- Tâm thế, thói quen tự học:
1.4.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên
Trong quá trình học tập, hoạt động tự học của người HV luôn gắn bó chặt chẽ với hoạt động giảng dạy của người GV. Hoạt động học của người HV và hoạt động dạy của người GV luôn có mối quan hệ biện chứng tác động trực tiếp, thúc đẩy của quá trình dạy học. Mối quan hệ biện chứng của hai thành tố đó chính là sự biểu hiện quy luật cơ bản, phản ánh mối quan hệ tất yếu, chủ yếu và bền vững đặc trưng cho hai mặt hoạt động của quá trình dạy học. Sự tác động qua lại giữa hoạt động dạy và hoạt động học được phản ánh tập trung trong quá trình tổ chức và điều khiển trong quan hệ: thầy trò” và quan hệ “trò - tài liệu”.
Người HVDTTS cùng hoạt động nhận thức chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của họ, và sự phát triển của những điều kiện năng lực chủ quan trong bản thân họ chính là đối tượng điều khiển, tự tổ chức của người GV. Chất lượng học tập, sự HTKNTH nói riêng và sự phát triển phẩm chất nhân cách toàn diện của người HV nói chung thường xuyên chịu sự tác động mạnh mẽ, to lớn của hoạt động dạy, của chất lượng và phương pháp dạy học của người GV.
Chất lượng hoạt động dạy tác động đến chất lượng hoạt động học, đến sự HTKNTH của người HVDTTS thể hiện sự tác động nhiều mặt như: chất lượng dạy học trực tiếp của người thầy; phương pháp truyền thụ tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và ngay cả từ chính uy tín tấm gương của người GV. Các yếu tố đó luôn luôn quyện chặt tạo nên động lực to lớn tác động thúc đẩy nội lực của người
tự học để hoàn thiện phẩm chất nhân cách người chính uỷ chính trị viên ở HVDTTS.
Người GV, với vai trò chủ thể tác động sư phạm, trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của dạy học đã xác định phải biết thiết kế, xây dựng nội dung, phương pháp dạy học của bản thân mình cũng như hoạt động tự học của người HV một cách có chất lượng nhất, tối ưu nhất trong điều kiện cụ thể của Học viện.
Với nội dung giảng dạy, để tác động tốt nhất, có hiệu quả nhất trong quá trình truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học và phát huy được cao nhất KNTH ở người HV thì phải bảo đảm chất lượng cao. Chất lượng nội dung dạy học thể hiện
ở tính cơ bản, khoa học hiện đại và hệ thống chuyên sâu. Trong đó bao hàm hệ thống tri thức nền tảng đã được hệ thống, khái quát chọn lọc bảo đảm độ chính xác, tin cậy khách quan của kiến thức. Đồng thời, nội dung đó cập nhật với những thành tựu mới của khoa học. Chất lượng nội dung bảo đảm chính là cơ sở tiền đề cho quá trình phát triển nội lực của người học, giúp cho người học tiếp thu một cách dễ dàng hơn, hệ thống hơn. Từ nội dung tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được trang bị có tính chính xác, độ tin cậy cao, người HV triển khai hoạt động tự học, HTKNTH của mình sẽ dễ dàng đạt được chất lượng hiệu quả; tránh được những sai lầm trong quá trình tiếp thu, vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào học tập công tác.
Không chỉ dừng lại ở việc trang bị tri thức kỹ xảo, kỹ năng, chất lượng nội dung dạy học của người GV còn hàm chứa tính giáo dục cao trong quá trình dạy học.
Nội dung tri thức tin cậy, chính xác, khoa học và hiện đại bảo đảm tính tư tưởng, tính giáo dục nghề nghiệp sâu sắc, giữ vững phương hướng chính trị giai cấp; bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời có tính phê phán cao trong đấu tranh bảo vệ cái đúng, loại bỏ cái sai. Chính vì vậy, từ trang bị tri thức và đồng thời với quá trình truyền thụ tri thức là quá trình người GV tác động toàn diện bồi dưỡng thế giới quan khoa học, lý tưởng niềm tin đúng đắn và từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.
