động ngân hàng
• Khái quát về nguồn vốn và sử dụng vốn của các QTDND cơ sở
Để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của một tổ chức kinh doanh tiền tệ thì điều đầu tiên mà Tổ chức bảo hiểm cần phải biết là tổ chức đó đã huy động từ nguồn nào để thực hiện hoạt động kinh doanh. Mặt khác qua cơ cấu vốn của các QTDND ta còn thấy được cả nội dung biểu hiện cụ thể về chiến lược kinh doanh và phần nào hiểu ý đồ, năng lực điều hành của Ban lãnh đạo, xu hướng phát triển của qũy trong tương lai. Nếu tổ chức nào có cơ cấu vốn vững chắc thì thường kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng tốt các mục tiêu phát triển kinh tế;
Bảng 8: Nguồn vốn của các QTDND cơ sở Đơn vị: triệu đồng Q úy Năm Tổng nguồn vốn TG thuộc đối
tượng bảo hiểm Vốn vay Vốn khác
Số lượng Tỷ lệ /VHĐ Số lượng Tỷ lệ /TNV Số lượng Tỷ lệ /TNV I 2003 744.196 519.875 99.29% 134.351 18,05% 38.060 5,11% II 2002 495.484 361.539 73% 70.886 14,3% 39.232 7,9% 2003 831.068 547.334 92,98% 147.316 17,73% 40.966 4,93% III 2002 637.563 439.844 68.99% 109.123 17,11% 88.596 13,9% 2003 919.200 558.894 85% 1.595.701 17,36% 45.585 4,96% IV 2002 672.567 453.639 67,45% 126.569 18,82% 48.062 7,15% 2003 1.005.666 688.502 96,32% 182.420 18,14% 49.493 4,92%
(Nguồn báo cáo giám sát Chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội năm 2002-2003)
Qua số liệu trên ta thấy, khối lượng tiền gửi tại các qũy ngày càng tăng, đặc biệt là vốn thuộc đối tượng được bảo hiểm, ở qúy đầu tiên của năm Chi nhánh mới tiếp quản là 361.539 triệu đến cuối qúy IV/2003 thì số lượng này đã tăng lên gần gấp đôi 688.502 triệu. Kết quả này có được là do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Uy tín của các QTDND ngày càng tăng;
+ Khả năng phát triển kinh tế trong khu vực ngày càng cao; …
+ Không thể phủ nhận vai trò của BHTG;
Rõ ràng rằng BHTG cũng đã góp phần vào việc giúp cho các QTDND huy động vốn được dễ dàng hơn, tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng sự ảnh hưởng của BHTG đối với huy động vốn của QTDND cũng như đối với đối tượng gửi tiền hiện nay thực sự là còn tương đối nhỏ, nhất là trong khi đối tượng khách hàng gửi tiền vào các QTDND lại hầu hết là các cá nhân, hộ nông dân ở các miền quê nông thôn nghèo. Thậm chí có rất nhiều đối tượng gửi tiền họ còn không biết BHTG là gì và tác dụng của nó là như thế nào đối với họ. Nói như vậy cũng có
(4) TCNH trang 50 số 7/2003
nghĩa là công tác tuyên truyền BHTG còn nhiều việc cần phải làm hơn nữa và cần thiết phải làm như thế nào để trong thời gian không xa BHTG có thể dần đi vào tâm niệm và có vị trí trong công chúng. Chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng của các QTDND, mặc dù các khách hàng này có khối lượng tiền gửi không lớn song số lượng người gửi lại khá đông, hơn nữa đây lại là những đối tượng mà BHTGVN hết sức quan tâm vì nó phù hợp với mục tiêu của BHTG là bảo vệ quyền, lợi ích của những người gửi tiền nhỏ, ít thông tin. Chỉ khi hầu hết những người gửi tiền tại các QTDND biết đến BHTGVN thì khi đó mới có thể nói rằng BHTG thực sự đã đi vào dân chúng, từ đó họ mới có ý thức tin tưởng vào việc những đồng tiền mà họ làm ra từ mồ hôi công sức của mình sẽ được bảo vệ một cách thực sự nếu được bảo hiểm và cũng chỉ khi đó BHTGVN mới thực sự trở thành một tổ chức không thể thiếu được đối với người gửi tiền cũng như đối với nền kinh tế.
