Biện pháp 2: Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hùng Cường Thiên Việt (Trang 71 - 79)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀ

3.2.2.Biện pháp 2: Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp

3.2.2.1.Cơ sở đề ra biện pháp

Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành để tăng lợi nhuận là việc mà các doanh nghiệp, các công ty luôn suy nghĩ để phát triển doanh nghiệp, công ty mình. Và trong ba yếu tố chi phí cơ bản của công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt là chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác thì chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.

Qua các số liệu phân tích ở công ty ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng về số tuyệt đối, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp là 806.767.220 đồng tăng 31.3% so với năm 2008 (năm 2008chi phí quản lý doanh nghiệp là 614.267.220 đồng)

Để hiểu rõ thêm về tình hình gia tăng của các khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp, ta xét biểu đồ thể hiện chi phí quản lý doanh nghiệp qua hai năm 2008 và 2009 như sau:

Biểu đồ 5: Biểu đồ chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 42% 7% 1% 2% 9% 30% 9% Lương Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí vật liệu Chi phí khấu hao TSCĐ Thuế, phí, lệ phí Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009

44%3% 3% 1% 1% 7% 37% 7% Lương Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí vật liệu Chi phí khấu hao TSCĐ Thuế, phí, lệ phí Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác

Bảng 15: Tỷ trọng các thành phần trong chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Chênh

lệch Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

(đồng) (%) (đồng) (%)

Chi phí tiền lương 257,992,232 41.9 354,977,577 43.8 37.6 Chi phí công cụ, dung cụ 42,998,705 7.1 24,203,017 3.2 (43.7) Chi phí vật liệu 6,142,672 0.9 8,067,672 0.9 31.3 Chi phí khấu hao TSCĐ 12,285,344 2.1 8,067,672 0.9 (34.3) Thuế, phí lệ phí 55,284,050 9.1 56,473,075 7.2 2.2 Chi phí dịch vụ mua ngoài 184,280,166 29.9 293,503,871 36.9 59.3 Chi phí bằng tiền khác 55,284,050 9.0 56,473,705 7.1 2.2 Tổng 614,267,220 100 806,767,220 100 31.3 Nhìn vào bảng trên ta thấy nguyên nhân chính làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Năm 2009 chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm 37% trong tổng chi phí quản lý tăng 31.3 % so với năm 2008 tương ứng tăng về số tuyệt đối là 193.500.000 đồng. Hiện nay công ty vẫn chưa có biện pháp giảm khoản chi phí này nên tốc độ tăng lên rất nhanh, vì vậy Công ty cần tìm biện pháp giảm chi phí này trong chi phí quản lý doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận cho công ty.

3.2.2.2.Mục đích của biện pháp

- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

3.2.2.3.Nội dung biện pháp.

Bảng 16: Phân tích tình hình thực hiện chi phí dịch vụ mua ngoài

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (đồng) (%) (đồng) (%) Điện, internet 58,969, 653 32 73,37 5,968 25 24.4 Điện thoại 101,354, 091 55 187,84 2,477 64 85.3 Nước 9,214, 008 5 11,74 0,155 4 27.4 Báo, tạp chí, foto 1,842, 802 1 11,74 0,155 4 537.1 Dịch vụ mua ngoài khác 12,899, 612 7 8,80 5,116 3 (31.7) Tổng 184,280, 166 100 293,50 3,871 100 59.3

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt)

Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí điện thoại năm 2009 tăng lên cả về tỷ trọng và số tuyệt đối so với năm 2008. Năm 2009 chi phí điện thoại tăng 64% về tỷ trọng, tăng 86.488.396 đồng về số tuyệt đối tương ứng với 85.3%. Đây là điều chưa hợp lý vì thực tế hiện nay giá cước điện thoại đang có xu hướng giảm mà tiền điện thoại của Công ty lại có xu hướng tăng. Qua điều tra cho thấy một thực tế là việc nhân viên dùng điện thoại của Công ty vào việc riêng rất nhiều. Vì vậy, đã làm cho tiền điện thoại của Công ty tăng nhanh dẫn tới chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.

- Để giảm tiền điện thoại bao gồm cả cước thuê bao cố định và cước di động. Công ty cần khoán mức sử cho từng bộ phận, phòng ban và từng cá nhân giữ chức

vụ theo chức năng công việc cụ thể của từng phòng và từng cá nhân sử dụng. Từ đó mọi người sẽ có ý thức tốt hơn trong việc tiết kiệm chi phí điện thoại cho Công ty.

