Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM KHU VỰC HÀ NỘI (Trang 47 - 53)

- Đơn vị có HCooke nhỏ hơn 8% chi nhánh đã có thông báo, cảnh báo đề nghị tổ chức này đối chiếu, kiểm tra lại và có biện pháp tăng vốn tự có lên phù hợp

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

a. Những mặt còn tồn tại

Mặc dù công tác gíam sát đã đạt đựơc những kết quả nhất định như trên. Song nó còn bộc lộ khá nhiều tồn tại, biểu hiện cụ thể là:

1. Chương trình giám sát chưa được xây dựng hoàn chỉnh;

Giám sát từ xa là việc phân tích một cách sâu sắc tình hình của các TCTGBHTG dựa trên các báo cáo kế toán tháng, quý, năm do các TCTG gửi đến theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện quy chế này.

Hiện nay chương trình giám sát riêng của BHTG chưa có mà cơ bản vẫn đang thực hiện theo chương trình giám sát của NHNN, song lại chưa có hệ thống chỉ tiêu cốt yếu nhất để kiểm soát mức độ an toàn, để qua đó có thể đánh giá ngay được tình trạng ổn định hay không ổn định của các TCTD. Việc phân tích hiện nay đã làm, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn hạn chế; tự dự báo thấp, tác dụng “chỉ điểm” cho kiểm tra tại chỗ thấp, hiệu lực pháp lý chưa cao;

2. Các chỉ tiêu giám sát còn chưa thật đầy đủ, ví dụ như khả năng thanh toán, khả năng quản trị điều hành

-Về tình hình đảm bảo khả năng thanh toán

Khái niệm bảo đảm khả năng thanh toán của các TCTD hiện nay chưa có một hệ thống chỉ tiêu số lượng cụ thể để giám sát nhằm giúp các TCTD “ tự giữ mình” và là cơ sở để các bộ phận chức năng quản lý và BHTG có thể “báo động” và NHNN ứng cứu cho các TCTD khi cần thiết một cách nhanh chóng, kịp thời;

Trên thực tế chỉ tiêu này rất khó giám sát, vì đây là một chỉ tiêu luôn biến động nên việc giám sát phải được thực hiện hàng ngày thì mới chính xác, song BHTG lại thực hiện theo hàng tháng hay hàng quý do vậy việc giám sát chỉ tiêu này hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn cần gải quyết;

- Về khả năng quản trị điều hành của các quỹ thì hiện nay hầu như Chi nhánh mới chỉ thực hiện được qua công tác kiểm tra trực tiếp.

(4) TCNH trang 50 số 7/2003

3. Trình độ cán bộ còn hạn chế về lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là khả năng phân tích tài chính còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu công tác đặt ra, các kiến thức về thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn nhiều bất cập, khả năng cập nhập thông tin tài chính ngân hàng chưa cao. Do đó mà chưa nhạy bén trước những thay đổi của thị trường tài chính tiền tệ ;

Về trình độ ngoại ngữ: Khả năng nói, viết thành thạo Tiếng anh còn rất hạn chế, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành bảo hiểm, ngân hàng. Vì vậy cần thiết phải bồi dưỡng thêm cho cán bộ về các lĩnh vực này để từ đó đáp ứng được yêu cầu phân tích tài chính không những chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai;

4. Sự phối hợp giữa giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ chưa chặt chẽ

Mục tiêu của công tác giám sát từ xa là ngoài việc phân tích, tìm ra vấn đề vi phạm quy chế để uốn nắn chưa được khai thác sử dụng, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu cho kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG khi cần thiết hoặc khi nào tiến hành kiểm tra tại chỗ mới sử dụng đến, chỉ để phân tích làm cơ sở nhận xét tình hình mà thôi;

5. Chưa thực hiện được việc cho điểm, xếp loại, xếp hạng và công bố các chỉ tiêu tài chính để khuyến khích các TCTGBHTG chấp hành tốt qui chế và kinh doanh có hiệu quả. Nếu làm được điều này thì BHTGVN sẽ thể hiện được tính độc lập cao của mình so với NHNN trong việc giám sát các tổ chức tham gia BHTG;

6. Về công nghệ: mặc dù đã có chương trình tin học giúp cho việc phân tích, tổng hợp số liệu khá nhanh chóng, cung cấp cho lãnh đạo nắm bắt đựơc những vấn đề tổng quát về hoạt động của các TCTG phục vụ quản lý và kiểm soát vĩ mô song việc ứng dụng hệ thống máy tính vào việc phân tích, giám sát so với một số nước trong khu vực thì chưa theo kịp;

Việc nối mạng nội bộ giữa các phòng, bộ phận trong Chi nhánh cũng như giữa Chi nhánh và các đối tượng liên quan chưa có, số lượng máy tính chưa

nhiều, đôi khi vẫn còn xảy ra lỗi phần mềm, điều này gây nguy hiểm cho các dữ liệu được lưu trữ trong máy.

