KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu đề tài: Giải toán tỉ lệ phần trăm (Trang 66 - 75)

Qua một thời gian vận dụng vào thực tiễn, tôi nhận thấy học sinh biết cách giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn một cách hiệu quả. Các em có kỹ năng phân tích và phát triển năng lực tư duy khái quát hóa, cụ thể hóa, phát triển được trí tưởng tượng. Có kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ những đề toán đã được tóm tắt... Đồng thời qua việc dạy toán còn rèn luyện được các đức tính tốt: Chăm học, tự tin, trung thực và có ý thức học tập tốt.

Đối với các bài toán về tỷ số phần trăm các em đã hiểu và nắm được các dạng toán như đã trình bày: Tìm tỷ số phần trăm của hai số; Tìm giá trị số phần trăm của một số cho trước; Tìm một số biết giá trị tỷ số phần trăm của số đó.

Chất lượng học sinh môn toán cụ thể ở cuối kỳ I lớp 5B: Thời gian

khảo sát TSHS

Giỏi Khá Tung bình Yếu

Đầu kì I 31em 8 25,8% 10 32,3% 4 12,9% 9 29% Giữa kì I 31em 8 25,8% 12 38,7% 7 22,6% 4 12,9% Cuối kì I 31em 9 29% 14 45,1% 7 22,6% 1 3,2% Kiểm chứng với điểm bài kiểm tra cuối kỳ I( 2008-2009) có một bài toán về giải toán liên quan đến tỷ số phần trăm thì 87% học sinh làm đúng. Như vậy học sinh nắm và vận dụng kỹ năng thực hành đạt yêu cầu. Tuy nhiên

kết quả như vậy cũng chưa thật sự mĩ mãn, tôi sẽ tiếp tục rèn kỹ năng cho các em về cách giải toán có lời văn thường xuyên và có hiệu quả hơn.

VII. KẾT LUẬN:

1. Kết luận chung: Dạy cho học sinh làm toán có lời văn ở tất cả các

dạng toán tiểu học như: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị; bài toán tìm hai số biết tổng và tỷ của hai số đó; bài toán liên quan về tỷ số... thì học sinh phải thực hiện qua 5 bước giải toán. Để giải được bài toán giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện vấn đề cần giải quyết, giúp cho học sinh huy động

những vốn kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy để tự mình (hoặc các bạn trong nhóm nhỏ) tìm ra mối quan hệ của các dữ kiện rồi tìm cách giải quyết bài toán. Có như vậy các em mới phát triển kỹ năng diễn đạt, năng lực tư duy sáng tạo và tính tích cực trong việc giải toán.

Hình thành cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và kế hoạch tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót sau mỗi bài toán.

2. Bài học kinh nghiệm: Trong việc giải bài toán có văn chúng ta phải

hình thành và phát triển kỹ năng giải toán cho học sinh một cách thành thạo, không nên bỏ qua bước nào trong giải toán. Khuyến khích học sinh nắm kỹ về phương pháp giải của những bài toán theo khuôn mẫu cho sẵn để làm nòng cốt và vận dụng linh hoạt để giải toán, bởi vì không phải lúc nào cũng vận dụng suôn sẻ vào những bài toán mẫu mà đề toán muôn hình lắc léo. Cho nên học sinh phải chủ động tìm hiểu đề bài kỹ càng, đọc đi đọc lại nhiều lần rồi tóm tắt đề, tìm ra mối liên quan giữa các dữ kiện cái gì có, cái gì chưa? Cần đi

tìm cái gì trước, cái gì sau?...Học sinh tự đặt ra trong đầu mình nhiều câu hỏi để có từng bước tháo gỡ đi đến câu trả lời cuối cùng của bài toán.

Tạo điều kiện học sinh học tập trong nhóm, trao đổi ý kiến thảo luận, trình bày cách giải này hoặc cách giải khác (nếu có) của bài tập. Qua mỗi bài tập học sinh tự đánh giá năng lực giải toán của mình và có phương hướng điều chỉnh.

VIII. ĐỀ NGHỊ:

+ Đối với PHHS: Phải thường xuyên động viên, đôn đốc để hỗ trợ về mặt tinh thần học tập cho các em ở nhà cũng như ở trường. Phụ huynh kiểm tra, theo dõi bài vở làm trên lớp, ở nhà về vở bài tập... các em có làm thường xuyên hay không và làm đạt kết quả như thế nào, sau đó có biện pháp để các em làm cho tốt.

+ Đối với giáo viên: Cần phải rèn cho học sinh có kỹ năng tính toán thành thạo ở các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, nhân chia nhẩm cho 10, 100, ... Tạo điều kiện giúp đỡ cho mọi học sinh nắm chắc và hiểu bài, khắc sâu kiến thức để vận dụng vào giải bài tập. Sử dụng phương pháp dạy

học, động viên, khích lệ tinh thần học tập trong học sinh đặc biệt là học sinh yếu.

Trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài giảng , tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính năng động , sáng tạo của học sinh.Tạo mọi tình huống lôi cuốn ,kích thích học sinh tập trung suy nghĩ xây dựng bài tạo không khí lớp học sôi nổi.

+ Đối với nhà trường: Cần tổ chức các chuyên đề, hội thảo nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Toán.

Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài, tôi rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo chuyên môn, giúp tôi hoàn thành đề tài này để nhân rộng ra trong các trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán ngày càng đi lên, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay của trường Tiểu học Lý Tự Trọng nói riêng và huyện nhà nói chung.

Một phần của tài liệu đề tài: Giải toán tỉ lệ phần trăm (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w