c) Cơ sở vật chất trang thiết bị
2.3.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản
Có thể nói tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà mức độ hoạt động sẽ được biểu thị khác nhau, nhưng thông qua sự biến động về mức độ hoạt động cũng chứng minh được hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính.
Công thức tính khả năng quản lý tài sản:
Vốn luân chuyển = NVCSH + NDH – TSCĐ& ĐTDH
VLC(2008) = 5.693.108.049 + 2.080.000.000 – 9.226.837.821 = -1.454 VLC(2009) = 6.756.866.179 + 0 – 11.545.685.821 = -4.789
Công thức tính Kỳ thu tiền bình quân:
Công thức tính số ngày tồn kho bình quân:
Công thức tính Vòng quay Tài sản cố định:
Công thức tính Vòng quay toàn bộ vốn:
Công thức tính Vòng quay vốn lưu động:
Bảng 11: Phân tích khả năng quản lý tài sản của công ty.
Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2008 Năm2009 Chênh lệch Kết quả Kết quả (+/-) (%) 1.Vốn luân chuyển Đồng -1,454 -4,789 -3,335 229.4
2. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 7 9 2 28.5
3.Số ngày tồn kho bình quân Ngày 48 37 -11 -22.9
4. Vòng quay TSCĐ Vòng 2.54 3.08 0.54 21.26
5. Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 1.17 2.58 1.41 120.5
6.Vòng quay vốn lưu động Vòng 6.35 16.05 9.7 152.8
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét:
Vốn luân chuyển: Năm 2008 và 2009 là 2 năm Công ty chú trọng đầu tư vào TSDH do đó nguồn vốn luân chuyển luôn ở mức thấp. Năm 2008 vốn luân chuyển thiếu hụt 1,45 tỷ đồng, sang năm 2009 công ty đầu tư mạnh vào TSDH nên vốn luân chuyển tiếp tục giảm là -4.7 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ Công ty rất quan tâm đến chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư mua sắm tài sản cố định. Tuy nhiên cần điều chỉnh cao hơn mức luân chuyển vốn trong Công ty tăng khả năng chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Năm 2009 là 9 ngày, cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất nhanh, đảm bảo xoay vòng vốn phục vụ cho sự hoạt động kinh doanh của Công ty.
Số ngày tồn kho bình quân: Năm 2008 là 48 phản ánh cứ một đồng vốn đấu tư vào hàng tồn kho thì có 48 đồng giá vốn hàng bán. Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho là 37 phản ánh một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho thì có 37 đồng giá vốn hàng bán. Nguyên nhân do Công ty tập trung nhập hàng cung ứng cho toàn thị trường.
Như vậy chỉ số này có giá trị giảm qua 2 năm là 11 đồng tương ứng giảm 22.9%, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi do hơn khi khoản mục hàng tồn kho giảm do doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, chứng tỏ khả năng quản trị hàng tồn kho có hiệu quả.
Vòng quay TSCĐ: Năm 2008 là 2.54 vòng tức là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra được 2.54 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 là 3.08 vòng phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra được 3.08 đồng doanh thu thuần, tăng 0.54 vòng tương ứng 21.26%. Vòng quay tài sản cố định tăng chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn.
Vòng quay toàn bộ vốn: Năm 2008 chỉ số này là 1.17 vòng phản ánh 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra 1.17 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 chỉ số này tăng lên 2.58 vòng tức 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra 2.58 đồng doanh thu thuần. Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn qua 2 năm tăng 120.5% chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn trong Công ty cao.
Vòng quay vốn lưu động: Năm 2008 cứ 1 đồng đầu tư vào TSLĐ thu được 6.35 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 chỉ số này tăng lên là 16.05 vòng, phản ánh 1 đồng đầu tư vào TSL Đ thu được 16.05 đồng doanh thu thuần (tăng 9.7 đồng, tương ứng 152.8%). Như vậy chỉ số vòng quay vốn lưu động công ty đã thể hiện quá trình luân chuyển vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và có lãi.
Nhận xét chung: Qua phân tích khả năng quản lý tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt, ta thấy khả năng quản lý tài sản của công ty nhìn chung là tốt, song hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển còn thấp. Công ty cần tìm
biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.