0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Cơ sở luận về việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong các DNBHNT

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NHÀN RỖI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ BẢO VIỆT (Trang 26 -60 )

CÁC DNBHNT.

1.4.1. Tính tất yếu khách quan của việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi trong các DNBHNT.

Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi là cần thiết và cĩ tầm quan trọng đặc biệt bởi vì nĩ khơng chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một DNBH mà cịn đem lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế.

Mục đích của sự thiết lập các dự phịng nghiệp vụ là nhằm duy trì sự cân bằng nghiệp vụ trong dài hạn, tức là nhằm đảm bảo cho việc thanh tốn tiền BH trong tương lai dài. Do tính chất của HĐBHNT là một hợp đồng tiết kiệm nên DNBH cam kết sẽ trả cho người đĩng BH các khoản tiền với lãi suất đã dự kiến khi tính phí BH gọi là lãi suất kỹ thuật. Nếu DNBH khơng đầu tư nguồn phí BH thu được với kết quả bằng hoặc cao hơn lãi suất kỹ thuật thì DNBH sẽ bị lỗ và cĩ thể dẫn đến phá sản. Do đĩ, theo yêu cầu kỹ thuật các DNBHNT bắt buộc phải đầu tư các quỹ dự phịng nghiệp vụ với hiệu quả đạt được phải ít nhất ngang bằng với lãi suất mà DNBH đã cam kết thực hiện cho người đĩng BH. Nếu kết quả đầu tư tốt hơn mong đợi, DNBH sẽ cĩ điều kiện để đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết đồng thời cĩ thể chia lãi cho người đĩng BH một phần kết quả phụ trội thơng qua các điều khoản lãi chia thêm trên HĐBH. Điều này sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các sản phẩm BH của DN.

Đối với nền kinh tế, bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng cần vốn. Chính hoạt động đầu tư vốn của các DNBH sẽ tạo ra một kênh huy động vốn quan trọng để phát triển KT-XH. Vai trị này càng cĩ ý nghĩa đối với những nước đang trong giai đoạn cần đến vốn như nước ta, nhất là vốn được huy động từ nội

bộ nền kinh tế. Do đĩ, với vai trị cung cấp vốn cho nền kinh tế, các DNBH trở thành những tổ chức trung gian tài chính quan trọng.

1.4.2. Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong các DNBHNT.

Theo Điều 98 Khoản 1 của Luật kinh doanh BH ban hành vào ngày 09/12/2000 quy định rõ nguyên tắc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của DNBH là : “ việc đầu tư vốn của DNBH phải bảo đảm an tồn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo HĐBH ” .

Nguyên tắc an tồn là nguyên tắc hàng đầu trong việc sử dụng quỹ dự phịng nghiệp vụ đối với DNBH. Nĩ yêu cầu DNBH phải đầu tư vốn một cách chắc chắn để luơn luơn thực hiện được cam kết với người đĩng BH khi các sự kiện BH xảy ra.

Nguyên tắc hiệu quả yêu cầu đầu tư vốn của DNBH phải mang lại lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư sẽ cho phép DNBH bù đắp các khoản chi phí lớn trong kinh doanh trực tiếp, cĩ điều kiện để giảm phí BH. Đối với kinh doanh BHNT, thu nhập đầu tư là một sự bắt buộc để đáp ứng yêu cầu trả lợi tức trên các khoản tiết kiệm của người đĩng BH.

Nguyên tắc khả năng thanh tốn thường xuyên địi hỏi DNBH cĩ thể thanh tốn tiền chi trả cho người được BH ở bất cứ thời điểm nào. Muốn thế, các DNBH phải đầu tư vào những tài sản cĩ khả năng chuyển thành tiền một cách dễ dàng.

Theo quy định của Luật kinh doanh BH, DNBH chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở VN trong các lĩnh vực sau đây :

• Mua trái phiếu chính phủ.

• Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. • Kinh doanh bất động sản.

• Gĩp vốn vào các doanh nghiệp khác.

• Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. • Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

* Những ưu nhược điểm của các danh mục đầu tư mà DNBH cĩ thể chọn lựa :

a. Chứng khốn : các sản phẩm được giao dịch, mua bán trên thị trường tài chính nĩi chung và thị trường chứng khốn nĩi riêng gọi là chứng khốn. Chứng khốn bao gồm các chứng khốn vốn gọi là cổ phiếu và chứng khốn nợ gọi là trái phiếu.

