Hàn Gang, đồng, nhôm

Một phần của tài liệu Giao trinh cong nghe han dai hoc bach khoa (Trang 58 - 59)

- Khi hàn b−ớc: vật hàn dịch chuyển gián đoạn, tại các điểm dừng vật hàn đ−ợc ép bởi các điện cực và cấp điện tạo thành điểm hàn.

Hàn Gang, đồng, nhôm

6.1. hàn gang

6.1.1. Đặc điểm của hàn gang

- Gang là hợp chất Fe-C mà C > 2%, ngoài ra còn Mn, Si, S, P...gang hợp kim có thêm Cr, Ni, Al, Ti, Mo, Cu và các nguyên tố khác.

- L−u huỳnh S dể tạo thành cácbít, do đó dể sinh nứt khi hàn. - Gang có tính dẻo kém, độ cứng, dòn cao nên khi hàn dể nứt.

- Khi hàn gang th−ờng sinh ra sự biến đổi cục bộ grafit thành xêmentit nên càng tăng độ dòn và cứng của gang.

- Trong quá trình hàn C bị cháy và tạo ra khí CO gây cho mối hàn rỗ khí, còn Si bị cháy tạo thành SiO2 khó nóng chảy.

- Nhiệt độ chảy của gang không cao và độ chảy loãng lớn nên khi hàn mối hàn đứng, hàn trần hoặc mối hàn ngang rất khó.

6.1.2. Các ph−ơng pháp hàn gang

a/ Hàn nguội

Hàn nguội có một số yếu tố kỹ thuật nh− sau:

H.6.1. Hàn nguội gang

- Tr−ớc hết vát mép hàn rồi khoan các lỗ và tarô ren sau đó cắm các chốt thép có d = (5ữ13)mm (nh− hình vẽ) vì độ liên kết giữa thép và gang không tốt lắm.

- Dùng que hàn thép cácbon C 08 có bọc một lớp thuốc dày 0,3 mm hàn ôm xung quanh phần nhô ra của chốt cho dính chặt với gang sau đó hàn đắp cho đầy mối hàn.

- Nếu hàn các vết nứt thì trức hết phải khoan các lỗ nhỏ ở 2 đầu vết nứt để vết nứt không còn phát triển.

Ưu điểm dùng que hàn thép là cho phép sửa chửa các chi tiết nhỏ mà không cần tháo rời ra khỏi kết cấu.

Ngoài ra còn có thể dùng que hàn mônen: 30%Cu, 65%Ni, 1,5%Mn, 3%Fe còn thành phần thuốc bọc: 45% grafit, 15% tinh quẳng cao lanh, 20% đất sét, 10% than gổ vụn và 10% xút dùng để hàn các kết cấu không chịu bền cao.

Hàn nóng là ph−ơng pháp hàn có nung nóng sơ bộ 500ữ6000C: - Chuẩn bị hàn: vát mép, làm sạch, khoan lỗ ở 2 đầu vết nứt. - Chế tạo khuôn bằng vật liệu: bột grafit, cát rây nhào trỗn với thuỷ tinh lỏng có khi trỗn với đất sét.

H.6.2. Hàn bánh xe gang bằng hàn nóng bằng hàn nóng

- Lắp khuôn lên vị trí hàn để không cho gang lỏng chảy ra ngoài. Sấy khuôn và nung sơ bộ chổ mối hàn đến 500ữ6000C bằng ngọn lửa khí cháy.

- Dùng que hàn gang có d = (6ữ20) mm; Ih= 300ữ1000 A.

- Khi mối hàn ở trạng thái lỏng cho borắc (Na2B4O7) vào vũng hàn để tạo xỉ. Ngoài ra còn bỏ vào vũng hàn fêrô silic để tăng nồng độ Si cho gang, do đó gang xám sau khi hàn xong phải làm nguội chậm để chống nứt.

Chú ý: - Có thể hàn gang bằng ph−ơng pháp hàn khí bằng cách dùng ngọn lửa cácbon hoá. Tất cả các tr−ờng hợp hàn gang bằng ngọn lửa hàn khí đều hàn nóng.

- Thuốc hàn gang: borắc và một số chất: Na, bicácbônat, ôxyt silic.

- Cũng có thể sử dụng các loại que hàn đồng và một số que hàn chế tạo bằng kim loại khác để hàn gang.

- Ph−ơng pháp hàn nóng tốt hơn hàn nguội.

6.2. hàn đồng và hợp kim đồng

6.2.1. Đặc điểm chung

- Đồng và hợp kim đồng có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao (gấp 6 lần Fe), do đó để tạo nên vũng hàn yêu cầu nguồn nhiệt lớn. Vùng ảnh h−ởng nhiệt lớn làm giảm cơ tính của vật hàn, gây biến dạng lớn khi nung nóng và làm nguội.

- ở nhiệt độ cao độ bền mối hàn giảm, do đó ứng nhiệt sinh ra khi hàn dể tạo nên nứt nẻ trong mối hàn.

- Cu dể bị ôxy hoá tạo nên CuO hoặc Cu2O khi nguội làm cho mối hàn dòn.

- Nhiệt độ chảy thấp nên dễ quá nhiệt, khi hàn trần, hàn đứng kim loại dể bị chảy ra ngoài.

- Khi hàn đồng thau, kẽm dễ bị cháy làm thay đổi thành phần kim loại mối hàn so với vật hàn.

- ở nhiệt độ cao H2 và CO khuyết tán vào kim loại và tác dụng với ôxy trong kim loại tạo thành H2O và CO2 không hoà tan trong kim loại mà sẽ bay ra ngoài với áp suất lớn. Khi mối hàn nguội lạnh áp suất này gây nứt nẻ cho mối hàn.

6.2.2. Hàn đồng đỏ

59

Một phần của tài liệu Giao trinh cong nghe han dai hoc bach khoa (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)