Về sử dụng vốn của các QTDND cơ sở: Cho thấy hầu hết tỷ lệ nguồn vốn huy động của các qũy đều được sử dụng với mục đích cấp tín dụng theo đúng mục đích của việc thành lập các QTDND cơ sở (mục tiêu hỗ trợ cùng phát triển các thành viên trong qũy), thể hiện qua: Việc cho vay của các qũy trong thời gian vừa qua chủ yếu là cho vay các thành viên, ví dụ vào quý I/2003 tổng tài sản của các QTDND trên địa bàn là 744.296 triệu đồng, trong đó :
+ Cho vay thành viên là 637.450 triệu;
+ Cho vay khách hàng không phải là thành viên là 106.746 triệu đồng;
Ngoài ra trong quá trình phân tích cán bộ giám sát cũng cần phải quan tâm đến những hiện tượng giảm đột biến về tiền gửi, tài sản có khác tăng quá cao. Những vấn đề này tưởng như rất đơn giản, nhưng cũng chính từ điều đó dễ đưa các TCTD đến chỗ khó khăn;
Trong quá trình này, phòng giám sát của Chi nhánh đã chú trọng phân tích những vấn đề được coi là hết sức quan trọng đối với việc bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng và đã có những kết quả bước đầu:
1. Vốn điều lệ
Đối với các QTDND cơ sở quy định tại nghị định số 82/1998/NĐ-CP của chính phủ ra ngày 03/10/1998 thì vốn pháp định là 100 triệu VND ; Bảng 9: Tình hình vốn pháp định của các quỹ Đơn vị: triệu đồng Năm Qúy 2002 2003 II III IV I II III IV Tổng VĐL 23.735 30.131 31.542 33.929 39.068 41.269 43.518 VĐL/qũy 140 180 190 202 230 241 254
( Nguồn: Báo cáo giám sát BHTG chi nhánh Hà Nội năm 2002-2003)
Để phục vụ cho công tác giám sát được tốt thì người cán bộ cần phải thấy được vị trí và vai trò quan trọng của vốn pháp định trong quá trình thành lập cũng như qúa trình kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Mặc dù chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND, nhưng VĐL có vai trò vô cùng quan trọng: nó đảm bảo cho quá trình tồn tại và hoạt động của các qũy được an toàn, hơn nữa nó còn thể hiện quy mô hoạt động của chính bản thân tổ chức. VĐL được coi như là tấm đệm để chống đỡ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức này. Như vậy vốn điều lệ là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng và nó không thể thiếu được trong nội dung giám sát của BHTG;
Qua số liệu trên cho thấy: VĐL tăng đều đặn hàng qúy cả về tổng số lẫn số bình quân, tốc độ tăng VĐL cao hơn tốc độ tăng số quỹ trong địa bàn phản ánh quy mô hoạt động của các qũy này đang có xu hướng tăng, hoạt động đang có chiều hướng tốt hơn, hiệu quả hơn qua đó thể hiện phần nào các quỹ đã hạn chế được rủi ro xảy ra đối với mình;
Nhận thấy rủi ro của đối tượng tham gia BHTG là một trong các rủi ro lớn nhất đối với hoạt động và sự phát triển của BHTG. Một khi tổ chức tham gia
(4) TCNH trang 50 số 7/2003
BHTG gặp rủi ro trong kinh doanh thì nguy cơ bị mất khả năng thanh toán nợ là tương đối lớn và khi đó thì BHTG sẽ phải đóng vai trò là một người chủ nợ đối với tổ chức tham gia sau khi đã thực hiện việc chi trả thay cho tổ chức tham gia BHTG, điều này cũng có nghĩa là rủi ro từ các tổ chức tham gia BHTG đã “chạy” sang tổ chức BHTG;
Nói như vậy cũng có nghĩa là với kết quả mà các QTDND đạt được như ở trên đã thực sự trở thành một kết quả đáng mừng cho công tác giám sát của BHTG;
Trong thời gian qua, thì việc các đơn vị tham gia bảo hiểm vi phạm quy định VĐL đã giảm rất mạnh và tính đến thời điểm hiện nay thì hầu hết các quỹ đã tuân thủ một cách rất đầy đủ quy định này.
Đây thật sự là kết quả bước đầu đáng khích lệ về ý thức chấp hành của các qũy đối với BHTG và cũng thể hiện vai trò cảnh báo của bảo hiểm đối với đơn vị này: ví dụ như một QTDND cơ sở ở Hà Tây qúy 2/2002 VĐL chỉ đạt 82,6% nhưng sau khi có sự đôn đốc, nhắc nhở của chi nhánh thì ngay qúy 3/2002 VĐL đã đạt tới 102,86 triệu đảm bảo theo quy định.
