Quản lý ngoại hối:

Một phần của tài liệu Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan (Trang 27)

Nhà nớc kiểm soát và quản lý việc thu chi và sử dụng ngoại hối trong quan hệ kinh tế với nớc ngoài. Thực hiện biện pháp này nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và ngăn chặn nguồn vốn đầu t chuyển ra nớc ngoài.

Theo chế độ này, tất cả các nguồn thu ngoại hối đều phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối này phải đợc sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Thông qua quản lý ngoại hối, Nhà nớc có thể kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từ nớc ngoài, đồng thời tạo khả năng ổn định tỷ giá hối đoái.

Quản lý ngoại hối là một trong những biện pháp quan trọng của chủ nghĩa bảo hộ độc quyền. Các tổ chức độc quyền gây ảnh hởng đối với ngân hàng và cơ quan quản lý ngoại hối trong việc chi tiêu ngoại hối có lợi cho họ.

Theo điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo nghị định số 161- HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trởng nay là Chính phủ và Nghị định số 396/TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tớng chính phủ thì:

- Việc mua bán và trao đổi trên thị trờng tự do bị nghiêm cấm

- Việc mua bán ngoại tệ phải đợc tiến hành thông qua ngân hàng và tổ chức kinh doanh thu mua ngoại tệ.

Tuy nhiên, khi đơn vị có nhu cầu về thu chi ngoại tệ đều phải lập gửi các cơ quan quản lí (Bộ Kế hoạch và Đầu t, Bộ Tài chính) và ngân hàng là cơ quan thực hiện kế hoạch thu chi về phơng diện quỹ và làm việc thanh toán giữa nớc ta với n- ớc ngoài.

Ngời nhập khẩu có thể ký hợp đồng mua hàng ở nớc ngoài, nhng phải xin đợc quyền sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng theo quy chế quản lý ngoại hối của nhà nớc.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan (Trang 27)