Hàng hoá bị tổn thất do mưa ướt trong lúc bốc dỡ tại cảng.

Một phần của tài liệu Khái niệm (Trang 26 - 45)

Khi hàng hoá bị ướt mưa trong quá trình bốc dỡ tại cảng dẫn đến tổn thất thì bên nào, người chủ hàng hay người chuyên chở sẽ phải bồi thưởng tổn thất? Đây là vấn đề khá phức tạp trong việc nhận định trách nhiệm giữa các bên vì nó tuỳ thuộc vào thời điểm chuyển giao trách nhiệm, nghĩa vụ bốc dỡ… Vì phức tạp như vậy nên trong thực tế đã phát sinh những vụ tranh chấp về vấn đề này.

Ví dụ như trong trường hợp hãng tàu A nhận chở một lô đường từ TP Hồ Chí Minh đến Pháp trên con tàu VT 05. Nghĩa vụ bốc hàng lên tàu thuộc về người gửi hàng. Sau khi hàng được bốc lên tàu xong, thuyền trưởng cấp vận đơn sạch. Khi đến cảng thì phát hiện thấy lô hàng bị ướt và tổn thất. Người nhận mời công ty giám định đến, biên bản giám định kết luận 200 bao đường bị tổn thất là do bị mưa ướt trong khi bốc hàng lên tàu ở cảng đi.

Người nhận hàng kiện người chuyên chở (hãng tàu A) ra toà án Thương mại Pháp đòi bồi thưởng tổn thất. Tại phiên họp xét xử, người chuyên chở yêu cầu được miễn trách vì việc bốc hàng lên tàu ở cảng đi là nghĩa vụ của người gửi hàng.

Toà đã bác lý lẽ của Hãng tàu A và thoả mãn đơn kiện của người nhận hàng. Phán quyết như vậy là hoàn toàn hợp lý vì mặc dù nghĩa vụ bốc hàng lên tàu thuộc về người gửi hàng nhưng người chuyên chở vẫn phải trông nom theo dõi việc bốc hàng. Nếu trời mưa thì phải yêu cầu ngưng làm hàng, che mưa cho hàng, đồng thời không bốc lên tàu những bao đường đã bị ướt dưới cảng. Nếu người gửi hàng vẫn bốc các bao ướt lên tàu thì phải ghi bảo lưu vào B/L. Tuy nhiên trong trường hợp này thuyền trưởng cấp vận đơn sạch chứng tỏ là lúc bốc hàng lên tàu hàng chưa bị ướt. Vì vậy hãng tàu A phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất này là hợp lý. Như vậy, trong trường hợp nghĩa vụ bốc hàng lên tàu thuộc về người gửi hàng, nếu hàng bị ướt vì mưa trước lúc đưa lên tàu thì người chuyên chở không hề chịu trách nhiệm, trách nhiệm thuộc về người gửi hàng. Nếu người gửi hàng bốc cả những kiện bị ướt lên tàu thì thuyền trưởng phải ghi bảo lưu vào vận đơn để ràng buộc trách nhiệm của người gửi hàng sau. Nếu thuyền trưởng không phát hiện được hoặc đã phát hiện được nhưng vẫn cấp đơn sạch thì sau này người chuyên chở phải chịu trách nhiệm trước người nhận hàng.

Nói chung, muốn xác định ai là người chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do ướt vì nước mưa trong khi bốc hàng tại cảng thì phải xác định nghĩa vụ bốc hàng thuộc về bên nào và phải căn cứ vào pháp luật áp dụng cho hợp đồng.

Hàng hoá có thể bị tổn thất do bị mưa ướt tại cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng. + Tại cảng bốc hàng

Nếu nghĩa vụ bốc hàng lên tàu thuộc về người chuyên chở thì thông thường chủ hàng hoặc cảng giao hàng sẽ giao hàng cho người chuyên chở tại cầu cảng để người chuyên chở bốc dỡ lên tàu. Do đó, kể từ khi tàu nhận hàng tại cầu cảng hoặc

tại một địa điểm mà từ đó hàng được bốc lên tàu thì nghĩa vụ chăm sóc hàng thuộc về người chuyên chở. Trong lúc đang bốc hàng lên tàu mà bị mưa thì trước hết người chuyên chở phải tạm ngưng làm hàng và lập tức phải che mưa cho hàng. Nếu không có phương tiện che mưa thì coi như tàu không có đủ khả năng đi biển và người chuyên chở phải chịu trách nhiệm. Nếu có phương tiện mà không che chắn thì người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm vì không chăm sóc bảo quản hàng hoá.

