Kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của Chi nhánh đều chịu sự chi phối của NHCT Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung dẫn đến tính độc lập của

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN (Trang 72 - 75)

chi phối của NHCT Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung dẫn đến tính độc lập của Chi nhánh còn hạn chế, Chi nhánh sẽ không tự quyết định cho vay mà luôn chịu sự chi phối của các cấp trên theo những chỉ tiêu đã đề ra.

- Việc dựa trên tinh thần muốn giữ những mối quan hệ tín dụng lâu dài đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống đôi khi cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định cho vay của Chi nhánh.

- Chưa có sự hợp lý trong khâu tổ chức thẩm định. Chưa có sự chuyên môn hoá một cách sâu sắc nên CBTĐ đồng thời cùng một lúc phải đảm nhận thêm công việc quản lý theo dõi các khoản vay dẫn đến hiệu quả làm việc không cao, thời gian phân bổ không hợp lý.

sắp xếp.

- Cơ sở vật chất và mạng lưới phục vụ hoạt động cho vay còn nhiều bất cập. Vẫn sử dụng những phương pháp thủ công như các phấn mềm phục vụ công tác thẩm định. Chưa áp dụng những phương pháp, phần mềm phục vụ cho thẩm định rất hữu hiệu, tiết kiệm thời gian, chi phí như phương pháp biểu đồ GANTT, đường găng CPM hay các phần mềm phân tích tài chính, thống kê.

- Việc nhận hồ sơ và đánh giá hồ sơ: Ngân hàng chưa thu thập đầy đủ thông tin đánh giá, trình độ nghiệp vụ còn non yếu, chưa đánh giá được mục đích sử dụng vốn vay, tư cách khả năng quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp qua tiếp xúc sơ bộ hồ sơ. Khi đi kểm tra thực tế, cán bộ thẩm định chưa chuẩn bị kỹ càng khi xuống kiểm tra, kiểm tra còn hời hợt.

- Việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) và TSĐB nhiều khi chỉ là hình thức, đối phó cho đúng qui định của Ngân hàng, các phiếu kiểm tra được lập thường xuyên và được bổ sung vào hồ sơ lưu trữ, nhưng nhìn chung đều thiếu những đánh giá, phân tích một cách chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý thích hợp trước khi rủi ro có khả năng xảy ra.

- Xử lý nợ quá hạn được chuyển cho một bộ phận xử lý thuộc phòng khác, phòng quản lý rủi ro và nợ quá hạn, do đó dẫn tới hiện tượng CBTD cho vay phát sinh nợ quá hạn trông chờ, ỷ lại vào bộ phận xử lý nợ quá hạn, không phối hợp tốt với bộ phận xử lý nợ quá hạn. Một số CBTD khác khi chuyển môi trường làm việc cũng buông xuôi với những món nợ quá hạn cũ. CBTD không tham gia vào quá trình xử lý nợ sẽ không rút ra được những bài học xương máu, không thấy được tính phức tạp, những thủ đoạn, mánh khoé của khách hàng... để kịp thời rút ra những kinh nghiệm, tích luỹ được trình độ, kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý những khoản vay tiếp theo.

- Áp lực hoàn thành công việc về mặt tiến độ nên có một số dự án, cán bộ bỏ qua một số bước, chỉ chú trọng vào những chỉ tiêu, phương pháp cơ bản. Đặc biệt trong khâu thẩm định về khía cạnh kỹ thuật, các CBTD thường gặp rất nhiều khó khăn do đa số cán bộ

chưa nhiều. Điều này cũng dễ hiểu do Chi nhánh chưa tập trung vào loại hình cho vay trung và dài hạn, chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, giải quyết các vấn đề trước mắt tạm thời của doanh nghiệp.

b) Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Hiện nay ở nhiều doanh nghiệp vốn ghi trong điều lệ chỉ là hình thức, nhiều công ty có vốn đăng ký lớn hàng tỷ đồng nhưng vốn kinh doanh thực chất lại rất ít vì khi xin giấy phép họ vay mượn vốn gửi vào ngân hàng để xin xác nhận đăng ký, khi được cấp giấy phép lại rút tiền ra để trả nợ, do vậy dẫn tới khi CBTĐ đánh giá cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán của Ngân hàng sẽ gặp sai sót, dẫn đến rủi ro tín dụng cao.

- Do năng lực, trình độ và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế đặc biệt trong điều kiện thị trường cạnh tranh găy gắt như hiện nay. Dẫn tới khó khăn cả khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí của doanh nghiệp và khả năng trả nợ ngân hàng.

c) Nguyên nhân khách quan

Các cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặt khác, NHCT Thanh Xuân chỉ là một Chi nhánh nhỏ trực thuộc NHCT VN, do đó quy trình và nội dung thẩm định tín dụng tại Ngân hàng phải có sự thống nhất và chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Do đó sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc ra quyết định bởi với những dự án lớn, những quyết định quan trọng thì phải được sự đồng ý của NHCT Việt Nam.

Môi trường kinh tế thiếu ổn định và môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Cơ chế quản lý Nhà nước còn lỏng lẻo, sự ban hành chồng chéo và mâu thuẫn giữa các đạo luật, các quy chế dẫn đến sơ hở tạo điều kiện cho các phần tử xấu có hành vi lừa đảo.

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đồng bộ: Một số văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng ở khía cạnh này hay khía

dẫn nhưng chưa đầy đủ nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

Hơn nữa, Nhà nước vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thống kê của các doanh nghiệp. Do vậy một loạt những báo cáo tài chính trình lên Ngân hàng để thẩm định dự án đầu tư có độ tin cậy không cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đọ chính xác trong quá trình thẩm định.

Trước những hạn chế và nguyên nhân đó, Chương tiếp theo đây của đề tài chính là đưa ra những định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và định hướng hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng của Chi nhánh, đồng thời nêu ra các giải pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại giúp cho hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đạt kết quả cao trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN (Trang 72 - 75)