- Ngoài ra công ty cũng phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện và internet, tránh tình trạng nhân viên lãng phí điện và sử dụng internet vào việc riêng.

Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp thì số tiền điện thoại Công ty sẽ giảm được 10%.

Vậy, số tiền điện thoại sẽ tiết kiệm được là: 86.488.396 × 10% = 8.648.838 đồng

Bên cạnh chi phí điện thoại làm cho chi phí dịch vụ mua ngoài tăng thì chi phí điện và internet cũng tăng lên. Qua điều tra cho thấy nhân viên của công ty vẫn chưa có ý thức tiết kiệm điện, vào internet nghe nhạc và xem phim nhiều dẫn đến tiền điện và internet tăng nhanh, công ty cần nâng cao ý thức cho nhân viên của mình hơn nữa về việc tiết kiệm điện như: tắt những thiết bị không cần thiết, hạn chế vào internet ngoài mục đích phục vụ cho công việc. Hiện nay giá điện đã tăng lên, sử dụng điện trả theo mức độ, vì vậy nếu công ty tiết kiệm được khoản tiền này sẽ tạo ra một lượng tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp, chi phí điện và internet giảm được 7%. Cụ thể Công ty sẽ tiết kiệm được: 14.406.315 × 7% = 1.008.442 đồng.

3.2.2.4. Kết quả thực hiện

Bảng 17: Ước tính chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi thực hiện biện pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Trước khi Sau khi Chênh lệch

thực hiện thực hiện

Chi phí tiền lương 354,977,577 354,977,577 0

Chi phí công cụ, dụng cụ 24,203,017 24,203,017 0

Chi phí vật liệu 8,067,672 8,067,672 0

Chi phí khấu hao TSCĐ 8,067,672 8,067,672 0

Thuế, phí lệ phí 56,473,075 56,473,075 0

Chi phí dịch vụ mua ngoài 293,503,871 202,266,440 -91,237,431

Chi phí bằng tiền khác 56,473,705 56,473,705 0

Tổng 801,766,589 710,529,158 -91,237,431

Như vậy sau khi thực hiện biện pháp thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 91.237.431 đồng làm cho tổng chi phí giảm được 91.237.431 đồng.

Tiết kiệm được một khoản chi phí và khoản chi phí này có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Công ty giảm một khoản tiền vay và không mất chi phí sử dụng vốn nếu là vốn vay, không mất chi phí cơ hội nếu là vốn chủ. Tạo được thói quen tiết kiệm cho cán bộ công nhân viên và góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.

3.1.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. Việc phân tích tình hình tài chính đối với mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nhờ đó các nhà quản trị đưa ra các biện pháp hữu hiệu, nhằm phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp, đồng thời khắc phục kịp thời những tồn tại khó khăn trong hoạt động tài chính. Thực tế cho thấy công ty đã thực hiện tương đối tốt việc phân tích tình hình tài chính, nhưng để hoàn thiện hơn nữa cho việc lập báo cáo tài chính thì công ty cần bổ sung thêm việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì hiện nay trong hệ thống báo cáo tài chính công ty lập gồm có: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, và thuyết minh báo cáo tài chính. Do đó công ty cần lập và đưa thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào hệ thống báo cáo tài chính của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy dòng lưu chuyển lượng tiền của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ thu chi thanh toán về hoạt động sản xuất kinh

doanh, đầu tư, hoạt động tài chính trong một thời kì nhất định của doanh nghiệp.

Tác dụng chủ yếu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

- Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. - Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích đánh

giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hình thành từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo.

 Như vậy việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cần thiết đối với doanh nghiệp, nó không chỉ đơn thuần là hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính mà nó còn cung cấp những thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh từ huy động vốn cho tới khi phân phối lợi nhuận. Hơn thế nữa thông qua đó người ta có thể giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty, em hy vọng nó sẽ đóng góp phần nhỏ vào công tác quản lý tài chính của công ty trong thời gian tới.

Tuy nhiên tài chính là một đề tài rất rộng lớn. Hơn nữa, do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo công ty và những ý kiến đóng góp của bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh. Đặc biệt

là Thầy Nguyễn Ngọc Điện đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo để giúp em hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cám ơn.

Hải Phòng, ngày 24 tháng 6 năm 2010

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hùng Cường Thiên Việt (Trang 71 - 79)