Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÓNG TÀU (Trang 45 - 50)

b. Nhân tố bên ngoà

1.3.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Quyết định số 580/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 30/05/2007 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam V/v Chấm dứt hoạt động của Ban Thẩm định. Theo đó các Phòng thẩm định của các Chi nhánh Cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam cũng chấm dứt và sát nhập vào phòng tín dụng. Như vậy, Cán bộ tín dụng vừa là người tiếp nhận dự án đầu tiên vừa là người theo dự án đến khi thu hồi hết vốn đầu tư. Chính vì vậy quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi Nhánh Thủ Đô cũng giống như quy trình tín dụng trung và dài hạn. Quy trình tín dụng là các bước quy chuẩn để cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định một dự án đầu tư hay một món vay trung dài hạn. Quy trình tín dụng giúp quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, phòng ngừa hạn chế rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Quy trình nêu rõ nhiệm vụ trách nhiệm của cán bộ tham gia thẩm định, làm cơ sở để tổ chức thực hiện nghiệp vụ thẩm định cho phù hợp với tình hình hoạt động của Chi nhánh.

Khi khách hàng đến Ngân hàng và có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án đầu tư của mình thì cán bộ tín dụng tiến hành các bước theo quy trình thẩm định dự án đầu tư. Quy trình thẩm định dự án đầu tư được áp dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Chi Nhánh Thủ Đô gồm các bước sau:

pháp, hợp lệ của hồ sơ

Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và cung cấp cho Ngân hàng những hồ sơ: Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư (khách hàng vay vốn), hồ sơ kinh tế của khách hàng vay (năng lực tài chính), hồ sơ dự án vay vốn (Hồ sơ vay vốn), hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ khách hàng cung cấp, Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính chất pháp lý của hồ sơ. Báo cáo trưởng phòng tín dụng.

+ Nếu đủ thì tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.

+ Trường hợp còn thiếu thì yêu cầu khách hàng cung cấp và bổ sung hoàn thiện

Bước 2: Tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn và dự án đầu tư

Sau khi nhận và kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ khách hàng cung cấp, Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định các nội dung sau:

*Thẩm định khách hàng vay vốn

- Thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn:

Trong phần này xem xét tính hợp pháp của các giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (quyết định thành lập doanh nghiệp), các quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng, điều lệ doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế, các giấy phép xuất nhập khẩu, các văn bản uỷ quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn, các văn bản khác có liên quan...

- Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn:

Để tiến hành thẩm định được năng lực khả năng tài chính của khách hàng điều đầu tiên cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính có kiểm toán (đối với các công ty lớn đòi hỏi phải có kiểm toán) hoặc báo cáo tài chính thuế của khách hàng trong ba năm gần nhất với thời điểm thẩm định.

Khi phân tích báo cáo tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng chủ yếu tập trung vào những nội dung: Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, luân chuyển tài sản, dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển hoá thành tiền, tình trạng các khoản phải thu, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, vòng quay các khoản phải thu, tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho. Tình trạng nguồn vốn: nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn. Tình hình vay trả của khách hàng đối với các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, thời gian của các khoản vay dài hạn. Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh. Khả năng tự chủ về tài chính.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh: dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm. Xem xét sự biến động của doanh thu và các chi phí, các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm và công tác bán hàng của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp. Tính toán các tỷ suất lợi nhuận trước thuế, sau thuế, doanh thu, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Đánh giá được các nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu, chi phí, lợi nhuận của sản phẩm, xu hướng của các chỉ tiêu này. Ngoài việc phân tích đánh giá báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cán bộ tín dụng phải tính toán một số các chỉ tiêu cơ bản như: nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, nhóm các chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Qua phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp thấy được những tồn tại và nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục trong báo cáo tài chính từ đó đưa ra các giải pháp xử lý các tồn tại của doanh nghiệp trong thời gian tới.

