Aùp dụng các phương pháp thích hợp trong giảng dạy Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Địa lí tự nhiên đại cương (Trang 43 - 44)

1.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

- Học theo cách định hướng giải quyết vấn đề giúp cho việc liên hệ và sử dụng những kiến thức mà học sinh đã có trong việc tiếp thu tri thức mới

- Thông qua việc học theo phương pháp giải quyết vấn đề học sinh có thể thường xuyên hơn giải thích được sự sai khác giữa lí thuyết và thực tiễn.

- Sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học làm tăng thêm niềm vui cũng như khả năng cá thể hóa đối với nội dung học tập, do đó làm tăng cường động cơ học tập

1.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ

- Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.

- Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí

- Khi học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ thì có thể tái tạo lại hình ảnh các lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp từ thực địa

- Khi phân tích nội dung các bản đồ rồi đối chiếu so sánh chúng với nhau, học sinh sẽ phát triển được tư duy logic, biết thiết lập các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí, nhất là các mối liên hệ nhân quả giữa chúng.

- Hướng dẫn học sinh:

+ Nắm được mục đích của việc làm (hệ thống sông, sông chính, phụ lưu, …)

+ Đọc bản chú giải trên bản đồ để biết được kí hiệu qui ước (kí hiệu sông)

+ Tái hiện các đối tượng địa lí dựa vào các kí hiệu

+ Tìm tên và vị trí đối tượng trên bản đồ

+ Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét đặc điểm, tính chất của nó

1.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức thông qua các biểu đồ (biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa) nhiệt độ và lượng mưa)

- Qua phân tích biểu đồ, học sinh nắm được các số liệu thực tế, diễn biến và từ đó rút ra được các kết luận chung

1.4. Phương pháp thảo luận

- Thảo luận sẽ khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến khác nhau của học sinh và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại sự thay đổi thái độ của học sinh

- Phương pháp giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận vấn đề một cách có suy nghĩ

- Giúp học sinh phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận. - Các khâu chuẩn bị

+ Chuẩn bị nội dung thảo luận

+ Tiến hành thảo luận

+ Tổng kết thảo luận

1.5. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm

- Tổ chức học tập theo nhóm không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác khả năng chủ động, sáng tạo trong nhận thức của học sinh, tạo điều kiện để tất cả học sinh cùng tham gia, chuẩn bị lao động phân công hợp tác

Một phần của tài liệu Địa lí tự nhiên đại cương (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w