Các công việc thực hiện sau kiểm toán:

Một phần của tài liệu Thực tế kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 37 - 39)

Đây là bước cuối cùng của cuộc kiểm toán nhằm rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng kiểm toán trong những lần kiểm toán sau, trong đó nhóm kiểm toán viên thực hiện các công việc sau:

Đánh giá tổng quát chất lượng cuộc kiểm toán: Việc đánh giá tổng quát chất lượng cuộc kiểm toán được thực hiện từ hai phía.

Đánh giá từ phía khách hàng: Sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý, Công ty đều chú ý tiếp nhận các ý kiến, đánh giá nhận xét của khách hàng đối với dịch vụ mà Công ty cung cấp trên cả hai mặt ưu điểm và nhược điểm. Khách hàng sẽ cho ý kiến xem dịch vụ kiểm toán mà Công ty cung cấp có hợp lý về thời gian, phương pháp làm việc, thái độ làm việc của kiểm toán viên, cuộc kiểm toán có gây trở ngại cho khách hàng hay không, các dịch vụ mà Công ty tư vấn đã thoả mãn nhu cầu của khách hàng hay chưa….Đối với Công ty ABC, sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, phản hồi từ phía Ban Giám đốc Công ty cho thấy, Ban Giám đốc Công ty đánh giá cao kết quả làm việc và tinh thần trách nhiệm của các kiểm toán viên và hoàn toàn tán thành với các nhận xét, kiến nghị của kiểm toán viên và đánh giá cuộc kiểm toán đã mang lại hiệu quả thiết thực cho Công ty trong công tác quản lý tài chính kế toán.

Đánh giá trong nội bộ Công ty: Sau mỗi cuộc kiểm toán, Công ty tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của nhóm kiểm toán và Ban giám đốc Công ty nhằm đánh giá toàn bộ cuộc kiểm toán trên các mặt: Đánh giá việc lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá việc thực hiện kiểm toán, những vấn đề còn tồn đọng, những vấn đề cần lưu ý, đánh giá sự hài lòng của khách hàng, đánh giá chất lượng làm việc của các kiểm toán viên. Ngoài ra, Công ty còn đánh giá phí kiểm toán và các vấn đề liên quan khác để kết luận có nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng lần sau nữa không. Đối với Công ty ABC, trưởng nhóm kiểm toán nhắc nhở các kiểm toán viên cần khắc phục những hạn chế khách quan và chủ quan của khách hàng để hoàn thành cuộc kiểm toán đúng thời hạn, tránh tình trạng vượt quá ngày thoả thuận trong Hợp đồng kiểm toán (thực tế cuộc kiểm toán cho Công ty ABC kết thúc vào ngày 28/04/2004). Bước này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.

Giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng: Sau kiểm toán, công việc giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng cũng được Công ty tiến hành thường xuyên nhằm mục đích duy trì và giữ uy tín với những khách hàng truyền thống. Công việc này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như điện thoại, thư, fax….Công ty cũng thường xuyên thu thập những thông tin về khách hàng và cung cấp miễn phí tới các khách hàng các quy định mới về kế toán, kiểm toán, thuế. Chính nhờ biết coi trọng việc giữ quan hệ thường

xuyên với khách hàng nên đã giúp Công ty có được một số lượng khách hàng tương đối lớn chỉ sau hơn 2 năm hoạt động.

Như vậy có thể thấy, nhìn chung quy trình kiểm toán chi phí sản xuất do Công ty VAE thực hiện được tuân theo một quy trình chung thống nhất từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch và cuối cùng là giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên đối với mỗi khách hàng cụ thể, kiểm toán viên sẽ vận dụng quy trình chung một cách linh hoạt để cho phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp từ đó tạo hiệu quả cao trong công việc. Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa quy trình kiểm toán tại hai đơn vị khách hàng mà VAE thực hiện đó là:

Đối với Công ty ABC: Vì đây là khách hàng lần đầu kiểm toán nên quy trình kiểm toán tại Công ty ABC sẽ thực hiện chi tiết hơn so với Công ty XYZ (đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán) và tập trung vào thực hiện rất đầy đủ các thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong khi đối với Công ty ABC, do đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất và gia công hàng, nên kiểm toán viên tập trung vào kiểm tra khoản mục chi phí thuê ngoài gia công. Còn đối với Công ty XYZ, kiểm toán viên lại tập trung kiểm tra chi phí khấu hao tài sản cố định và các khoản ghi giảm chi phí sx Đồng thời đối với Công ty ABC, do qua tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy ban lãnh đạo Công ty coi định mức chi phí là cách thức quản lý tốt nhất, cán bộ quản lý thường xuyên xây dựng và đối chiếu chi phí thực tế với định mức. Do đó kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm tra tính hợp lý của chi phí bằng cách so sánh giữa thực tế với định mức. Còn đối với Công ty XYZ, qua tìm hiểu kiểm toán viên thấy rằng do .đặc thù của Công ty là sản xuất theo từng đơn đặt hàng nên không có định mức chung cho từng loại sản phẩm. Vì vậy kiểm toán viên không có định mức để so sánh với số thực tế. Đối với Công ty XYZ, kiểm toán viên đã bỏ qua thủ tục này

Một phần của tài liệu Thực tế kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w