a) khung buộc; b) khung hàn; c) lưới thép.
3.5.4. Mối nối trong kết
cấu lắp ghép
Để liên kết các bộ phận của kết cấu lắp ghép, khi thi cơng phải chừa các đầu cốt thép ra ngoài hoặc bố trí sẵn các chi tiết thép; sau khi lắp ghép thì hàn nối các đầu cốt thép hoặc các chi tiết thép của các bộ phận lại với nhau rồi đổ bêtơng lấp kín chỗ nối.
Theo tính chất làm việc, cĩ mối nối cứng và mối nối khớp. Mối nối khớp cĩ cấu tạo đơn giản, chỉ cần đặt trực tiếp bộ phận này lên bộ phận kia và dùng các liên kết để tránh dịch chuyển. Mối nối cứng cĩ nhiệm vụ chịu mơmen nên phải được cấu tạo chắc chắn như trong kết cấu tồn khối.
Theo đặc điểm cấu tạo, cĩ cĩ mối nối khơ và mối nối ướt. Mối nối khơ được thực hiện bằng cách hàn các chi tiết đặt sẵn ở đầu các bộ phận lắp ghép và dùng vữa bêtơng lấp kín để bảo vệ cốt thép. Mối nối ướt thực hiện bằng cách hàn các đầu cốt thép chịu lực chừa sẵn lại với nhau và đổ bêtơng chèn kín chỗ nối. Trong mối nối ướt, khi bêtơng đủ cường độ cần thiết thì mối nối mới bắt đầu phát huy khả năng chịu lực.
3.6. SỰ HƯ HỎNG CỦA KẾT CẤU BTCT
Bêtơng và cốt thép cùng chịu tải trọng cho đến khi kết cấu bị phá hoại. Với thanh chịu kéo, sau khi bêtơng bị nứt, cốt thép chịu toàn bộ lực kéo và thanh bị xem là bị phá hoại khi ứng suất trong cốt thép đạt giới hạn chảy. Với cột chịu nén, sự phá hoại bắt đầu khi ứng suất trong bêtơng đạt cường độ chịu nén. Sự phá hoại của dầm chịu uốn cĩ thể bắt đầu từ cốt thép ở vùng kéo khi ứng suất trong nĩ đạt giới hạn chảy hoặc bắt đầu từ vùng nén khi ứng suất trong bêtơng đạt cường độ chịu nén.
BTCT cĩ thể bị hư hỏng do các tác dụng cơ học, hố học và sinh học của mơi trường.