¾ Cổ phiếu : do các cơng ty cổ phần phát hành.

ƒ Ưu điểm :

™ Mang lại thu nhập dưới dạng cổ tức, cĩ thể tái đầu tư để tối đa hố lợi nhuận.

™ Cĩ khả năng tăng vốn trong dài hạn cho phép nhà đầu tư chống lại lạm phát.

™ Do các cổ phần đã nộp thuế thu nhập trước khi chia cổ tức nên đầu tư vào cổ phiếu khơng chịu ảnh hưởng bởi thuế.

ƒ Nhược điểm :

™ Do sự bất ổn và dễ biến động về giá cả cổ phiếu làm cho việc đầu tư vào lĩnh vực này khơng phải là giải pháp tối ưu đối với việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của những tổ chức cần đầu tư với một lợi suất chắc chắn như các DNBHNT.

™ Aûnh hưởng đến nguyên tắc an tồn bởi thu nhập của cổ phiếu mang tính khơng chắc chắn. Nĩ cĩ thể khơng được thanh tốn nếu cơng ty làm ăn khơng cĩ lãi hoặc lựa chọn phương án khơng phân chia lợi nhuận.

™ Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đĩ, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra chi phí để tìm hiểu về tình hình hoạt động của cơng ty phát hành cổ phiếu nhất là những cơng ty mới thành lập và những cơng ty nhỏ làm phát sinh chi phí thơng tin cao, làm giảm lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu.

¾ Trái phiếu : do chính phủ hoặc cơng ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trái phiếu do chính phủ phát hành gọi là trái phiếu chính phủ và trái phiếu do cơng ty phát hành gọi là trái phiếu cơng ty.

ƒ Ưu điểm :

™ Thu nhập thường xuyên cao và được bảo đảm do tỉ lệ lãi suất thường được ấn định từ đầu nên nhà đầu tư biết được dịng thu nhập dự kiến trong tương lai.

™ An tồn vốn cao do trái phiếu thường do chính phủ hoặc các cơng ty lớn cĩ uy tín phát hành nên việc thanh tốn trái tức và vốn khi đáo hạn cĩ sự đảm bảo tương đối chắc chắn so với các loại hình cho vay khác.

ƒ Nhược điểm :

™ Giá trái phiếu biến động và chịu sự tác động rất lớn của lãi suất. Điều này làm cho việc đầu tư vốn nhàn rỗi ngắn hạn gặp khĩ khăn. Nếu sau khi mua trái phiếu chỉ cần lãi suất tăng là nhà đầu tư sẽ bị lỗ.

™ Thu nhập từ trái phiếu khơng tránh được thuế thu nhập như cổ tức vì đối với người đi vay việc trả trái tức được tính vào chi phí sử dụng vốn và chưa nộp thuế thu nhập.

™ Khơng chống được lạm phát vì nếu tỉ lệ lạm phát diễn ra khơng theo dự kiến cĩ thể làm cho việc đầu tư trái phiếu bị thiệt hại về giá trị vốn do lãi suất thực âm.

Như vậy, đầu tư vào trái phiếu là đầu tư vào tài sản tài chính sinh lời thường xuyên, ổn định, rủi ro thấp, cĩ tính thanh khoản cao nên với nguồn vốn dài hạn huy động từ các khoản tiết kiệm của các hợp đồng BHNT, trái phiếu là tài sản đầu tư phù hợp nhất.

b. Bất động sản :

¾ Ưu điểm :

ƒ Tạo ra các khoản thu nhập thường xuyên mang tính chất dài hạn là các khoản thu nhập tiền cho thuê nhà ở hoặc văn phịng.

ƒ Đối với những DNBHNT là những DN ít chịu sức ép về tiền mặt trong ngắn hạn thì đầu tư vào bất động sản cĩ thể làm tăng vốn, cĩ khả năng chống lại lạm phát do việc tăng giá bất động sản.

¾ Nhược điểm :

ƒ Do sự lên xuống của giá cả thị trường bất động sản rất thất thường, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển kinh tế, lãi suất, sự phát triển của thị trường tài chính, dân số, tâm lý,… nên đầu tư vào bất động sản thì tương đối mạo hiểm.