Chất lượng nội dung dạy học của người GV không chỉ đơn thuần là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được đúc kết mà từ tri thức kỹ năng, kỹ xảo đó luôn gắn kết với thực tiễn. Sự gắn kết với thực tiễn chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ,
hoạt động quân sự, hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống hiện thực của người HVDTTS sẽ luôn bảo đảm tính định hướng trong quá trình vận dụng tri thức cơ bản vào thực tiễn cho HV.
Trong dạy học, người GV không thể đem toàn bộ tri thức của nhân loại để truyền thụ cho người học mà chỉ khái quát, chọn lọc tri thức cơ bản nhất, vì thế sự gắn kết giữa tri thức với thực tiễn sẽ đặt ra những yêu cầu đối với người HV: phải từ tri thức được truyền thụ, biến thành tri thức cá nhân và vận dụng tri thức vào thực tiễn để củng cố phát triển tri thức đó.
Chất lượng nội dung dạy học, những tri thức kỹ năng, kỹ xảo mà người GV truyền thụ cho HVDTTS chính là những tài liệu tin cậy chính xác bảo đảm cho quá trình tự học đạt chất lượng cao. Đó là cơ sở để người học triển khai phát động KNTH của cá nhân mình một cách đúng hướng và có hiệu quả nhanh chóng, từ đó tạo niềm tin cơ sở khoa học để người HVDTTS hướng tới chiếm lĩnh tri thức kỹ năng, kỹ xảo. Tính chính xác, tin cậy và vững chắc của tri thức ngay trong quá trình truyền thụ giúp cho người HV nhanh chóng nắm vững hệ thống tri thức cùng hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng qua quá trình hoạt động tư duy, làm cho hoạt động tư duy của người học thêm linh hoạt. Từ đó HVDTTS thích ứng ngày càng cao hơn trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức kể cả trong tình huống quen thuộc và cả trong những tình huống mới của thực tiễn nghề nghiệp.
Chất lượng nội dung giảng dạy của người GV là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học, từ sự lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng HVDTTS ở HVCTQS. Nhưng sự chuẩn bị công phu sẽ không đạt kết quả như mong muốn trong quá trình dạy học và nếu như người GV không xác định được phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng. Việc lựa chọn, vận dụng đúng phương pháp dạy
học bảo đảm phù hợp với mục đích, nội dung bài học cũng như đặc điểm trình độ HV và thời gian, điều kiện phương tiện hiện có là yếu tố quan trọng bảo đảm cho hiệu quả, chất lượng của hoạt động dạy học của người GV.
Phương pháp dạy học là tổng hợp những cách thức, biện pháp mà người GV sử dụng trong hoạt động dạy học, là những cách thức tổ chức các hoạt động học tập, điều khiển quá trình nhận thức của HV. Cùng một nội dung như nhau, nhưng
có phát huy được khả năng của người học hay không, HV tiếp thu có hứng thú, tích cực không, có đem lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm lành mạnh cho người học hay không, phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người GV. Chính nhờ vào sự lựa chọn và vận dụng hợp lý hệ thống các phương pháp dạy học của người GV mà nội dung dạy học bảo đảm được chất lượng trong quá trình truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học.
Phương pháp dạy học tác động trực tiếp đến sự HTKNTH của người học. Với vai trò định hướng, tổ chức điều khiển của người GV, phương pháp dạy học giúp người HV trước hết là nắm vững hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo cần thiết phù hợp. Mặt khác, phương pháp dạy học bảo đảm cho người HV phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy nghề nghiệp, giúp cho HV tránh được cách học máy móc, giáo điều hình thức, đồng thời tạo cho người học phát triển khả năng thích ứng, linh hoạt với các tình huống nhận thức khác nhau. Qua phương pháp dạy học hợp lý của GV, người học tiếp thu được cơ bản kiến thức bài học, nắm bắt được điểm mấu chốt của kiến thức, lô gích kết cấu, hệ thống bài giảng qua vấn đề của thầy. Từ đó định hướng được vấn đề trong thực tiễn, hình dung được cách liên hệ vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và tự tin thoải mái sau mỗi bài học.