2. Chất lượng tài sản có - Chất lượng tín dụng:
Giám sát nợ qúa hạn và chất lượng tín dụng chính là việc phân tích để theo dõi một cách thường xuyên, để nó không diễn biến nặng thêm và có biện pháp xử lý thích hợp. Nếu qũy tín dụng nhân dân nào có tỷ lệ NQH vượt quá 3% tổng dư nợ là phải nhắc nhở, nếu trên 10% là phải quan tâm theo dõi thường xuyên, phải báo động cho các qũy tín dụng có biện pháp chấn chỉnh trong cho vay, có biện pháp bám sát đơn vị vay để thu hồi vốn, nhằm giảm nợ quá hạn, xử lý những hành vi vi phạm của cán bộ liên quan.
Qua qúa trình giám sát của Chi nhánh, thấy rằng chất lượng tín dụng của các QTDND chi nhánh quản lý có chiều hướng ngày càng cao: nợ quá hạn thì giảm dần, trong khi nợ cho vay thì vẫn không ngừng tăng lên;
Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn: Quý Năm I II III IV 2002 Tổng NQH (trđ) - 3639 3708 3812 NQH bình quân /TDN - 0.88% 0.7% 0.64% 2003 Tổng NQH (trđ)) 1050 3833 3514 3267 NQH bình quân/TDN 0,625% 0.55% 0.47% 0.4%
( Nguồn: Báo cáo giám sát BHTG chi nhánh Hà Nội năm 2002-2003)
Như vậy, chất lượng tín dụng của các qũy đã có sự biến chuyển rõ rệt, đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận giám sát của Chi nhánh và NHNN tỉnh, thành phố đã tích cực đôn đốc trong thời gian qua. Sự chuyển biến tích cực này thể hiện cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối: Chỉ trong vòng hơn một năm mà tỷ lệ NQH trung bình của các qũy đã giảm hơn một nửa: Từ 0.88% xuống còn 0.4%, số lượng đơn vị có NQH cũng đã giảm hơn nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát Chi nhánh cũng đã phát hiện những trường hợp NQH cao hơn 3% theo quy định của pháp lệnh Ngân hàng;
Bảng11: số QTDND vi phạm tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2003
đơn vị: QTDND
Đơn vị I II III IV
VĩnhPhúc 2 3 1 1
Phú Thọ 6 4 4 1
( Nguồn: Báo cáo giám sát BHTG Chi nhánh Hà Nội năm 2002-2003)
Theo số liệu trên thì từ qúy I/2003 đến qúy IV/2003 chỉ có 2 tỉnh là có NQH lớn hơn quy định đó là Phúc Thọ và Vĩnh Phúc, cá biệt có những qũy thường xuyên vi phạm tỷ lệ này.
3. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Bằng công tác thực tế trên địa bàn, chuyên viên giám sát nhận thấy rằng hiện nay số lượng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có tỷ lệ sử dụng vốn ngắn
(4) TCNH trang 50 số 7/2003
hạn cho vay trung và dài hạn là rất ít: Trong xuốt các qúy từ Q2 đến Q4/02 về cơ bản là không có một đơn vị nào sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn;
Đến quý 1/03 đã có đơn vị sử dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Song cũng ngay ở qúy này đã có đơn vị vi phạm, điều đáng chú ý là tỷ lệ vi phạm của các đơn vị này là khá cao;
Số đơn vị vi phạm theo quy định an toàn trong trường hợp này đều thuộc 2 tỉnh : Vĩnh Phúc và Bắc Giang;
Vào Q3 ở Vĩnh Phúc có 4 đơn vị sử dụng tỷ lệ thì cả 4 đơn vị đều vi phạm, đặc biệt có đơn vị tỷ lệ này lên tới 94%;
Qua Q4 có 18 đơn vị sử dụng thì 11 đơn vị vi phạm, tỷ lệ này cũng lên tới 90,01%;
Tuy nhiên, khi xem xét các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì phát hiện ra rằng hầu hết các đơn vị sử dụng tỷ lệ này và vi phạm lại là do sử dụng nguồn vốn ưu tiên nhận từ Chính phủ hoặc nhận cho vay trung và dài hạn từ TCTD khác;
Trên thực tế cho thấy với những khoản vay theo uỷ thác lại chưa được phản ánh một cách chi tiết và đầy đủ về số lượng trong bảng cân đối kế toán. Từ đó dẫn đến khó khăn cho công tác giám sát. Do vậy này Chi nhánh nên có công văn gửi xuống các quỹ và yêu cầu được có bản chi tiết về vấn đề này, có như vậy thì việc giám sát chỉ tiêu này mới trở nên chính xác, đầy đủ và đáng tin cậy hơn;
Phân tích về chỉ tiêu này, cần thấy mặc dù đây là một chỉ tiêu mà các NHTM luôn quan tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, vì các tổ chức này thường xuyên sử dụng vượt quá chỉ tiêu này( do thiếu vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn ). Song đối với các QTDND thì lại hoàn toàn khác, do đặc điểm trong kinh doanh mà hầu hết các qũy đều cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Điều này lại khiến các QTDND cơ sở
phải gánh chịu một hậu quả khác là nguồn vốn cho vay của đơn vị tuy thu hồi nhanh nhưng không ổn định và đồng thời kết quả kinh doanh sẽ bị yếu kém hơn so với việc có sử dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định ( điều này được giải thích như sau: vì tính rủi ro trong kinh doanh tiền tệ nên nếu các TCTD cho vay với thời hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng cao) và như vậy thì các QTDND đã tự đánh mất cơ hội kinh doanh và cơ hội sinh lời của mình.
