- Đơn vị có HCooke nhỏ hơn 8% chi nhánh đã có thông báo, cảnh báo đề nghị tổ chức này đối chiếu, kiểm tra lại và có biện pháp tăng vốn tự có lên phù hợp
2.4. Đánh giá kết quả và những hạn chế
Qua hai năm họat động cho thấy bộ phận giám sát của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đã thực hiện giám sát 100% số tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn thông qua theo dõi nộp phí bảo hiểm tiền gửi, đôn đốc nộp báo cáo và yêu cầu báo cáo theo quyết định, đồng thời khai thác thêm thông tin qua các kênh thuộc Ngân hàng nhà nước và kênh liên quan khác;
Tính đến cuối năm 2003, đã có tới 100% số tổ chức tham gia BHTG nộp phí bảo hiểm tiền gửi. Về gửi báo cáo thời gian đầu các đơn vị hầu như không gửi nhưng cho đến nay con số này đã tăng lên tới trên 90%. Các loại thông tin, báo cáo này là nguồn cung cấp thông tin rất quan trọng và cần thiết cho công tác giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm, nó là cơ sở có tính pháp lý để từ đó đưa ra khuyến nghị,
nhận xét và đánh giá kết quả về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia. Các đơn vị vi phạm quy định của BHTGVN cũng như vi phạm các quy định của NHNNVN đã giảm dần, số đơn vị thực hiện đúng theo quy định tăng dần. Qua đây thấy rõ được ý thức và trách nhiệm của tổ chức trên địa bàn đã và đang từng bước chuyển biến, tự giác thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi. Điều này thể hiện rõ thêm, qua hoạt động của Chi nhánh mà chính sách của NHNN cũng như của BHTGVN đã thực sự đến được với các TCTGBHTG trong khu vực.
2.4.1. Kết quả
Thông qua giám sát và đánh giá, chi nhánh đã kịp thời có thông báo tới tổ chức tham gia để chia sẻ thông tin, đồng thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn do vi phạm quy định nhằm hạn chế rủi ro và ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn xảy ra trong tương lai. Chỉ trong vòng hơn 1 năm hoạt động, chi nhánh đã gửi trên 1000 thông báo để chia sẻ thông tin về tiếp nhận phí bảo hiểm của khác hàng và gửi hơn 500 thông báo để nhắc nhở, uốn nắn các vi phạm về bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động nhằm giúp đỡ các tổ chức tham gia kịp thời chấn chỉnh, khắc phục vi phạm trên;
Ngoài những kết quả đạt được một cách trực tiếp trên thì công tác giám sát còn góp phần tác động tích cực tới những đối tượng có liên quan.
a. Góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của tổ chức tham gia bảo hiểm. Đây là kết quả của việc tạo lập được niềm tin của người gửi tiền. Kết quả này đã được phân tích rõ trong phần(2.3.1 mục b);
Bảo hiểm tiền gửi là một chính sách mới của Nhà nước. Việc tuyên truyền chính sách đến với cuộc sống là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng trước hết thuộc về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tiếp đến là các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
Đối tượng của hoạt động bảo hiểm tiền gửi không chỉ là hàng nghìn tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mà còn nhiều chục triệu lượt người gửi tiền được
(4) TCNH trang 50 số 7/2003
bảo hiểm và công chúng khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi trong xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng và có ý nghĩa có tính quyết định về nguyên lý đưa chính sách vào cuộc sống là công tác tuyên truyền phải đi trước một bước và kế đến là tổ chức vận hành các công cụ của chính sách. Trong thời gian đầu cán bộ giám sát đã kiêm luôn cả công tác tuyên truyền phổ biến về hoạt động bảo hiểm tiền gửi và coi đây cũng là một trong những nội dung hoạt động cơ bản của mình. Để các tổ chức tham gia bảo hiểm, các đơn vị có liên quan và công chúng hiểu rõ về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, cán bộ giám sát cùng toàn thể cán bộ trong Chi nhánh đã tích cực phối hợp với chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hội nghị khách hàng tại các tỉnh nhằm tuyên truyền về hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Qua đó, cán bộ quản lý Nhà nước, tổ chức đoàn thể, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, các cộng tác viên tuyên truyền và công chúng đều hiểu rõ hơn về hoạt động bảo hiểm tiền gửi và thấy được mục đích của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần tạo điều kiện cho các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thu hút vốn tiền gửi trong dân;
b. Tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Hoạt động giám sát của chi nhánh như là một kênh cùng với hoạt động quản lý của ngân hàng nhà nước giúp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện đúng các qui định của Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, tạo lập được niềm tin của người gửi tiền, góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn huy động của các tổ chức tham gia đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn và bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chỉ thị số 57/CT-TW ngày 10/10/2000 của Bộ chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;
Một điều không thể phủ nhận được đó là vào những năm 1989 - 1990 hàng loạt các quỹ tín dụng nhân dân bị phá sản kèm theo đó là việc người dân bị mất tiền, nền kinh tế bị xáo trộn. Song từ khi Bảo hiểm tiền gửi ra đời thì tình hình này đã khác hẳn cả nước chỉ có 31 quỹ tín dụng nhân dân bị giải thể, trong đó riêng chi nhánh khu vực Hà Nội có 2 quỹ tín dụng nhân dân , đồng thời người gửi tiền cũng được nhận đầy đủ số tiền mà họ đã gửi tại quỹ này. Quan trọng nhất chính là hiệu quả mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cụ thể là Chi nhánh BHTG Hà Nội đã làm được đối với các quỹ trong thời gian qua tại địa bàn đó là góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
Xin đưa ra một ví dụ cụ thể về 1 quỹ tín dụng nhân dân ở Hà Nội ( xin được dấu tên). Đây là một trong rất nhiều quĩ đã đạt được những kết quả đáng kể nhờ vào công tác cảnh báo, khích lệ tuyên truyền của cán bộ Chi nhánh BHTG Hà Nội; Bảng17: số liệu của một số chỉ tiêu trong 2 quí : Q3/Q4 năm
2003
Quý
Chỉ tiêu Qúy1 Qúy 2 Qúy3
Vốn điều lệ(đ) 174.800.000 203.500.000 211.750000
Hcooke 5.45% 5.83% 5.96%
Kqkd( đ) 30.800.000 40.223.000 53.577.000
Từ bảng 17 cho thấy kết quả kinh doanh của qũy trong thời gian qua tiếp tục tăng và tăng cao. Đây là một bước biến chuyển rất tốt trong hoạt động kinh doanh của qũy, không những là một kết quả đáng mừng trong hiện tại mà còn là tiền đề tốt để phát triển trong tương lai.
c) Phát hiện những vấn đề chưa phù hợp trong các quy định của Chính phủ, của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, và những mặt tồn tại của QTDND cơ sở hiện nay
(4) TCNH trang 50 số 7/2003
Thông qua quá trình thực hiện, trực tiếp tiếp xúc với công việc, với các tổ chức tham gia BHTG, cán bộ giám sát cũng đã phát hiện thấy những vấn đề bất hợp lý.
- Về phiá Bảo hiểm tiền gửi:
1. Về định nghĩa “tiền gửi cá nhân” tại Thông tư 03 có thể được hiểu theo hai nghĩa
- Chỉ bao gồm tiền gửi đứng tên cá nhân, với cách hiểu này thì khoản tiền được bảo hiểm chỉ là những khoản tiền của những người gửi tiền nhỏ, có thông tin hạn chế về thị trường;
- Bao gồm tất cả các loại tiền gửi của cá nhân, trong đó có cả tiền gửi của các tổ chức mà cá nhân đứng tên. Cách hiểu này gây phức tạp cho việc phân loại tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để tính và nộp phí, nhưng cách hiểu này lại phù hợp với quy định của pháp luật;
Hiện nay nhiều quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thường rất hay có các khoản tiền gửi của tổ chức hợp tác xã, tiền gửi của ủy ban nhân dân xã nhưng lại mang tên cá nhân, được lưu và ghi vào tài khoản “433”. Các quỹ tín dụng này thường không tính phí trên khoản tiền gửi này vì cho đó là tiền gửi của tổ chức, trong khi cán bộ giám sát lại dựa trên BCĐTK, từ đó dẫn đến sự chênh lệch giữa số phí phải nộp và số phí thực nộp;
Đây là một tồn tại mà cán bộ bảo hiểm đã gặp phải trong quá trình thực hiện công việc của mình trong các quý giám sát.
