Hàng hóa bị tổn thất do chất xếp không đúng quy cách (improper stowage).

Một phần của tài liệu Khái niệm (Trang 25 - 26)

Theo các luật lệ hàng hải phổ biến trên thế giới, người chuyên chở phải có trách nhiệm xếp, chuyển dịch, coi giữ hàng hoá một cách hợp lý. Điều 2 khoản 2 của Quy tắc Hague quy định: "Người chuyên chở phải tiến hành một cách hợp lý và cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hoá được chuyên chở". Tương tự trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam cũng có điều 73, khoản 2 quy định về vấn đề này: "Người vận chuyển phải có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hoá ở trên tàu".

Như vậy trong bất cứ trường hợp nào, ngay cả khi chèn lót sắp xếp hàng theo chỉ thị của người thuê thì người chuyên chở cũng không được miễn trách nhiệm về việc xếp hàng không hợp lý.

Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra không ít những trường hợp người chuyên chở thoái thác trác nhiệm về sắp xếp hàng không hợp lý. Sau đây là một số trường hợp cụ thể:

* Ví dụ 1:Hai bên ký hợp đồng thuê tàu chuyến theo mẫu Gencon, theo đó tàu Ciechocinek Ba lan có nhiệm vụ chở khoai tây từ cảng Alexandria đến cảng Boston. Điều 19 hợp đồng quy định người thuê sẽ cung cấp và chịu chi phí về chèn lót hàng theo yêu cầu của thuyền trưởng để bảo vệ hàng và chất xếp hàng thích đáng.

Theo điều 49 thì chủ tàu phải nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị của người thuê tàu về mặt tận dụng tàu và chất xếp hàng. Thuyền trưởng phải giám sát việc này và phải chịu trách nhiệm về việc chất xếp và chèn lót một cách thích đáng.

Điều 53 quy định: "Chủ tàu phải chịu trách nhiệm nếu hàng hoá giao tại cảng dỡ bị thiếu, tuy nhiên chủ tàu lại được miễn trách nếu hàng hoà hoá bị hư hỏng, thối rữa do biến chất".

Khi tàu đến cảng dỡ hàng thì một nửa số khoai tây bị thối do chất xếp không hợp lý, 1/3 do ẩn tỳ. Người thuê đã kiện đòi chủ tàu bồi thường 2/3 giá trị thiệt hại vì chủ tàu chất xếp hàng không hợp lý. Chủ tàu đã viện dẫn điều 19, 49 và 53 của hợp đồng để biện hộ rằng mình xếp hàng theo chỉ thị của người thuê để từ chối bồi thường thiệt hại

Vụ việc được đưa ra toà án Anh để giải quyết. Toà án đã lập luận rằng theo các luật lệ hàng hải thì việc chủ tàu làm theo chỉ thị của người thuê về chèn lót và chất xếp

hàng không miễn trách cho chủ tàu đối với hậu quả của chèn lót không hợp lý. Thêm nữa, nguyên nhân gây hư hại hàng không phải do lỗi người thuê trong việc cung cấp chèn lót mà do lỗi kỹ thuật chất xếp chèn lót của tàu không hợp lý gây nên.

Ngoài ra việc chủ tàu viện dẫn điều 53 của hợp đồng để thoái thác trách nhiệm là bất hợp lý vì chủtàu chỉ có thể được miễn trách về hư hỏng của hàng nếu hư hỏng đó xảy ra không phải do lỗi của chủ tàu trong việc thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Nhưng trong vụ này, chủ tàu lại có lỗi nên không thể được miễn trách.

Như vậy chủ tàu phải bồi thường phần hư hỏng do việc chất xếp không hợp lý của mình là 2/3 giá trị thiệt hại.

Nói tóm lại, bất kể người chuyên chở chất xếp, chèn lót hàng theo hay không theo chỉ thị của người thuê thì vẫn phải chịu trách nhiệm chất xếp hàng hợp lý và không được miễn trách đối với hư hỏng do việc chất xếp không hợp lý gây nên.

+ Trở lại sự việc cuả hợp đồng chở than gáo dừa đã được đề cập trong phần tranh chấp về tên hàng:

Vụ việc này được đưa ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) xét xử. Theo biên bản giám định của cơ quan chuyên môn thì "hàng được xếp lên tàu không đúng quy cách chất xếp, không phù hợp với tính chất loại hàng (hàng nặng xếp lên trên)". Trung tâm khoa học nghiên cứu than hoạt tính Việt Nam cho biết than gáo dừa chỉ có thể bốc cháy trong điều kiện nhiệt độ nhất định. Điều này cũng phù hợp với Bộ luật hàng nguy hiểm của IMO (Class 4-2, trang 4225): những loại than nguyên liệu chỉ có thể bốc cháy sau 12 giờ trong điều kiện nhiệt độ 2000 C trong thực tiễn thương mại hàng hải có loại hàng mà tên hàng đã phần nào nói lên đặc điểm và tính chất của loại hàng đó. Người thuyền trưởng mẫn cán phải biết rằng than là loại hàng dễ cháy. Với kiến thức chất xếp hàng thông thường và với kiến thức thương mại tối thiểu, khi chuyên chở than với cao su cho những chuyến đi dài ngày thì phải có sự sắp xếp thích hợp, theo đúng yêu cầu kỹ thuật chất xếp hàng trên tàu để đảm bảo sự ngăn cách và thông thoáng hợp lý cần thiết như quy định ở điều 67-2 và 73-2 Bộ luật Hàng Hải Việt Nam cũng như điều II-1-c và III-2 trong quy tắc Hague - Visby.

Như vậy trong vụ này người chuyên chở đã chất xếp hàng không hợp lý nghĩa là đã không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Do đó người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đối với hàng hoá.

Một phần của tài liệu Khái niệm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w