Về nội dung thẩm định dự án vay vốn

Một phần của tài liệu bidv nam hà nội (Trang 82 - 84)

I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án

K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.3. Về nội dung thẩm định dự án vay vốn

Đây là nội dung giữ vai trò then chốt trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn. Về khía cạnh thị trường của dự án, cần thu thập số liệu về các doanh nghiệp sản xuất cùng loại, cùng thị trường, tính toán được các nhà sản xuất mặt hàng cùng loại trong hiện tại cũng như các nhà sản xuất trong tương lai, mức độ nhập khẩu sản

phẩm, cung cầu hiện tại của sản phẩm…qua đó để xác định được phần trống còn lại của thị trường mà dự án có thể khai thác. Đồng thời cũng cần tìm hiểu các chủ trương chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án, tránh tình trạng các chủ trương chính sách có những thay đổi ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án.

Về khía cạnh tài chính của dự án, chi nhánh nên chú trọng vào một số nội dung sau:

- Về thẩm định tổng vốn đầu tư cũng như chi phí của dự án:

Hiện nay đa số các số liệu để thẩm định nội dung này là các cán bộ thẩm định dựa vào số liệu do chủ đầu tư đưa ra, đặc biệt là tổng vốn đầu tư. Do đó, chi nhánh nên dự tính chi phí đầu tư dựa vào những dự án trước đây, đồng thời cần đưa ra một quy chuẩn, định mức để cán bộ thẩm định đánh gfiá, phân tích tránh tình trạng mỗi người một định mức. Đồng thời kiểm tra tính hợp lý của từng loại chi phí từ đó đưa ra được một mức tổng mức đầu tư chính xác.

Khi thẩm định chi phí sản xuất của dự án, chi nhánh không nên xem nhẹ lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp…mà chấp nhận theo đề xuất của chủ đầu tư. Do đây là các chi phí tính toán khá khó khăn, do đó chi nhánh nên dựa vào những dự án tương tự đã thẩm định để làm căn cứ so sánh đối chiếu.

- Về việc xác định lãi xuất chiết khấu của dự án

Đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Khi xác định lãi suất chiết khấu của dự án, ta phải xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi dự án, nó thường được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn của dự án. Thực tế hiện nay tại chi nhánh, việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án là khá chính xác, đó là phương pháp bình quân gia quyền: mỗi dự án thường có nhiều nguồn vốn khác nhau tham gia, do đó lãi suất chiết khấu của dự án thường là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền, của các nguồn vốn tham gia dự án. Tuy nhiên chi nhánh nên đưa ra những quy định cụ thể trong việc xác định chi phí sử dụng của các nguồn vốn khác nhau để đảm bảo tính thống nhất cho việc xác định chiết khấu của dự án.

- Về các chỉ tiêu xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư:

Hiện nay chi nhánh chủ yếu là xác định các chỉ tiêu NPV, IRR và DSCR, chúng là các chỉ tiêu cơ bản để xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, tuy nhiên chi nhánh nên tính toán thêm:

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: đây là chỉ tiêu cho biết mức độ thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm. Ta có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh dự án với các dự án khác hay là so sánh với lãi suất ngân hàng. Dự án có nhanh chóng

thu hồi vốn đầu tư thì mới nâng cao được khả năng trả nợ của dự án, và ngân hàng cũng giảm bớt được rủi ro với nguồn vốn tham gia dự án của mình.

+ Thời gian thu hồi vốn đầu tư, đây là khoảng thời gian cần thiết để dự án hoạt động và hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản thu nhập từ dự án. Việc xác định chỉ tiêu này giữ vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả của dự án, bởi nhà đầu tư phải quan tâm xác định phương pháp khấu hao để làm sao cho giá thành sản phẩm không quá cao nhưng cũng phải rút ngắn được thời gian khấu hao để kịp thu hồi vốn đầu tư trước khi máy móc bị lạc hậu. Và nếu chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư ban đầu và dự án hoạt động có lãi thì khoản nợ ngân hàng cũng được đảm bảo hơn.

+ Trong việc xác định hiệu quả tài chính của dự án nên tính đến yếu tố lạm phát và trượt giá, bởi hiện nay tình hình lạm phát ở nước ta là khá trầm trọng. Nếu không tính đến có thể nó sẽ đẩy chi phí thực tế của dự án lên khá cao so với các tính toán ban đầu, từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án.

+ Chi nhánh cũng nên trú trọng hơn vào việc phân tích dự án ở trạng thái động. Tuy hiện nay chi nhánh đã áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong tất cả các dự án được thẩm định, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc xác định hiệu quả của dự án khi trong một hay một vài yếu tố thay đổi mà chưa đi sâu vào phân tích các kết quả. Do đó, ngoài việc tiến hành xác định hiệu quả của dự án, khi một số yếu tố thay đổi, chi nhánh cũng nên tiến hành đi sâu phân tích các kết quả tính toán được, từ đó nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh.

+ Ngoài ra chi nhánh cũng nên trú trọng hơn vào việc phân tích các khía cạnh khác của dự án đầu tư như khía cạnh công nghệ, kinh tế xã hội…trong khía cạnh công nghệ dự án, chi nhánh không nên chỉ dừng lại ở việc tính toán công nghệ là lạc hậu hay không, mà phải đi sâu phân tích xem công nghệ đó có phù hợp với dự án hay chưa, công nghệ đó ở mức nào so với trung bình ngành…Tuy nhiên để làm được điều này thì chi nhánh cần có những cán bộ thẩm định nắm kiến thức khá vững về kỹ thuật, nếu không thì chi nhánh có thể dùng biện pháp hỏi ý kiến chuyên gia, chuyên ngành về lĩnh vực đó, tránh tình trạng chấp nhận ngay kết quả do chủ đầu tư cung cấp

Một phần của tài liệu bidv nam hà nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w