Lực ép: Lực ép sơ bộ tr−ớc khi nung nóng có thể xác định với áp suất (10ữ15) N/mm2, và sau khi nung nóng với áp suất (30ữ40) N/mm

Một phần của tài liệu Giao trinh cong nghe han dai hoc bach khoa (Trang 53 - 56)

N/mm2, và sau khi nung nóng với áp suất (30ữ40) N/mm2

- Chiều dài phần nhô l1, l2: l1 = (0,5ữ1,5)d ; l2 = (0,5ữ4)d.

Hàn tiếp xúc giáp mối thuần điện trở đòi hỏi các mép hàn phải phẳng và song song với nhau, tiết diện tại mép hàn không chênh lệch nhau nhiều và bề mặt tiếp xúc phải đ−ợc làm sạch kỹ tr−ớc lúc hàn. Hàn tiếp xúc giáp mối thuần điện trở chủ yếu ứng dụng để hàn các thanh, thỏi và dây kim loại có tiết diện đơn giản (hình tròn, vuông, đa giác... ) có diện tích tiếp xúc d−ới 1000 mm2.

b/ Hàn giáp mối nóng chảy

Đây là ph−ơng pháp hàn mà kim loại mép hàn đ−ợc nung đến trạng thái nóng chảy. Có hai ph−ơng pháp tiến hành hàn giáp mối nóng chảy: liên tục và gián đoạn.

Với quá trình hàn liên tục: ban đầu hai mép hàn đ−ợc ép nhẹ, đồng thời đóng điện. Ban đầu do tiếp xúc không hoàn toàn, mật độ dòng điện tại các đỉnh tiếp xúc lớn, nhanh chóng làm nóng chảy các đỉnh nhấp nhô, diện tích tiếp xúc tăng dần và c−ờng độ dòng điện tăng nhanh.

Khi kim loại trên mặt tiếp xúc nóng chảy hoàn toàn, các ôxyt và một phần kim loại nóng chảy cùng vật lẫn bị đẩy ra ngoài do tác dụng của lực điện từ, cắt điện và tiến hành ép với lực ép lớn ( từ 2500ữ5000 N/mm2) tạo thành mối hàn.

Điện áp hàn khi hàn nóng chảy liên tục U = 1ữ12 V, mật độ dòng điện từ 10ữ50 A/mm2.

Với quá trình hàn gián đoạn: điện đ−ợc đóng liên tục, còn hai chi tiết hàn đ−ợc ép tiếp xúc với nhau theo chu kỳ. Khi hai mép hàn tiếp xúc, kim loại bị nung nóng bởi dòng điện chạy qua mặt tiếp xúc, còn khi hai mép hàn tách ra, giữa hai mép hàn xuất hiện tia lửa điện làm tăng tốc độ nung nóng mép hàn.

Khi kim loại hai mép hàn nóng chảy tốt, tiến hành ép kết thúc với lực ép từ 15 ữ 50 N/mm2, để tạo thành mối hàn. Điện áp hàn nóng chảy gián đoạn U = 5ữ15 V, mật độ dòng điện J = 3ữ15 A/mm2.

Hàn giáp mối nóng chảy không đòi hỏi làm sạch bề mặt hàn kỹ tr−ớc khi hàn, hàn đ−ợc các tiết diện phức tạp hơn và chênh lệch nhau lớn.

Ph−ơng pháp hàn nóng chảy gián đoạn công suất của thiết bị yêu cầu thấp hơn hàn liên tục.

5.3. Hàn điểm

5.3.1. Định nghĩa

Hàn điểm là ph−ơng pháp hàn điện tiếp xúc mà mối hàn không thực hiện liên tục trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc mà chỉ thực hiện theo từng điểm riêng biệt gọi là điểm hàn.

5.3.2. Các ph−ơng pháp hàn điểm

Khi hàn điểm hai chi tiết hàn dạng tấm đ−ợc đặt xếp chồng lên nhau. Theo cách bố trí điện cực hàn có hai kiểu hàn điểm: hàn một phía và hàn hai phía.

