Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xử lý thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục bằng phần mềm Excel (Trang 35 - 37)

Chọn các trường TN

Các trường TN có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học tương đối đồng đều so với các nhà trường khác trong cùng địa phương.

của các trường (135 lớp). Với yêu cầu cụ thể như sau:

- Các lớp dạy TN và lớp ĐC phân bốđồng đều ở các trường. - Giáo viên dạy lớp TN cũng là giáo viên dạy lớp ĐC.

- Để đảm bảo tính khách quan và ngẫu nhiên, việc chọn giáo viên tham gia TN được thực hiện theo phương pháp "Rút mẫu trực tiếp từ

tổng thể" bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy vi tính. Các bước tiến hành và các lệnh thực hiện trên máy tính như sau:

* Bước 1. Lập danh sách tất cả các lớp 8 của các trường TN (có tên giáo viên giảng dạy tương ứng với từng lớp).

* Bước 2. Mã hoá mỗi lớp bằng một số hiệu.

* Bước 3. Chọn lệnh công cụ (Tools) trên thanh thực đơn (Menu), rồi chọn lệnh phân tích dữ liệu (Data Analysis), chọn lệnh rút mẫu (Sampling) và chọn OK.

* Bước 4. Trong hộp thoại rút mẫu (Sampling) chọn các lệnh: - Nguồn nhập vào (Input Range): Khai báo mã số của các lớp. - Số mẫu rút ra (Number of samples): Số lớp cần chọn để TN. - Vùng đặt kết quả (Output range): Chọn vùng xuất kết quả.

Máy tính sẽ thông báo cho biết tên của các lớp tham gia TN và tên giáo viên dạy. Cũng bằng quy trình trên, tiếp tục rút từ các lớp tham gia TN lấy các lớp dạy TN, còn lại là các lớp ĐC. Phần mềm Excel sẽ tự động rút mẫu một cách ngẫu nhiên. Loại bỏ hoàn toàn ý kiến chủ quan 'của người nghiên cứu.

Tính đồng đều về kết quả học tập môn Sinh học giữa lớp dạy TN và lớp ĐC được xác định qua thống kê kết quả họe tập môn Sinh học ở

năm học trước. Kiểm tra giả thuyết Ho về sựđồng đều trong học tập môn Sinh học của các lớp ĐC và các lớp TN bằng tiêu chuẩn U và giả thuyết H0 (Hypothesized Mean Difference) được công nhận khi P < 0,05.

Hơn nữa, số lượng học sinh tham gia khảo sát là tương đối lớn và

TN và lớp ĐC được coi là tương đối đồng đều. • Tổ chức TN sư phạm

TN tiến hành 3 đợt.

- Đợt 1 là TN thăm dò. Sau khi Biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn cho các giáo viên tham gia dạy TN. Thông tin thu được từ TN đợt 1 giúp

điều chỉnh tài liệu và phương pháp dạy - học cho hợp lý.

- Đợt 2 là TN chính thức. Từ kết quả TN đợt 1, điều chỉnh nội dung, rút kinh nghiệm và tiếp tục tập huấn thêm cho các giáo viên về

phương pháp dạy TN. Số liệu thu được từ TN đợt 2 là cơ sởđểđánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của nội dung dạy - học mới.

- Đợt 3 là TN bổ sung. Kết quả TN đợt 3 cùng với kết quả TN đợt 2 cho phép rút ra kết luận một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Xử lý thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục bằng phần mềm Excel (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)