Phân loại khí hậu của hai tác giả trên 1 Phân loại khí hậu của Alixo

Một phần của tài liệu Địa lí tự nhiên đại cương (Trang 28 - 30)

1. Phân loại khí hậu của Alixov

1.1. Nguyên tắc phân chia

- Alixov nhà bác học người Nga đã căn cứ vào hoàn lưu chung của khí quyển để phân loại và phân đới khí hậu. Trên mỗi bán cầu, Alixov chia ra bốn đới khí hậu chính. Đặc điểm của các đới khí hậu chính là quanh năm chỉ có một khối khí thống trị. Giữa hai đới khí hậu chính là đới chuyển tiếp, trên mỗi bán cầu có 3 đới chuyển tiếp. Đặc điểm của đới chuyển tiếp là trong năm có hai khối khí thống trị. Mùa hạ là khối khí gần xích đạo tràn lên, mùa đông là khối khí xa xích đạo hơn tràn xuống.

- Mỗi đới khí hậu Alixov lại chia ra 4 kiểu : đại dương và lục địa phân theo đặc điểm nhiệt độ, độ ẩm, do ảnh hưởng của bề mặt đệm. Kiểu bờ đông và kiểu bờ tây lục địa, phân biệt theo đặc điểm hoàn lưu khí quyển và dòng biển

1.2. Kết quả phân loại

Các đới chính đới phụ và các kiểu bao gồm - Đới khí hậu xích đạo (đới chính)

+ Kiểu khí hậu xích đạo lục địa

+ Kiểu khí hậu xích đạo đại dương - Á đới cận xích đạo (Đới phụ)

+ Kiểu á đới cận xích đạo lục địa

+ Kiểu á đới cận xích đạo đại dương

+ Kiểu á đới cận xích đạo bờ tây

+ Kiểu á đới cận xích đạo bờ đông - Đới khí hậu nhiệt đới (đới chính)

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới đại dương

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới bờ tây

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới bờ đông - Đới khí hậu cận nhiệt đới (đới phụ)

+ Kiểu khí hậu á nhiệt đới lục địa

+ Kiểu khí hậu á nhiệt đới đại dương

+ Kiểu khí hậu á nhiệt đới bờ tây

+ Kiểu khí hậu á nhiệt đới bờ đông - Đới khí hậu ôn đới (đới chính)

+ Kiểu khí hậu ôn đới đại dương

+ Kiểu khí hậu ôn đới bờ tây lục địa

+ Kiểu khí hậu ôn đới bờ đông lục địa - Đới khí hậu á bắc cực và á nam cực (đới phụ)

+ Kiểu khí hậu á bắc cực lục địa

+ Kiểu khí hậu á bắc cực vá á nam cực đại dương - Đới khí hậu cực (đới chính)

+ Kiểu khí hậu cực lục địa

+ Kiểu khí hậu cực đại dương

2. Phân loại khí hậu của Koppen2.1. Nguyên tắc phân loại 2.1. Nguyên tắc phân loại

- Nhà khí hậu học Koppen đã dựa vào nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng và năm đã đo được ở các đài trạm trên địa cầu để phân loại khí hậu và ông đã phân khí hậu toàn thế giới thành năm loại, thống trị trên năm đới là : nhiệt đới (A) , á nhiệt đới (B), ôn đới (C) , hàn đới (D)và cực đới (E).

- Trong các đới A,C,D rừng phát triển mạnh, còn đới B thì đồng cỏ và hoang mạc chiếm ưu thế. Trong các đới A, B, C, D tác giả lại căn cứ vào biến trình năm (như ẩm cả năm, khô mùa hạ, khô mùa đông) để phân chia các kiểu khí hậu.

Nguyên tắc phân chia cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhiệt đới ẩm/ đại nhiệt (A) : nhiệt độ tháng lạnh nhất không thấp hơn 180C. Lượng mưa không ít hơn 750mm.

- Nhiệt đới khô (B) : là đới khô nóng. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất lớn hơn 200C. lượng mưa trung bình năm tính bằng cm không quá 2 (T +7), những năm mưa nhiều nhất : mùa hạ không quá 2 (T + 14), mùa đông không vượt quá 2T (T nhiệt độ trung bình năm)

- Ôân đới (C) : nhiệt độ tháng lạnh nhất thấp hơn 180C nhưng cao hơn -30C. lượng mưa năm khi lớn nhất : mùa hạ lớn hơn 2 (T + 14), mùa đông nhỏ hơn 2T.

- Hàn đới (D) : nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất cao hơn 100C, tháng lạnh nhất nhỏ hơn -30C, mùa đông tuyết phủ liên tục.

- Cực đới (E) : là đới băng tuyết, nhiệt độ của tháng ấm nhất cũng thấp hơn 100C

2.2. Kết quả phân loại

- Khí hậu nhiệt đới ẩm (A)

+ Nhiệt đới ẩm (Af)

+ Nhiệt đới gió mùa (Am)

+ Nhiệt đới savan (Aw) - Khí hậu khô hạn (B)

+ Hoang mạc cận nhiệt (Bwh)

+ Hoang mạc ôn đới (Bwk)

+ Đồng cỏ cận nhiệt (BSh)

+ Đồng cỏ ôn đới (BSk) - Khí hậu vĩ độ trung bình ôn hòa (C)

+ Cận nhiệt ẩm, không có mùa khô (Cfa)

+ Cận nhiệt ẩm, mùa đông khô (Cwa, Cwb)

+ Khí hậu bờ tây, không có mùa khô (Cfb, Cfc)

+ Địa Trung Hải, mùa hè khô (Csa, Csb) - Khí hậu vĩ độ trung bình khắc nghiệt – hàn đới (D)

+ Lục địa ẩm, không có mùa khô (Dfa, Dfb)

+ Lục địa ẩm, mùa đông khô (Dwa, Dwb)

+ Cận cực, không có mùa khô (Dfc, Dfd)

+ Cận cực, mùa đông khô (Dwc, Dwd) - Khí hậu cực (E)

+ Đài nguyên (ET)

+ Băng giá (Ef) - Khí hậu núi cao (H)

Một phần của tài liệu Địa lí tự nhiên đại cương (Trang 28 - 30)