7. Về việc thực hiện chế độ báo cáo và truyền dẫn thông tin

Đến thời điểm này thì báo cáo duy nhất và có độ tin cậy nhất đối với giám sát từ xa đó là bảng cân đối tài khoản kế toán của TCTGBHTG, bảng cân đối này tuy quy định ở tài khoản cấp 3 có tính pháp lý cao song chưa thực sự phản ánh một cách chi tiết các yếu tố cần phân tích. Hơn nữa, thông tin khi đến được bộ phận giám sát từ xa thì đã không còn tính thời sự như : khả năng thanh khoản, hệ số đảm bảo vốn, vì các số liệu trên, bộ phận giám sát từ xa chỉ có thể tiếp cận hàng tháng, sớm nhất cũng phải là ngày10 của tháng sau;

Số liệu trong báo cáo còn nhiều nội dung thiếu chính xác không có độ tin cậy cao, nhất là số liệu nợ quá hạn, thu chi tài chính, trích lập dự phòng, mặt khác vẫn còn một số đơn vị gửi báo chưa đều và chậm, chưa tự giác gửi báo cáo đột xuất( khi có sự thay đổi hồ sơ pháp lý của tổ chức tham gia BHTG);

Giám sát từ xa còn hạn chế trong việc sử dụng các nguồn thông tin từ giám sát của NHNN mà chủ yếu mới chỉ sử dụng nguồn thông tin từ TCTGBHTG cung cấp, từ đó mà gặp nhiều khó khăn trong đánh gía, nhất là đối với các chỉ tiêu phi tài chính;

8. Về các vi phạm: Một số TCTD thời hạn nộp phí liên tục chậm, thời hạn nộp báo cáo liên tục chậm nhưng chưa có quy định xử phạt đặc biệt đối với trường hợp này, điều này khiến cho các TCTGBHTG chưa có ý thức chấp hành tốt quy định của BHTGVN;

9. Nội dung giám sát còn nặng về thống kê số liệu, so sánh tăng giảm một số chỉ tiêu kinh tế thuộc nguồn vốn, sử dụng vốn, thu nhập chi phí mà chưa xây dựng được chi tiêu đánh giá xếp loại đối với các TCTGBHTG. Các phương pháp logic, suy diễn sâu về nghiệp vụ để trở thành dự báo còn ít được đề cập nên nội dung thông tin thường lặp đi lặp lại, thiếu tính thuyết phục, dễ nhàm chán. Có

(4) TCNH trang 50 số 7/2003

thể nói các chỉ tiêu mới chỉ dừng lại ở các yếu tố định lượng mà chưa có yếu tố định tính;

10. Chưa có chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề trách nhiệm pháp lý của các cán bộ trong bộ phận giám sát;

Việc giám sát, tuy là chỉ thể hiện qua các báo cáo mà TCTGBHTG gửi đến, song nó cần và đòi hỏi độ chính xác cao trong kết luận sau giám sát, chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hiệu quả không tốt cho công tác sau này;

Một ví dụ nhỏ: Với kết luận là một TCTGBHTG có tỷ lệ HCooke chưa đảm bảo theo quy định sau khi đã cảnh báo rất nhiều qúy nhưng cán bộ giám sát vẫn thấy QTDND này vẫn chưa thực hiện chỉ tiêu đúng theo quy định, trong trường hợp cán bộ này không tìm hiểu kỹ nguyên nhân là “tại sao” mà đã quyết định kiểm tra trực tiếp qũy này. Nếu ở đây mức độ sai sót là QTDND được thành lập trước 30/04/2002 mà thời điểm kiểm tra lại trước 01/07/2005 thì việc kiểm tra tại chỗ đối với chỉ tiêu này của TCTG là hoàn toàn sai, nguyên nhân là cán bộ đã không tìm hiểu rõ về quyết định số 720 hoặc chưa tìm hiểu rõ ràng về hoạt động cũng như thời điểm thành lập của qũy. Như vậy trong trường hợp này người cán bộ gíam sát phải hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về quyết định của mình, nhưng trách nhiệm như thế nào, mức độ ra sao, với hình thức nào thì hiện nay BHTGVN vẫn chưa có văn bản quy định về điều này;

Trường hợp khác mà nguyên nhân sai là chủ yếu do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Những báo cáo chứa đựng sự gian lận cố ý mà trong quá trình giám sát người cán bộ không thể phát hiện được từ đó làm cho báo cáo giám sát có mức độ sai sót thì trách nhiệm của người giám sát sẽ ở mức độ nào, TCTGBHTG phải có trách nhiệm ra sao, những sai phạm này đòi hỏi các cơ quan liên quan phải có liên đới trách nhiệm như thế nào, trong trường hợp này BHTGVN cùng cơ quan chức năng phải ra văn bản phân định rõ ràng.