ƒ Việc mua bán cũng như chuyển đổi bất động sản thành tiền mặt chậm hơn so với các loại tài sản tài chính khác.

c. Cho vay : những đối tượng cĩ thể cho vay là các DN, các tổ chức thiếu vốn, các cá nhân. Để đảm bảo an tồn thì việc cho vay phải được tiến hành theo hình thức cho vay cĩ thế chấp bằng tài sản hoặc thế chấp bằng hợp đồng BHNT, tức là người đi vay là chủ hợp đồng cĩ thể thế chấp khoản tiết kiệm được tích lũy trên HĐBHNT để vay một một số tiền nhất định từ DNBH. Thơng thường lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay ngân hàng cộng thêm một tỉ lệ chi phí quản lý.

¾ Ưu điểm : cĩ thể thu được lãi suất cao, an tồn vốn cao và thời gian đầu tư dài.

d. Gởi tiền tại các tổ chức tín dụng : là hình thức đầu tư ngắn hạn và đơn giản nhất với việc DNBH ký thác nguồn ngân quỹ của mình vào các tổ chức tín dụng và hưởng lãi suất.

¾ Ưu điểm :

ƒ DNBH cĩ thể tính tốn chính xác các khoản thu nhập trong tương lai.

ƒ Mức độ an tồn cao do đa phần các DNBH thường chọn các ngân hàng thương mại cĩ uy tín, cĩ tiềm lực tài chính mạnh và hoạt động của các ngân hàng này luơn luơn chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước nên khả năng khơng trả nợ là rất hiếm xảy ra.

¾ Nhược điểm :

ƒ Lãi suất tiền gởi khơng ổn định do phải chịu sự điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ của ngân hàng thương mại.

ƒ Thời gian đầu tư ngắn do lãi suất trên thị trường luơn luơn biến động nên các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện việc huy động các loại tiền gởi ngắn hạn cĩ kỳ hạn hoặc khơng kỳ hạn để kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp với lãi suất thị trường.

Như vậy, mỗi loại tài sản đầu tư đều cĩ những lợi thế và bất lợi riêng. Do đĩ, để phát huy hiệu quả, giảm rủi ro trong đầu tư thì tùy thuộc vào sự phát triển, mức độ rủi ro của từng loại thị trường mà DNBH nên xây dựng các chính sách, chiến lược đầu tư cho phù hợp.

1.5. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VỐN NHÀN RỖI BẢO HIỂM NHÂN THỌ CÁC NƯỚC.

Ơû các quốc gia phát triển, mặc dù ở đĩ hệ thống an sinh giáo dục xã hội – bảo hiểm xã hội hình thành rất sớm, hồn thiện và đặc biệt là được quản lý theo mơ hình tập trung đối với tồn dân, nhưng lĩnh vực BHNT khơng phải vì vậy mất vai trị mà cịn phát triển rất mạnh chiếm vị trí đáng kể trong đời sống KT-XH. Quan sát phụ lục 1 về tình hình BHNT tại một số nước cơng nghiệp phát triển năm 2003, chúng ta thấy rằng : chỉ 10 quốc gia cơng nghiệp phát triển đã chiếm đến hơn 80% thị phần BHNT tồn cầu. Điều này cĩ nghĩa là ở những quốc gia này, người dân ngồi việc được hưởng các đảm bảo y tế, xã hội thì hệ thống đảm bảo cho các rủi ro con người của BH thương mại cũng rất phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ thường lớn hơn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Cĩ một số nguyên nhân dẫn đến kết quả trên :

• Do kinh tế phát triển nên chính phủ cĩ ngân sách để giải quyết vấn đề rủi ro xã hội thơng qua hệ thống bảo hiểm XH, dân chúng cĩ thu nhập cao nên dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm.

• Về phương diện địa lý, bảo hiểm tiếp cận trên diện rộng từ các khu vực đơ thị đến dân cư nơng thơn.

• Việc nắm bắt các thủ tục, các quy định về bảo hiểm của dân cư được thực hiện tương đối tốt.

Cũng như VN, các cơng ty BHNT tại các nước trên thế giới cũng quản lý một nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn được hình thành từ phí BH thu được của khách hàng. Tùy thuộc vào đặc điểm KT-XH của mỗi nước mà chính phủ của nước đĩ ban hành những quy định pháp lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia BH, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN và trên hết là ổn định và phát triển thị trường BHNT của nước họ. Cĩ thể tĩm lược những điểm cơ bản của những quy định này như sau :

• Các DNBH phải trích lập dự phịng đầy đủ bảo đảm chi trả kịp thời cho những cam kết của mình đối với người tham gia BH.