Trong trường hợp hàng đã được bốc lên boong tàu, chưa kịp đưa vào hầm tàu, khoang tàu mà bị mưa ướt do đó tổn thất thì dù áp dụng bất kì luật nào người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu người chuyên chở để lại những kiện hàng ướt thì người gửi hàng có quyền đòi người chuyên chở bồi thường vì khi hàng vào tay người chuyên chở thì hàng hoá chưa hề bị ướt. Trường hợp nghĩa vụ bốc hàng lên tàu thuộc về người gửi hàng (như trong ví dụ) thì trách nhiệm về hàng ướt trước lúc đưa lên tàu thuộc về người gửi hàng. Khi hàng được người gửi bốc lên boong tàu để xếp vào hầm tàu thì hàng đó nằm trong phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở. Người chuyên chở phải có trách nhiệm chăm sóc hàng. Hàng bị ướt trong thời điểm này do hai nguyên nhân: hoặc là tàu không có phương tiện che mưa hoặc có nhưng thuyền trưởng không yêu cầu che mưa cho hàng. Cả hai nguyên nhân này đều do lỗi của người chuyên chở. Do vậy người chuyên chở phải chịu trách nhiệm.

+ Tại cảng dỡ hàng

Khi được đưa ra khỏi hầm tàu, khoang tàu, hàng đang còn ở trên boong tàu mà bị ướt dẫn đến tổn thất thì dù ai dỡ hàng, người chuyên chở vẫn phải chịu trách nhiệm vì hàng vẫn còn đang nằm trong phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở. Nếu tàu không có phương tiện che mưa thì tàu bị coi là không đủ khả năng đi biển, nếu có mà không che thì người chuyên chở mắc lỗi không chăm sóc hàng.

Khi người nhận hàng tự dỡ hàng hoặc thuê người khác dỡ mà lại không yêu cầu phương tiện che mưa từ tàu, hoặc không che để hàng bị ướt thì người nhận hàng tự gánh chịu tổn thất do mưa gây ra.

Trường hợp hàng đã được đưa xuống cầu cảng bị mưa ướt. Theo quy tắc Hague- Vissby, khi hàng đã được đưa xuống cầu cảng mà bị mưa ướt thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm vì hàng không còn nằm trong phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở nữa.

Theo quy tắc Hamburg 1978, hàng đã được đưa xuống cầu cảng và giao cho người nhận hàng hoặc cho người thứ ba nhận thay cho người nhận hàng thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm về tổn thất do mưa ướt gây ra. Nếu hàng được đưa xuống cầu cảng nhưng người chuyên chở chưa giao cho người nhận hàng mà bị

ướt do mưa thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm vì trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng chưa kết thúc.

Theo Bộ luật Hàng Hải Việt Nam (điều 108), người chuyên chở có nghĩa vụ chăm sóc hàng và chịu trách nhiệm về tổn thất do hư hỏng, mất mát từ lúc nhận hàng lên tàu cho đến khi giao hàng cho người nhận hàng nếu không chứng minh được rằng mình không có lỗi. Như vậy, nếu hàng tổn thất do mưa trong lúc bốc dỡ hàng mà không phải do lỗi của người chuyên chở thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm. Ở đây người chuyên chở có thể chứng minh lỗi thuộc về người bốc hàng lên tàu hoặc người dỡ hàng khỏi tàu.

Nếu nghĩa vụ bốc, dỡ hàng thuộc về người thuê tàu mà trong quá trình bốc dỡ hàng bị ướt vì mưa thì người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm nhưng với điều kiện người chuyên chở phải lập được biên bản xác nhận hàng bị ướt do mưa với người bốc dỡ.

Khi nghĩa vụ bốc dỡ hàng hoá theo hợp đồng thuê tàu thuộc về người chuyên chở thì tổn thất do mưa sẽ do người chuyên chở gánh chịu kể cả khi người chuyên chở không trực tiếp bốc dỡ.

Trong ví dụ nêu trên, lẽ ra trách nhiệm thuộc về người gửi hàng nhưng vì thuyền trưởng cấp vận đơn sạch cho những bao đường đã bị ướt nên người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất. Còn trong trường hợp người chuyên chở thuê một người khác để bốc dỡ hàng thì khi có tổn thất do mưa ướt thì người chuyên chở vẫn chịu trách nhiệm trước người thuê tàu. Sau đó người chuyên chở có quyền đòi lại ở người bốc xếp. Dưới đây là một sự việc cụ thể về trường hợp này.

