Hướng dẫn việc kiểm tra đánh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:

Một phần của tài liệu CHYEN DE CHUAN KIEN THUC MON THE DUC (Trang 47 - 55)

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh

4.Hướng dẫn việc kiểm tra đánh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:

thức, kĩ năng:

a, Mục đích của kiểm tra , đánh giá :

+ Kiểm tra kiến thức, kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan tới việc xác định nội dung, PPDH môn học.

+ KTĐG nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng.

+ Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học.

b, Chức năng của kiểm tra, đánh giá

+ Chức năng chẩn đoán

+ Chức năng định hướng hoạt động học

+ Chức năng xác nhận thành tích học tập,hiệu quả dạy học

c, Hình thức kiểm tra :

Kiểm tra kết quả học tập môn Thể dục có các hình thức như : Kiểm tra thực hành, kiểm tra kiến thức, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (theo Quy chế ). Trước khi kiểm tra cần biên soạn câu hỏi, đáp án trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.

5. Biên soạn đề kiểm tra :

a. Xác định mục tiêu:

Khi biên soạn đề kiểm tra, phải xác định rõ việc ra đề để kiểm tra mức độ hoàn thành mục tiêu, nghĩa là những yêu cầu HS cần đật về kiến thức, kĩ năng và thành tích sau khi học xong mộ chương hoặc dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định yêu cầu cần đạt sau khi học xong một bài hay một số bài

b.Lựa chọn nội dung và hình thức kiểm tra:

Sau khi xác định được mục tiêu của việc kiểm tra, cần phải lựa chọn nội duung kiểm tra về kiến thức hay cả kiến thức, kĩ năng và thành tích hoặc chỉ kiểm tra kĩ năng, từ đó lựa chọn nội dung kiểm tra, hình thức ra đề, những nội

dung cần kiểm tra và phương pháp tổ chức tiến hành sao cho vừa sức và thuận lợi cho HS khi tham gia kiểm tra. Việc kiểm tra phải đảm bảo cho HS bộc lộ được khả năng về kiến thức, kĩ năng và thành tích. Đối với đề kiểm tra thực hành phải kèm theo các điều kiện như: yêu cầu HS tham gia kiểm tra phải được khởi động đảm bảo về sức khỏe, thể lực, phải có quá trình tập luyện đầy đủ và có hệ thống, phải chuẩn bị sân, trang thiết bị an toàn, thuận tiện, các thiết bị đo đạc cần chính xác, tin cậy. GV chuẩn bị phương án phân nhóm và những yêu cầu cụ thể để sao cho mỗi HS khi được tham gia kiểm tra có trạng thái sẵn sàng và đảm bảo an toàn.

c. Xây dựng đáp án và thang điểm:

- Đáp án dành cho kiểm tra thường xuyên, cần phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của một số bài học trong mỗi giai đoạn cuả quá trình dạy học, để xây dựng thang điểm hợp lý đối với từng nội dung trong đáp án.

- Đáp án cho kiểm tra định kỳ về thành tích và kĩ thuật đã có trong sách, tuy nhiên đánh giá về kỹ thuật động tác, thành tích…cần phải thống nhất trong tổ bộ môn về tiêu chí dánh giá, thế nào là đúng, cơ bản đúng…có thể đề xuất thêm một số tiêu chí chuyên môn để phân hóa các mức đánh giá sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong trường. Đặc biệt lưu ý: sau khi xây dựng thang điểm (yêu cầu kĩ thuật, thành tích) GV trong tổ bộ môn đều phải được thảo luận để đảm bảo thống nhất một mặt bằng chung.

PHẦN III:

XÂY DỰNG KẾ HOACH CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC BỘ MÔN THỂ DỤC

Theo hướng dẫn khung kế hoach giảng dạy của Phòng GD&ĐT Anh Sơn

- Trang bìa: Kế hoạch giảng dạy năm học 20… - 20…

- Trang tiếp theo:

* Phần I. Sơ yếu lý lịch 1. Họ và tên

2. Ngày, tháng, năm sinh 3. Quê quán

* Phần II. Phần chung

1. Đặc điểm tình hình ( Nêu ngắn gọn, trọng tâm)

2. Nhiệm vụ trọng tâm (Nêu nhiệm vụ chính mà bản thân đề ra trong năm học)

3. Biện pháp thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Thực hiện nề nếp, chương trình dạy học. b. Công tác tự bồi dưỡng

c. Đổi mới phương pháp dạy học: Tập trung nội dung dạy phương pháp tự học và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho học sinh.

* Phần III. Kế hoạch giảng dạy bộ môn:

- Yêu cầu trình bày theo thứ tự: Tuần/ Chương (Cụm bài, bài)/ Số tiết/ Nội dung trọng tâm/ Phương pháp, phương tiện, tài liệu/ Những lưu ý.

- Tuỳ theo đặc thù bộ môn giáo viên có thể xây dựng kế hoạch theo bài, cụm bài, hoặc chương nhưng phải toát lên được kiến thức, kỹ năng theo chuẩn quy định.

- Giáo viên được phân công dạy môn nào thì lập kế hoạch cho môn đó (Kể cả môn chéo).

Ví dụ: Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn

Một phần của tài liệu CHYEN DE CHUAN KIEN THUC MON THE DUC (Trang 47 - 55)