hình.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

33

Sẽ rất có ích nếu các nguyên tắc nghiệp vụ được trình bày dưới dạng các ghi chú bằng văn bản, được liên kết với thành phần mô hình bịảnh hưởng trong lược đồ.

Phân loại các nguyên tắc thành hai loại nguyên tắc lớn như sau:

2.2.3.1 Các nguyên tắc ràng buộc:

Là các quy định hay các điều kiện nhằm xác định cấu trúc đối tượng và giới hạn hành vi của đối tượng. Chúng được phân thành các loại nguyên tắc sau:

ƒ Các nguyên tắc kích hoạt và phản ứng:

Là những ràng buộc hay điều kiện xác định khi nào một hành động xảy ra. Loại nguyên tắc này ảnh hưởng đến luồng công việc của một nghiệp vụ, có thể tìm hiểu sát các nghiệp vụ để tìm ra các nguyên tắc này. Chúng được trình bày thành một luồng điều kiện, hoặc một luồng lựa chọn trong một luồng công việc. Nếu các hành động liên quan ít có ý nghĩa, có thể chỉ cần đánh giá nguyên tắc của nghiệp vụđó trong một trạng thái hoạt động.

Trong mô hình đối tượng nghiệp vụ, loại nguyên tắc này có thể ảnh hưởng cách thức mô tả vòng đời của một thực thể nghiệp vụ hoặc nó có thế là một phần mô tả của một operation trên một vai trò nghiệp vụ.

Ví dụ: Trong một tổ chức quản lý việc đặt hàng, nguyên tắc sau có thể có: KHI một đơn đặt hàng bị hủy bỏ

NẾU hàng chưa được vận chuyển THÌ kết thúc đơn đặt hàng

Nguyên tắc nghiệp vụ này được phản ánh thành hai luồng thay thế trong một luồng công việc, bằng cách sử dụng một định nhánh (decision) và các điều kiện bảo vệ trên những luồng chuyển tiếp đi ra ngoài.

Hình 2.2 Nguyên tắc nghiệp vụ trong trường hợp này chuyển thành một đường thay thế trong luồng công việc

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

34

ƒ Các nguyên tắc ràng buộc thao tác (operation):

Đây là những điều kiện phải thỏa trước và sau thao tác để bảo đảm thao tác đó hoạt động đúng.

Loại nguyên tắc nghiệp vụ này thường chuyển các tiền điều kiện và hậu điều kiện của một luồng công việc thành một luồng thay thế hoặc luồng điều kiện trong một luồng công việc. Nó cũng có thểđược trình bày dưới dạng là một mục tiêu về tính thực thi, hay một nguyên tắc nào đó không mang tính tác động. Cần bám sát theo các chức năng nghiệp vụđược áp dụng những nguyên tắc này.

Ví dụ: Trong một tổ chức quản lý đặt hàng, nguyên tắc sau đây có thể xảy ra: Vận chuyển Hàng hóa đến chổ Khách hàng

NẾU VÀ CHỈ NẾU Khách hàng có địa chỉ

Hình 2.3 Nguyên tắc nghiệp vụ chuyển sang một đường thay thế trong luồng công việc

Ví dụ: Sau đây là một ví dụ khác về nguyên tắc ràng buộc operation:

Tất cả các yêu cầu của khách hàng phải được đáp ứng trong vòng 24h. Nguyên tắc nghiệp vụ này sẽ chuyển thành một mục tiêu về tính thực thi của một chức năng nghiệp vụ.

ƒ Các nguyên tắc ràng buộc cấu trúc:

Xác định các quy định và điều kiện về các lớp, đối tượng, và các mối quan hệ

giữa chúng. Loại nguyên tắc nghiệp vụ này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thể hiện của các thực thể nghiệp vụ. Chúng được diễn tả bằng sự tồn tại của một mối kết hợp giữa 2 thực thể nghiệp vụ; đôi khi là số thể hiện (multiplicity) trên mối kết hợp.

Ví dụ: Trong một tổ chức quản lý đặt hàng, tìm thấy nguyên tắc sau: Một đơn đặt hàng tham chiếu đến tối thiểu một sản phẩm

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

35

Hình 2.4 Nguyên tắc nghiệp vụ này chuyển thành một mối kết hợp với số thể hiện là 1..*. 2.2.3.2 Các nguyên tắc thiết lập:

Đây là các quy định hay điều kiện để suy luận và tính toán sự kiện từ những sự

kiện khác. Chúng được phân thành hai loại như sau:

ƒ Các nguyên tắc suy luận:

Xác định nếu một số sự kiện nhất định là đúng, một kết luận được suy ra. Các nguyên tắc suy luận thường có vẻ giống như các loại nguyên tắc kích hoạt và phản ứng, ràng buộc operation hay ràng buộc cấu trúc; sự khác biệt ở đây là có một vài bước cần được xem xét trước khi đưa ra phần kết luận. Nguyên tắc này bao hàm một phương thức được phản ánh trong 1 trạng thái hoạt động của luồng công việc và cuối cùng là trong một operation trên một vai trò nghiệp vụ hay thực thể nghiệp vụ.

Ví dụ: Thiết lập nguyên tắc sau để xác định trạng thái của một khách hàng Một Khách hàng là một Khách hàng Tốt NẾU VÀ CHỈ NẾU

Những hóa đơn chưa thanh toán gửi đến Khách hàng đều ít hơn 30 ngày.

Hình 2.5 Nguyên tắc nghiệp vụ này tương ứng với một đường thay thế trong luồng công việc, và phương thức đưa ra sẽ trở thành một phần của hoạt động Đánh giá Khách hàng.

ƒ Các nguyên tắc tính toán các sự kiện:

Tạo ra các kết quả bằng cách xử lý các thuật toán, một biến thể tinh vi hơn của các nguyên tắc suy luận.

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

36

Các nguyên tắc tính toán giống như các nguyên tắc suy luận, điều khác biệt là phương thức có tính hình thức hơn và trông như một thuật toán. Như các nguyên tắc suy luận, phương thức này cần bám sát với một hoạt động trong luồng công việc và cuối cùng phản ánh trong một operation tác động trên một vai trò nghiệp vụ hay thực thể nghiệp vụ.

Ví dụ: Một nguyên tắc tính toán như sau:

Giá một sản phẩm được tính toán như sau: giá sản phẩm * (1 + phần trăm thuế/ 100)

Định giá có thế là một phần của hoạt động Vận chuyển hàng hóa khi ta tạo ra hóa đơn kèm theo hàng hóa. Trong mô hình đối tượng nghiệp vụ, nguyên tắc này chuyển thành các mối kết hợp và các operation.

Hình 2.6 Nguyên tắc này cần được ánh xạ như một phương thức trong operation tính toán giá sản phẩm, nhưng cũng bao hàm các mối quan hệ giữa các lớp trong mô hình.

Các ràng buộc này được trình bày trong sưu liệu Sưu liệu: Nguyên tắc nghiệp vụ

(Business Rules). Sưu liệu này có thể bỏ qua nếu không cần thiết trong dự án. Các nguyên tắc này bảo đảm rằng:

ƒ Nó được tạo ra đúng lúc.

ƒ Nó được giữ nhất quán liên tục với các kết quả của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp " TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ TRONG QUY TRÌNH RUP " (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)