- Khi hàn điểm hai phía (H.5.4a), các tấm hàn đ−ợc đặt giữa hai điện cực hàn. Sau

khi ép sơ bộ và đóng điện, dòng điện trong mạch chủ yếu tập trung ở một diện tích nhỏ trên mặt tiếp xúc giữa hai tấm nằm giữa các điện cực, nung nóng kim loại đến trạng thái nóng chảy. Tiếp theo cắt điện và ép với lực ép đủ lớn, tạo nên điểm hàn.

Ph−ơng pháp hàn hai phía mỗi lần hàn chỉ đ−ợc một điểm hàn giữa hai tấm, nh−ng có thể đ−ợc các tấm dày hoặc hàn cùng một lúc nhiều tấm xếp chồng.

PP P b/ 55 P a/

H.5.4. Nguyên lý các ph−ơng pháp hàn điểm

a/ Hàn điểm 2 phía; b/ Hàn điểm một phía

- Khi hàn điểm một phía (H.5.4b), hai điện cực bố trí cùng một phía so với vật hàn.

Sự nung nóng các điểm hàn do dòng điện chạy qua tấm d−ới của vật hàn. Để tăng c−ờng dòng điện chạy qua các điểm hàn, ng−ời ta bố trí thêm tấm đệm bằng đồng.

Sau khi điểm hàn đ−ợc nung chảy, tiến hành ép với lực ép đủ lớn ta nhận đ−ợc hai điểm hàn. Còn hàn một phía, mỗi lần hàn chỉ hàn đ−ợc hai tấm, nh−ng cùng một lúc có thể hàn đ−ợc từ hai (trên máy có hai điện cực) hoặc nhiều điểm hàn (trên máy hàn nhiều điện cực).

- Ph−ơng pháp hàn điểm bằng điện cực giả (H.5.5)

P

H.5.5. Hàn điểm bằng điện cực giả P

Đây là ph−ơng pháp hàn điểm mà nguyên lý là lợi dụng các phần nhô ra của hai chi tiết cần hàn để coi chúng nh− là các điện cực hàn. Mỗi phần nhô và tiếp xúc của hai chi tiết sẽ là một điểm hàn.

5.3.3. Chế độ hàn điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế độ hàn điểm phụ thuộc vào vật liệu hàn. Khi hàn thép cácbon thấp hoặc thép hợp kim thấp, dùng chế độ hàn mềm:

J = 80 - 160 A/mm2; P = 15 - 40 N/mm2; t = 0,5 - 3 giây

Khi hàn thép không rỉ và các hợp kim dẫn nhiệt nhanh nh− hợp kim nhôm, hợp kim đồng hoặc các tấm có lớp phủ bảo vệ, dùng chế độ hàn cứng:

J = 120 - 360 A/mm2; P = 40 - 100 N/mm2; t = 0,001- 0,1 giây

Điện cực th−ờng chế tạo bằng đồng hoặc hợp kim đồng có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao, bên trong có n−ớc làm nguội, do đó mặt tiếp xúc giữa điện cực và chi tiết ít sinh nhiệt so với tại điểm hàn.

5.4.1. Nguyên lý chung

Hàn đ−ờng là ph−ơng pháp hàn tiếp xúc, trong đó mối hàn là tập hợp các điểm hàn liên tục. Sơ đồ nguyên lý của hàn đ−ờng trình bày trên hình sau:

P

Pa/ a/

b/ H.5.6. Sơ đồ nguyên lý máy hàn đ−ờng

P P P

Khi hàn đ−ờng ng−ời ta sử dụng các điện cực kiểu con lăn (H.5.6a), nhờ đó vật hàn có thể dễ dàng chuyển động để dịch chuyển điểm hàn dùng để hàn 2 tấm kim loại có chiều dày từ 0,3ữ3 mm với nhau. Hàn đ−ờng cũng đ−ợc dùng để hàn các loại ống khi sản xuất ống có mối hàn (H.5.6b).

Theo chế độ hàn ng−ời ta phân ra ba kiểu hàn đ−ờng: hàn đ−ờng liên tục, hàn đ−ờng gián đoạn và hàn b−ớc.

Một phần của tài liệu Giao trinh cong nghe han dai hoc bach khoa (Trang 53 - 56)