Phương pháp dạy học hợp lý sẽ tác động phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người HV; có khả năng thúc đẩy người HV huy động toàn bộ chức năng tâm lý, nhất là khả năng tư duy độc lập, sáng tạo nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ học tập do thầy giáo đặt ra cũng như thực hiện nhiệm vụ chiếm lĩnh mục tiêu đào tạo. Đồng thời, góp phần rèn luyện nghiệp vụ cho HV trên cơ sở giúp họ nắm vững hệ thống tri thức khoa học cơ bản và hiện đại gắn với nghề nghiệp; cùng sự say mê tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập để có khả năng hoạt động cống hiến được nhiều nhất cho quá trình công tác sau này.
Chất lượng nội dung giảng dạy, hiệu quả của phương pháp giảng dạy của ng- ười GV chỉ có thể đạt được kết quả tối ưu trong quá trình dạy học thông qua chính uy tín của người thầy giáo. Là người có quan hệ trực tiếp đến sự phát triển toàn
diện của người HVDTTS, qua hoạt động truyền thụ, tổ chức, điều khiển hoạt động tự học, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động học tập của ngời HV, tấm gương, uy tín của người thầy giáo chính là sự cổ vũ, tác động mạnh mẽ đến động cơ, thái độ học tập, củng cố ở người học niềm tin và ý thức vươn tới. Đồng thời động viên họ khắc phục mọi khó khăn, huy động mọi tiềm năng nội lực của mình trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vào bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách người CUCTV.
Đối với người GV ở HVCTQS, năng lực chuyên môn, nghệ thuật sư phạm, phẩm chất đạo đức chính là điều kiện chủ yếu tạo nên uy tín người thầy giáo. Thực tế cho thấy người GV có trình độ chuyên môn giỏi, học hàm, học vị cao nhưng năng lực sư phạm hạn chế thì cũng không thể có uy tín tuyệt đối trước HV. Mặt khác, GV có khả năng chuyên môn tốt, có chức danh khoa học cao, có nghệ thuật sư phạm nhuần nhuyễn nhưng phẩm chất đạo đức sa sút, thoái hoá biến chất, thiếu công bằng thì không thể giữ gìn được uy tín của mình đối với HV.
Như vậy, trong sự tác động đến người HV, ngoài năng lực bảo đảm chất lượng trong nội dung bải giảng, lựa chọn phương pháp hợp lý với đối tượng nhằm tác động đến người HV một cách có hệ thống, có mục đích có tổ chức qua quá trình dạy học thì phẩm chất đạo đức, nhân cách người thầy cũng chính là công cụ hữu hiệu tác động trực tiếp đến quá trình HTKNTH của HVDTTS. Chính vì vậy,
vấn đề bồi dưỡng để tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, vấn đề tu dưỡng phẩm chất chính trị và rèn luyện năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức quản lý... sẽ tạo cho người GV uy tín cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả và chất lượng ngày càng cao và thực sự trở thành tấm gương thiết thực sinh động để HV noi theo.
Trên cơ sở định hướng, điều khiển, tổ chức của người GV, với tư cách là chủ thể của quá trình tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, HV người DTTS tự định hư- ớng, tự tổ chức, tự điều khiển quá trình học tập của mình lại có tác động tích cực trở lại hoạt động dạy học của đội ngũ GV. Từ hiệu quả của việc tiếp thu tri thức và thái độ, ý thức của người học, sẽ giúp cho người GV điều chỉnh, bổ xung nội dung bài giảng đầy đủ, sâu sắc hơn, lựa chọn phương pháp khoa học hơn đối với đối t- ượng đặc biệt này. Đồng thời cũng là cơ sở để người GV xác định những khiếm khuyết, những hạn chế trong hoạt động sư phạm của mình để tự điều chỉnh, bồi dư- ỡng phát triển những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.