Hiện tượng này cũng đặt ra một câu hỏi lớn cho các cán bộ giám sát của Chi nhánh là cần thiết phải làm gì và làm như thế nào trong công tác xử lý sau giám sát của mình để từ đó có thể giúp các quỹ tín dụng nhân dân nhận ra và tự tìm cơ hội kinh doanh tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững.
4. Góp vốn cổ phần
Qua kết quả giám sát cho thấy: Trong thời gian qua ngoài việc góp vốn ở QTDNDTW đúng theo qui định( không vượt quá 10 triệu) thì các QTDND cơ sở chưa có góp vốn mua cổ phần tại các TCTD khác. Vì vậy đối với chỉ tiêu này hiện nay tại Chi nhánh chưa có nhiều vấn đề cần giải quyết.
5. Mua sắm tài sản cố định
Chi nhánh đang giám sát tỷ lệ mua sắm tài sản cố định của các TCTGBHTG trong địa bàn theo Quyết định số 696/2003/QĐ-NHNN ngày 02/7/2002 của Thống đốc NHNN: Đó là các quỹ được sử dụng tỷ lệ này là 50% vốn điều lệ. Ngoài ra, theo công văn số 1075/cv-TTr về việc “xử phạt vi phạm” của NHNNVN ngày 28/10/2003 của NHNN gửi Chánh thanh tra NHNNVN chi nhánh tỉnh, thành phố quy định đối với một số QTDND khi xây dựng trụ sở làm việc đã xây dựng kho tiền an toàn thì việc “xử phạt trước mắt chỉ thực hiện đối với các trường hợp mua, đầu tư tài sản cố định mà giá trị còn lại vượt 50% VTC theo quy định hiện hành cộng quỹ không chia;”
(4) TCNH trang 50 số 7/2003
Quá trình giám sát cho thấy kết quả thực hiện chỉ tiêu này tại các quỹ là khá khả thi, đa số các đơn vị rất có ý thức chấp hành tốt tỷ lệ này. Tuy nhiên vẫn còn một số sai phạm:
Bảng 13: Vi phạm về tỷ lệ mua sắm tài sản cố định
Đơn vị: QTDND cơ sở
Quý
Năm Q-I Q-II Q-III Q-IV Tổng
2002 - 18 22 25 65
2003 21 16 12 20 69
( Nguồn: Báo cáo giám sát BHTG chi nhánh Hà Nội năm 2002-2003)
Q2/02 : 18 đơn vị vi phạm chiếm 10,65%, đặc biệt có 3 đơn vị vi phạm nghiêm trọng tỷ lệ này lớn hơn 80% do đó cần phải điều chỉnh kịp thời, trong đó Hà Tây: 2 QTDND cơ sở, Phú Thọ: 1 QTDND cơ sở;
Ngoài ra, Chi nhánh còn phát hiện thấy có nhiều quỹ tín dụng đã vi phạm từ quí trước, mặc dù đã được cảnh báo nhưng sang quý sau lại tiếp tục vi phạm, thậm chí cá biệt có những đơn vị tỷ lệ này lại có xu hướng tăng;
Phân tích về các QTDND cơ sở như đã nói ở phần trên, hơn nữa tại Việt Nam các thành viên của qũy lại là những người nông dân lao động trong lĩnh vực