• Việc đầu tư vốn từ quỹ dự phịng phải dựa trên nguyên tắc : an tồn, hiệu quả và tính thanh khoản cao.

• Quy định tỷ lệ tối đa và tối thiểu của dự phịng nghiệp vụ cho từng loại tài sản đầu tư trong danh mục đầu tư của DN. Ví dụ Luật bảo hiểm Pháp quy định khơng được đầu tư quá 10% dự phịng nghiệp vụ vào một tài sản.

Về xu hướng đầu tư của các CTBHNT các nước :

• Quan sát số liệu về cơ cấu đầu tư vốn của các nước theo bảng 1 dưới đây thì chúng ta thấy chứng khốn bao gồm trái phiếu và cổ phiếu là loại tài sản mà các DNBHNT tại các nước đầu tư nhiều nhất. Tuy nhiên, cĩ sự khác nhau ở đây là nếu các cơng ty bảo hiểm nhân thọ (CTBHNT) của Pháp và Nhật Bản tập trung đầu tư vào trái phiếu nhiều hơn so với cổ phiếu thì các đồng nghiệp ở Anh lại làm ngược lại tức là đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn.

• Mặc dù các CTBHNT Nhật vẫn đầu tư mạnh vào chứng khốn (chiếm hơn 70% vốn đầu tư) nhưng vẫn dành phần cịn lại là khoảng 30% đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư khác với cơ cấu mỗi loại chiếm khoảng từ 6,5% đến 15%. Tỷ trọng vốn đầu tư như vậy thể hiện sự phân bố cĩ vẻ đồng đều hơn.

• Các CTBHNT Anh và Pháp thể hiện xu hướng thiên về đầu tư chứng khốn rõ rệt ( hơn 80% vốn đầu tư ) trong khi các khoản đầu tư cho tiền gửi ngân hàng, đầu tư khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà biểu hiện rõ rệt nhất là ở các CTBHNT Pháp, chiếm khoảng 1,5% đến 3,2%.

Bảng 1 : Cơ cấu đầu tư của các cơng ty bảo hiểm

nhân thọ tại một số nước từ 2001-2003

Danh mục đầu tư Năm Anh (%) Pháp (%) Nhật Bản (%) 2001 30,9% 68,6% 41,8% 2002 38,2% 64,7% 38,1% Trái phiếu 2003 37% 66,9% 44,6% 2001 50,8% 19% 30,7% 2002 45,3% 21,4% 29,5% Cổ phiếu 2003 44% 18,9% 26,8% 2001 7,1% 8,6% 6,2% 2002 8,5% 9,1% 7,3% Bất động sản 2003 8,9% 9,3% 5,9% 2001 3,2% 1,4% 9,1% 2002 1,5% 2,1% 8,4% Tiền gửi ngân

hàng 2003 2,7% 1,7% 7,7% 2001 8% 2,4% 12,2% 2002 6,5% 2,7% 16,7% Đầu tư khác 2003 7,4% 3,2% 15% (Nguồn : SwissRe Sigma no 06/2004)

Tĩm lại, chứng khốn vẫn là sự lựa chọn số 1 trong đầu tư đối với các CTBHNT các nước phát triển bởi hiệu quả sinh lời cao của nĩ nhưng tuỳ theo tình hình biến động về KT, chính trị, xã hội và các chính sách quản lý về đầu tư tài chính của các nước trong từng thời kỳ mà các DNBH cĩ sự phân bổ tỷ lệ

nhiều hay ít đối với các danh mục đầu tư cịn lại như bất động sản, tiền gửi ngân hàng, đầu tư khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Sự hình thành và sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong các DNBHNT xuất phát từ “chu trình sản xuất nghịch đảo” trong hoạt động kinh doanh BH, tức là các DNBH tiến hành thu tiền phí BH trước và chỉ thực hiện trả tiền khi nào rủi ro xuất hiện. Chính do đặc thù này đã tạo ra tính chất nhàn rỗi của nguồn thu phí BH. Đây là nguồn thu hình thành nên nguồn vốn nhàn rỗi hay cịn gọi là các quỹ dự phịng nghiệp vụ trong các DNBH. Pháp luật cho phép các DNBH được sử dụng nguồn quỹ dự phịng này để đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau của nền

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NHÀN RỖI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ BẢO VIỆT (Trang 26 -60 )

×