2. Về BCĐTK mà tổ chức tham gia phải gửi cho tổ chức bảo hiểm;
Theo quy định tại Thông tư 03 thì BCĐTK mà tổ chức tham gia phải gửi theo định kỳ : quý, năm, song theo Quyết định 1145/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 18/10/20002 thì các TCTD được yêu cầu lập BCĐTKKT tháng và năm chứ không được yêu cầu lập BCĐTK qúy và 6 tháng. Do vậy được phép của BHTGVN, Chi nhánh đã có công văn đề nghị đơn vị nộp BCĐTK theo tinh thần của Quyết đinh 1145;
- Về phía quy định của ngân hàng
3. Vốn tự có thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và chống đỡ rủi ro trong cơ chế mới;
Vốn pháp định hiện nay của QTDND cơ sở như đã nói ở trên: 100trđ, với đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân là cho vay để hỗ trợ hoạt động kinh doanh chủ yếu đối với các thành viên của qũy, họ là những hộ nông dân hiện đang sinh sống tại địa bàn qũy hoạt động, tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế mới thì các quỹ tín dụng này rất khó trụ vững hoặc do những nguyên nhân bất khả kháng: Thiên tai, dịch bệnh. . .
Dẫu biết rằng mục đích của việc này là tạo điều kiện ban đầu để các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ra đời. Hơn nữa nó còn thể hiện quy mô hoạt động cộng với việc khống chế phạm vi hoạt động kinh doanh của NHNN đối với các QTDND cơ sở. Song, với số vốn tự có như trên, không thể là đối ứng của những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh của các QTDND. Trong khi đó rất nhiều chỉ tiêu của pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các qui chế của Ngân hàng lại lấy chỉ tiêu vốn tự có để làm căn cứ so sánh và đánh giá mức độ thị hành trong qui chế ngân hàng: QTDND cơ sở không được huy động vốn vượt qúa 20% vốn tự có, không cho một đơn vị vay quá 10% vốn tự có, góp vốn cồ phần và liên doanh không quá 10% vốn tự có. . .
4. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ sau thuế của pháp lệnh hợp tác xã tín dụng: Còn chưa phù hợp với đặc điểm riêng của hoạt động ngân hàng, đó là hoạt động luôn gắn với rủi ro, kể cả những nguyên nhân bất khả kháng hay do các nguyên nhân khác. Nếu trong trường hợp mà gặp phải khó khăn hoạt động hay chi trả thì vốn điều lệ của các quỹ cũng không thể gách nổi rủi ro, trong khi đó hầu hết các quỹ khi làm ăn có lãi đều ăn chia và nộp ngân sách để chi tiêu. Nếu cứ ở tình trạng này thì trong một thời gian rất dài nữa thì các QTDND cơ sở cũng không thể bù đắp các rủi ro trong kinh doanh;
(4) TCNH trang 50 số 7/2003
- Về phía các QTDND cơ sở
5. Ý thức chấp hành các quy định về BHTG chưa cao, trong đó còn nhiều qũy vẫn liên tục nộp chậm báo cáo, chậm phí;
6. Các QTDND còn chưa chú trọng đến quản lý và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh; Như đã biết, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thường xảy ra trong nhiều hoạt động song rủi ro về tín dụng là chủ yếu, là vấn đề thường trực hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi phải luôn quan tâm. Tuy Việt Nam đã có khá đầy đủ những quy định về các nguyên tắc, điều kiện và quy trình cho vay vốn, có biện pháp theo dõi rủi ro của NHNN ở các tỉnh, thành phố và trung ương song việc tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc, tình trạng vi phạm các quy định và quy trình cho vay còn khá phổ biến;
Quy trình cho vay của các QTDND còn khá đơn giản, dễ dàng, chưa gắn chặt với phòng ngừa rủi ro, khách hàng chủ yếu của các QTDND cơ sở là các hộ cá nhân, gia đình sản xuất nhỏ song việc thẩm định cho vay vốn và việc giám sát quá trình cho vay trong thời gian qua thực hiện với hiệu quả chưa cao;
7. Trình độ của các cán bộ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường, hiểu biết về kinh doanh cũng như về pháp luật còn yếu kém từ đó mà chưa nhạy bén trong kinh doanh ngân hàng cũng như không nắm bắt được thông tin thị trương để đề phòng và hạn chế tiêu cực;
8. Quản trị điều hành của các QTDND còn nhiều thiếu sót: mâu thuẫn trong nội bộ, trình độ năng lực kinh doanh và hiểu biết pháp luật hạn chế. Một số tổ chức còn chưa xây dựng được quy chế làm việc, phân công, phân định trách nhiệm, quyền hạn, thưởng phạt.
Với những kết quả ban đầu mà chi nhánh đạt được như trên không những sẽ giúp cho hoạt động của tổ chức tham gia BHTG tốt hơn, hiệu quả của công việc giám sát đễ dàng hơn mà còn giúp cho việc điều chỉnh các qui định pháp luật của BHTG cũng như của Ngân hàng Nhà Nước.