Với những ví dụ ở trên, tuy nó chỉ là rất đơn giản, ở mức độ thông tin tài chính kinh tế của ta hiện nay thì ảnh hưởng của nó là nhỏ nhưng một khi thị

trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường kinh doanh tiền tệ nói chung của Việt Nam phát triển đạt đến một trình độ của các nước phát triển trên thế giới thì mức độ ảnh hưởng của nó sẽ đi đến đâu? Khi đó những báo cáo giám sát của BHTG nói chung không chỉ có giá trị lưu hành nội bộ như hiện nay mà nó còn là số liệu rất quan trọng cho trước tiên là cho những nhà nghiên cứu kinh tế sau đó là đến các nhà đầu tư, đến lúc đó báo cáo giám sát sẽ có tác dụng rất lớn và có vai trò dự báo rất quan trọng cho các nhà đầu tư trong tương lai của các TCTGBHTG. Vậy một khi báo cáo giám sát sai, số liệu ảo thì mức độ ảnh hưởng của nó không phải là nhỏ, khi này trách nhiêm sẽ thuộc về ai và ai là người xử lý trách nhiệm này? (đặc biệt là chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội là một chi nhánh nằm giữa thủ đô, luôn đối mặt vơí tốc độ phát triển đến chóng mặt của kinh tế cũng như của thị trường tài chính tiền tệ- ngân hàng);

Như vậy công tác giám sát từ xa còn nhiều bất cập đòi hỏi BHTG cùng NHNN phải có biện pháp giải quyết triệt để.

b. Nguyên nhân

1. Giám sát từ xa của BHTGVN là phương thức mới, mang tính hiện đại, được hình thành trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu của các nước ngoài đã và đang làm, do vậy khi áp dụng vào thực tế của nước ta không tránh khỏi lúng túng và hạn chế ban đầu;

2. Điều quan trọng và đáng lưu ý hơn là hiện nay BHTGVN mới chỉ có quy chế giám sát mà chưa có hướng dẫn thực hiện quy chế này. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho công tác giám sát của các cán bộ trong bộ phận giám sát nói riêng và của toàn thể hoạt động của BHTGVN nói chung( vì hiện nay công tác giám sát là công tác được BHTGVN coi trọng nhất và là công tác được thực hiện thường xuyên nhất);

. Do yêu cầu đổi mới nhanh chóng công nghệ tin học vào hoạt động của giám sát từ xa, nên phải vừa làm, vừa thử nghiệm, vừa trang bị kỹ thuật, trong

(4) TCNH trang 50 số 7/2003

khi chương trình còn nhiều vấn đề bất cập cả về yếu tố kỹ thuật cả về phương pháp tổ chức thực hiện;

4. Đất nước ta mới chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều yếu tố chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, đặc biệt là vốn của bản thân các TCTD còn thấp, một số quy chế hướng dẫn chưa cụ thể, nên khi phân tích đánh giá không chính xác, không sát với quá trình chỉ đạo điều hành của các Ngân hàng, do đó hiệu quả thấp;

5. Chưa có căn cứ chung để làm thước đo đánh giá chất lượng báo cáo Việc lập báo cáo của các QTDND hiện nay hầu như không ai theo dõi việc chấp hành chế độ hạch toán để có biện pháp chấn chỉnh và bổ sung kịp thời nên nhiều khi số liệu này lại do các cán bộ kế toán và lãnh đạo của TCTD cố tình làm không chính xác. Từ đó làm cho công tác phân tích khá vất vả, cán bộ phân tích đôi khi biết là không đáng tin cậy vậy mà vẫn phải tin vì chẳng còn nguồn tin nào khác;

Như vậy, việc chất lượng báo cáo mà Chi nhánh nhận được ở đây của các TCTGBHTG còn phải đặt ra một dấu chấm hỏi lớn, đòi hỏi cơ quan hữu quan và BHTGVN phải có biện pháp chấn chỉnh trong thời gian tới.

6. Về mặt khách quan NHNN chưa có chế tài về xử phạt hành chính đối với các tổ chức tham gia BHTG không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư 03. Về mặt chủ quan là do thái độ hợp tác của các TCTGBHTG trong việc nộp báo cáo cũng như chấp hành quy định của pháp luật về BHTG còn kém, thời kỳ đầu còn nhiều đơn vị cố tình không hợp tác, thậm chí trong đó còn có cả ban lãnh đạo của các TCTGBHTG cố ý gây khó dễ cho cán bộ của Chi nhánh;

7. Một vấn đề cũng cần phải nhắc đến là QTDND cơ sở là tổ chức hợp tác của chính những người nông dân, họ tự nguyện bỏ tiền của mình ra cùng hỗ trợ nhau trong kinh doanh, do vậy kiến thức của họ trong kinh doanh tiền tệ

còn thấp cũng như ý thức chấp hành của họ trong việc chấp hành các quy định về pháp luật, về chế độ báo cáo;

Cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn của các QTDND trình độ còn hạn chế vì vậy gây khó khăn cho công tác giám sát của Chi nhánh, điều này thể hiện ở chỗ có nhiều đơn vị được Chi nhánh nhắc nhở, cảnh báo nhiều lần song vẫn như cố tình không điều chỉnh trong quá trình kinh doanh.

(4) TCNH trang 50 số 7/2003

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM KHU VỰC HÀ NỘI (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w