Thực hiện một hợp đồng thuê tàu chuyến, công ty Far East Hongkong cho tàu Inch chở 74.430 bao (chứa 3.571 T) đậu tương từ Dairen đến Hải Phòng. Khi tàu đến cảng và dỡ xong hàng thì phát hiện lô hàng bị ướt, hư hại nặng. Nguyên nhân một phần là vì ống nước của tàu bị vỡ, phần vì bị ngấm nước mưa trong lúc dỡ hàng. Người nhận hàng đòi Far East hai khoản bồi thường:

*1.938,46 Nhân dân tệ cho hư hại vì nước mưa; *22.127,13 Nhân dân tệ cho hư hại vì ống nước vỡ.

Sau đó Far East trả lời là đã hỏi ý kiến Hội Bảo trợ và Bồi thường và đồng ý nhận trách nhiệm khoản hư hại vì ống nước vỡ nhưng chỉ bồi thường 19.229,47 nhân dân tệ mà không giải thích vì sao và từ chối trách nhiệm cho thiệt hại vì nước mưa vì cho đó là sơ suất của người thầu bốc dỡ. Trong trường hợp này chủ tàu lập luận như vậy là bất hợp lý. Chủ tàu đã nhận trách nhiệm về khoản thiệt hại do ống nước vỡ gây ra thì phải bồi thường đầy đủ trừ khi có lý do xác đáng. Tàu không tranh chấp nước mưa có phải là bất khả kháng hay không mà chỉ nêu là do lỗi của người

thầu bốc dỡ. Về điểm này người thầu bốc dỡ trong khi làm việc ở dưới tàu coi như người làm công cho tàu và người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hành động của họ. Nếu người thầu bốc dỡ không có biện pháp hợp lý để bảo vệ hàng thì thuyền trưởng phải kháng nghị với họ để đảm bảo quyền lợi của mình. Do đó tàu phải bồi thường tổn thất cho chủ hàng rồi truy đòi người bốc dỡ sau.

* Tranh chấp cách tính thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ

- Tranh chấp về nghĩa vụ san xếp và bảo quản hàng hóa trên tàu

Hai bên ký hợp đồng thuê tàu chở lạc, theo đó người thuê tàu có nghĩa vụ bốc hàng lên tàu và san xếp hàng. Không lâu sau khi rời cảng xếp hàng, một số bao lạc bị xê dịch làm tàu nghiêng sang phải 12 độ và để lại một khoảng trống rộng 1m dọc theo cạnh của khoang tàu. Thời tiết tại thời điểm đó không thuận lợi nhưng không thuộc trường hợp miễn trừ. Tàu phải quay lại cảng xếp hàng để sắp xếp lại hàng hoá nhằm đảm bảo an toàn cho hành trình của con tàu. Người thuê tàu đòi trừ khoản thuê tàu chi phí sắp đặt lại hàng và các chi phí nhiên liệu phát sinh. Chủ tàu đã đưa vụ việc này ra trọng tài xét xử để đòi lại số tiền trên.

Người thuê tàu lấy lý do trong điều 11A của hợp đồng có quy định: "Trong trường hợp hư hỏng thân tàu hoặc tai nạn khác gây cản trở hoặc ngăn cản hoạt động của con tàu và kéo dài hơn 12 giờ liên tục người thuê tàu sẽ không phải trả tiền thuê tàu đối với thời gian bị mất"

Theo điều 36: "Nếu tàu đi chệch hướng hoặc quay lại đang trên hành trình vì bất cứ một trong những lý do nào đã được nêu ở điều 11A tàu sẽ không được trả tiền thuê đối với thời gian bị mất. Chi phí nhiên liệu phát sinh sẽ bị trừ khỏi số tiền thuê tàu" .

Theo thông lệ quốc tế "tai nạn" là một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra ngoài những diễn biến thông thường. Hiển nhiên những gì xảy ra trong trường hợp này là một "tai nạn".

Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được khép lại ở đây vì điều 11B còn quy định thêm:

"Trong trường hợp tàu được đưa vào cảng do ảnh hưởng của thời tiết hoặc gặp tai nạn đối với hàng hoá, bất cứ sự lưu giữ nào đối với tàu tại cảng và/hoặc các chi phí phát sinh thuộc trách nhiệm của người thuê tàu". Sự kiện xảy ra trong trường hợp trên không phải là "một tai nạn" đối với hàng hoá (của tàu). Mặc dù đó là "một tai nạn", nhìn chung là một tai nạn đối với tàu và tất nhiên có liên quan đến hàng hoá nhưng đó không phải là một tai nạn đối với hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp này, con tàu cũng không được "đưa vào cảng do ảnh hưởng của thời tiết". Tàu đã quay lại cảng vì một tai nạn gây ra bởi sự kết hợp giữa thời tiết xấu và cách sắp xếp hàng hóa trước khi tàu rời cảng, nhưng điều này không dẫn đến sự kiện đã xảy ra theo như nội dung của điều 11B.