*Thẩm định hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn gồm các giấy tờ: Giấy đề nghị vay vốn, các văn bản về việc vay vốn (Giấy uỷ quyền vay vốn,...), hồ sơ của dự án xin vay.

dung sau:

- Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án

- Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Đánh giá tổng quan về nhu cầu của sản phẩm dự án, đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối, đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án: dự án được đặt ở những vị trí nào có gần nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào hay không. Thị trường đầu vào của sản phẩm dự án có dồi dào hay không. Các yếu tố đầu vào của dự án có phải là các sản phẩm dễ thay thế không. Các chi phí của nguyên liệu đầu vào có hợp lý không.

- Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: Địa điểm xây dựng, quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án, công nghệ, thiết bị, quy mô, giải pháp môi trường...

- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư của dự án, xác định nhu cầu đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án, nguồn vốn đầu tư.

- Đánh giá hiệu qủa về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích trên, Cán bộ tín dụng phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập, hoàn thiện kèm theo báo cáo thẩm định bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian hoàn trả. Tính toán các chỉ tiêu tài chính NPV (Giá trị hiện tại ròng), IRR (Tỷ suất thu hồi nội bộ), thời gian hoàn vốn, độ nhậy của dự án...

- Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa: Phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xẩy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi đưa dự án vào hoạt động, đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xẩy ra: Rủi ro cơ chế chính sách, rủi ro xây dựng, hoàn tất, rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán, rủi ro cung cấp,...

* Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Khi thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng, có một điều kiện rất quan trọng đó là: khách hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước.

- Có 3 hình thức bảo đảm bằng tài sản: Một là, cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: tài sản thế chấp, cầm cố phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, đối với doanh nghiệp Nhà nước phải xác định được quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, tài sản phải dễ phát mại... Hai là, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 : Bên thứ 3 phải có đủ tư cách pháp nhân, có đủ năng lực hành vi dân sự, có khả năng về tài chính, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Ba là, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: là tài sản hình thành trong tương lai. Đối với các dự án tài sản hình thành từ vốn vay chủ yếu tài sản như nhà xưởng máy móc thiết bị, giá trị hàng hoá sản xuất ra.

- Khi tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay cần chú ý: Giá thực tế của tài sản bảo dảm tại thời điểm nhận thế chấp. Có khả năng bán tài sản này không. Người vay có quyền sở hữu hợp pháp hay không. Tài sản hiện đang ở đâu. Tài sản có được mua bảo hiểm hay không.

Thẩm định tài sản thế chấp phải được thực hiện hàng năm hoặc hàng quý để bảo đảm có thể đánh giá được giá trị tài sản đảm bảo có khả năng bù đắp được khoản vay chưa trả của khách hàng.

Trong trường hợp thẩm định tài sản thế chấp vượt quá khả năng của cán bộ tín dụng thì cần phải thuê các cơ quan chức năng hoặc các chuyên gia hiểu biết về lĩnh

vực đó để thẩm định.

Sau khi thẩm định khách hàng vay vốn và các mặt của dự án thì cán bộ tín dụng lập tờ trình gồm các nội dung đã thẩm định, ghi ý kiến đề xuất nói rõ ý kiến của mình có cho vay hay không cho vay, lý do đồng ý hay không đồng ý cho vay. Trình trưởng phòng tín dụng xem xét. Trưởng phòng tín dụng kiểm soát nội dung thẩm định, bổ sung thêm những thông tin về khách hàng và dự án (nếu có), ý kiến đề xuất độc lập với cán bộ tín dụng. Trình giám đốc xét duyệt.

Bước 3: Quyết định cho vay

Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm định quyền xét duyệt cho vay của Chi nhánh để quyết định.

Quyết định cho vay ghi rõ ý kiến chấp nhận cho vay với các điều kiện khách hàng phải thực hiện trước khi ký hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân. Hoặc đề nghị cán bộ tín dụng giải trình một số vấn đề còn vướng mắc.

Trong trường hợp từ chối cho vay phải nói rõ được lý do từ chối

Trường hợp vượt quyền phán quyết thì Phòng tín dụng làm tờ trình trình lên các Ban có liên quan trên NHNo&PTNT Việt Nam theo đúng quy định.

Bước 4: Giải ngân, kiểm tra giám sát Bước 5: Thu nợ, thu lãi và xử lý phát sinh Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÓNG TÀU (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w