Hậu quả và vai trò của đột biến đa bộ

Một phần của tài liệu CHUYEN DE HSG 12 (Trang 28 - 31)

I. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể

3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bộ

- Tế bào đa bội thường có số lượng ADN tăng gấp bội → tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng phát triển mạnh khả năng chống chịu tốt...

- Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt ( tạo cây trồng năng suất cao... )

* Kiến thức bổ sung: Các thể lệch bội cũng tương tự như các thể đa bội lẻ thường mất

khả năng sinh sản hữu tính do khó khăn trong quá trình giảm phân tạo giao tử và nếu giảm phân được sinh ra có các giao tử không bình thường.

- Nếu xét 1 lôcut gen trên cặp NST nào đó thể đột biến lệch bội dạng ba và đột biến đa bội dạng 3n đều có kiểu gen tương tự như nhau ví dụ Aaa khi giảm phân sẽ sinh ra các loại giao tử như sau:

- Giao tử bình thường A, a.

- Giao tử không bình thường Aa, aa.

- Các thể đa bội thường gặp ở thực vật còn ở động vật đặc biệt là động vật bậc cao thì hiếm gặp là do khi các cơ thể động vật bị đa thường dẫn đến làm giảm sức sống, gây rối loạn giới tính, mất khả năng sinh sản hữu tính và thường tử vong.

Một số đặc điểm phân biệt giữa thể lệch bội và thể đa bội

Thể lệch bội Thể đa bội

- Sự biến động số lượng NST xảy ra ở 1 vài cặp.

- Số lượng NST trong mỗi cặp có thể tăng hoặc giảm.

- Thường có ảnh hưởng bất lợi đến thể đột biến và thường có kiểu hình không bình thường.

- Thể lệch bội thường mất khả năng sinh sản hữu tính do khó khăn trong giảm phân tạo giao tử.

- Thể lệch bội có thể gặp ở cả động vật và thực vật.

- Sự biến động số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp NST.

- Số lượng NST trong mỗi cặp chỉ có tăng 1 số nguyên lần bộ đơn bội.

- Thường có lợi cho thể đột biến vì thể đa bội thường sinh trưởng , phát triển mạnh, chống chịu tốt.

- Thể đa bội chẵn sinh sản hữu tính bình thường còn thể đa bội lẻ mới khó khăn trong sinh sản hữu tính.

- Thể đa bội thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật.

- Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.

- Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ.

- Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật. Ở động vật, nhất là các động vật giao phối, thường ít gặp thể đa bội vì trong trường hợp này cơ chế xác định xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.

CÁC CÔNG THỨC TỔNG QUÁT SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI BÀI TẬP

1. Số lượng NST đơn mới cung cấp cho nguyên phân.

- Nguyên liệu cung cấp tương đương: (2k – 1)2n k là số đợt nguyên phân liên tiếp của một tế bào, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. - Nguyên liệu cung cấp tạo nên các NST đơn có nguyên liệu mới hoàn toàn:

(2k – 2)2n

2. Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành (hoặc bị phá huỷ) để tạo ra các tế bào con sau k đợt nguyên phân: (2k – 1)

3. Số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho 2k tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng qua giảm phân để tạo ra tinh trùng hoặc trứng: 2k.2n 4. Số lượng thoi tơ vô sắc hình thành (hoặc phá huỷ) để cho 2k tế bào sinh dục thực hiện giảm phân: 2k.3

5. Số tinh trùng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2k tế bào sinh tinh trùng: 2k.4 6.Số lượng trứng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2k tế bào sinh trứng là: 2k 7. Số loại trứng (hoặc số loại tinh trùng) tạo ra khác nhau về nguồn gốc NST: 2n

(n là số cặp NST)

8. Số cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I của giảm phân: Có 1 cặp NST → có 1 cách sắp xếp

Có 2 cặp NST → có 2 cách sắp xếp

Có 3 cặp NST → có 4 cách sắp xếp

Vậy nếu có n cặp NST sẽ có 2n/2 cách sắp xếp NST ở kì giữa I. 9. Số loại giao tử tạo ra khi có trao đổi đoạn.

- Trường hợp 1: loài có n cặp NST mà mỗi cặp NST có cấu trúc khác nhau trong đó có k cặp NST mà mỗi cặp có trao đổi đoạn tại một điểm với điều kiện n>k:

- Trường hợp 2: Loài có n cặp NST, có Q cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không xảy ra cùng lúc với n > Q:

Số loại giao tử = 2n.3Q

- Trường hợp 3: loài có n cặp NST, có m cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn không cùng lúc và 2 trao đổi đoạn cùng lúc: Số loại giao tử: 2n + 2m 10. Số loại giao tử thực tế được tạo ra từ một tế bào sinh tinh hoặc một tế bào sinh trứng:

- Từ một tế bào sinh tinh trùng:

+ Không có trao đổi đoạn: 2 loại tinh trùng trong tổng số: 2n loại

+ Có trao đổi đoạn 1 chỗ trên k cặp NST của loài: có 4 loại tinh trùng trong tổng số 2n + k loại

+ Có trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc trên Q cặp NST của loài: có 4 loại tinh trùng trong tổng số: nn.3Q

+ Có trao đổi đoạn 2 chỗ cùng lúc và 2 chỗ không cùng lúc: có 4 loại tinh trùng trong tổng số: 2n + 2m

- Từ một tế bào sinh trứng: Thực tế chỉ tạo ra một loại trứng trong tổng số loại trứng được hình thành trong mỗi trường hợp: 1/2n, 1/2n+k, 1/23.3Q, ½ n+2m,

Chương 2: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆNTƯỢNG DI TRUYỀN I. QUY LUẬT PHÂN LI MEN ĐEN

*Một số khái niệm cơ bản:

+ Con lai: con của sự lai giữa hai bố mẹ mang hai tính trạng khác nhau

+ Kiểu hình: (phenotype) là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể được biểu hiện + Kiểu gen: (genotype) là cơ cấu di truyền của cơ thể quy định cho kiểu hình

+ Alen A: quy định tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ra kiểu hình khi có alen đó

+ Dòng thuần chủng: là con cháu sinh ra đều mang tính trạng giống bố mẹ

Một phần của tài liệu CHUYEN DE HSG 12 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w