Như vậy, dựa vào điều 11A và điều 36, thoạt nhìn người thuê tàu được phép trừ tiền thuê tàu và chi phí nhiên liệu phát sinh. Tuy nhiên, nếu sự việc này là do sự vi phạm của người thuê tàu hay từ sự việc mà anh ta phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng thì người thuê tàu sẽ mất quyền đó. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc liệu có sự vi phạm nào trong trường hợp này hay không.

Tai nạn xảy ra là do sự dịch chuyển của các bao hàng do thời tiết xấu. Hàng hoá loại này nếu được sắp đặt tốt (nghĩa là sắp đặt cẩn thận, chắc chắn) sẽ không thể bị xê dịch trong thời tiết xấu đến mức làm cho tàu nghiêng 12 độ và để lại một khoảng trống rộng 1m theo cạnh khoang tàu. Vì vậy, có thể đi đến giả thiết hàng hoá không được sắp đặt đúng cách, cẩn thận. Hàng hoá được sắp đặt tồi là nguyên nhân xác thực nhất gây ra tai nạn trên. Vậy thì ai phải chịu trách nhiệm đối với việc sắp đặt hàng?

Điều 13 của hợp đồng thuê tàu quy định:

"Người thuê tàu chịu trách nhiệm đối với những tổn thất mất mát đối với tàu hoặc đối với chủ tàu do việc xếp hàng, sắp đặt hàng hoặc dỡ hàng không thích hợp hay không cẩn thận, hoặc bất kì một hành động không thích hợp hay bất cẩn của người thuê tàu hay người làm công của họ. Hàng hoá phải được xếp lên tàu, sắp đặt và dỡ ra khỏi tàu dưới sự giám sát của thuyền trưởng".

Dựa vào những điều trích dẫn ở trên, trong trường hợp này, người thuê tàu phải chịu trách nhiệm và do vậy không có quyền trừ tiền thuê tàu. Vấn đề đặt ra tiếp theo là liệu quy định được in đậm ở trên có ảnh hưởng đến quyết định này hay không.

Đã có quy định từ rất lâu là trách nhiệm ban đầu đối với việc xếp hàng lên tàu, sắp đặt hàng thuộc về người thuê tàu, còn thuyền trưởng có thực sự can thiệp vào hoạt động xếp dỡ hàng hoá hay không là tuỳ hợp đồng quy định, ngoài ra thuyền trưởng còn phải có trách nhiệm giám sát việc xếp dỡ hàng, sắp đặt hàng trong phạm vi của mình.

Theo các chứng cứ có được, Hội đồng trọng tài đã thừa nhận rằng thuyền trưởng đã làm những việc mà một người thuyền trưởng có thể và cần phải làm (tức là đã có sự cần mẫn hợp lý) để đảm bảo trong điều kiện có thể rằng hàng hoá đã được sắp đặt chắc chắn, cẩn thận và do vậy thuyền trưởng đã hoàn thành trách nhiệm đảm bảo tình trạng tốt của con tàu. Do vậy không thể kết luận rằng hành động của thuyền trưởng đã gây ra sự cố nói trên, nếu có ảnh hưởng cũng chỉ ở mức độ nhất định. Cũng theo hợp đồng này, thuyền trưởng không phải chịu trách nhiệm tuyệt đối đối với việc giám sát xếp hàng lên tàu và sắp đặt hàng để đảm bảo rằng tàu có đủ khả năng đi biển khi tàu khởi hành.

Nhưng người thuê tàu đã bác lại rằng thuyền trưởng đã không có sự cần mẫn hợp lý trong hoạt động sắp đặt hàng lên tàu. Người thuê tàu nói rằng anh ta đã cung cấp

cho thuyền trưởng những chỉ dẫn rõ ràng từ đó chắc chắn thuyền trưởng phải hiểu được rằng hàng hoá phải được sắp đặt chắc chắn và sát vào thành tàu. Người thuê tàu đi đến kết luận rằng thuyền trưởng đã không thực hiện theo những chỉ dẫn đó. Tuy nhiên, rõ ràng là thuyền trưởng hiểu rõ những chỉ dẫn đó và làm những gì có thể để đảm bảo rằng công nhân bốc vác là người làm thuê cho người thuê tàu và trách nhiệm chính trong việc xếp hàng lên tàu và sắp đặt hàng là thuộc về người thuê tàu.

Quyền của người thuê tàu được căn cứ vào điều 11a và điều 36 cho dù có giá trị nhưng vẫn bị bác bỏ vì theo phần thứ 2 của điều 13, người thuê tàu cần phải chịu

Một phần của tài liệu Khái niệm (Trang 26 - 45)