1.4.3.Các yếu tố thuộc về môi trường sư phạm
Yếu tố thuộc môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động ảnh hưởng tới sự HTKNTH của HV. Đó là những yếu tố có liên quan đến sự phát triển, sư thay đổi của nhà trường, của xã hội cũng như trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý. Những yếu tố này tác động đến HV thông qua những yếu tố chủ quan bao gồm:
* Mục tiêu của giáo dục đào tạo
Về mục tiêu đào tạo: Mục tiêu đào tạo sĩ quan chính trị người DTTS ở HVCTQS phản ánh tập trung nhất yêu cầu của xã hội của quân đội đối với đối tượng đào tạo cụ thể là HV người dân tộc. Đó là những quân nhân và thanh niên thuộc các dân tộc thiểu số được cử tuyển và huấn luyện dự khoá văn hoá sau 4 năm học tập, rèn luyện tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân ngành xây dựng đảng và chính quyền nhà nước được xét phong hàm thiếu uý, trung uý gắn liền với học vấn
đại học và chức danh chính trị viên. Để chiếm lĩnh được mục tiêu đó, HVDTTS phải tích cực nỗ lực cao độ, phát huy tối đa nội lực chủ quan trong hoạt động học tập. Đồng thời từng bước HTKNTH của mình để tiếp thu khối lượng tri thức toàn diện và rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo theo yêu cầu nghề nghiệp người CUCTV trực tiếp tiến hành công tác đảng công tác chính trị ở đơn vị. Từ mục tiêu đào tạo những yêu cầu về phẩm chất năng lực CUCTV người dân tộc được cụ thể hoá cả về phẩm chất chính trị đạo đức, cả về trình độ kiến thức; năng lực thực hành; cả về khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể của thực tiễn đơn vị như: quản lý, huấn luyện, rèn luyện sức khoẻ, công tác hậu cần kỹ thuật ở đơn vị.
Tác động của mục tiêu đào tạo đến quá trình HTKNTH của người HV không chỉ ở mức độ trực tiếp định hướng khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tổng thể mà còn biểu hiện thông qua sự thống nhất giữa mục tiêu chung đối với mục tiêu cụ thể của từng môn học. Sự tác đông trực tiếp của mục tiêu đào tạo đến HTKNTH của HVDTTS biểu hiện rõ ở những yêu cầu về phẩm chất, năng lực tiến hành CTĐ,CTCT mà học phải tiếp thu hoàn thiện để có thể đảm nhiệm có chất lượng chức trách CUCTV khi ra trường.
Trong thời gian 4 năm đào tạo mà tổng quỹ thời gian được xác định là 145,5 tuần ứng với 291 đơn vị học trình, người HV phải tiếp thu toàn diện hệ thống tri thức đó. Với sự hướng dẫn định hướng của đội ngũ GV, họ phải huy động tối đa KNTH của mình để biến tri thức của nhân loại được đúc kết trong nội dung chương trình thành tri thức của bản thân mình. Trên cơ sở đó có thể vận dụng tri thức đã lĩnh hội, tiếp tục phát triển bổ sung, làm phong phú thêm vốn tri thức cá nhân bằng cách tích cực nhận thức, tiến hành hoạt động học tập và thực tiễn công tác sau này.
Tri thức nhân loại ngày càng phát triển, khoa học công nghệ hiện đại tiến bộ không ngừng, tri thức trở thành một đặc trưng của nền kinh tế xã hội. Trong khi đó với khối lượng thời gian có hạn, quá trình đào tạo ở HVCTQS không thể truyền
thụ toàn bộ kho tàng tri thức phong phú của nhân loại cho HV mà phải bằng con đường tự học, tự học không ngừng theo tinh thần “học nữa, học mãi” mới có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mà Đảng, quân đội giao cho. Phải phát huy cao nhất hệ thống phẩm chất, năng lực của cá nhân mình vào hoạt động