Giải pháp về mặt nhân sự

Một phần của tài liệu Công Tác Thẩm Định Dự Án Vay Vốn Đầu Tư của Doanh Nghiệp Lớn Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Đông Đô (Trang 86 - 90)

- Hồ sơ pháp lý cần bổ sung:

2.1Giải pháp về mặt nhân sự

1. Những giải pháp về nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án

2.1Giải pháp về mặt nhân sự

* Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện công tác thẩm định.

và hội nhập với khu vực và thế giới đòi hỏi hệ thống Ngân hàng nói chung phải có sự đổi mới sao cho phù hợp. Trong mọi hoạt động nói chung, con người là một tài sản vô giá, luôn được đặt ở vị trí trung tâm, không nằm ngoài tác động đó, trong hoạt động thẩm định cũng vậy, cán bộ thẩm định luôn đóng vai trò quan trọng và tác động rất nhiều tới chất lượng của công tác thẩm định dự án.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp trong công tác thẩm định đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế thị trường, kinh doanh về hoạt động ngân hàng, quản lý tài chính tín dụng, … trong đó đặc biệt là kỹ năng về thẩm định tài chính dự án, có khả năng phân tích các chỉ tiêu, các chỉ số tài chính, … để có thể xem xét một cách toàn diện về dự án và đánh giá, kết luận chuẩn xác về hiệu quả của dự án xin vay vốn. Trên cơ sở vốn kiến thức chuyờn sõu, cán bộ có thể đánh giá hiệu quả dự án một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ, ngân hàng phải thực sự chú ý đến năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển, cần nghiêm túc đánh giá năng lực của người dự tuyển chứ không chịu tác động của những yếu tố khách quan bên ngoài. Để làm được điều đó, ngân hàng cần có chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ hợp lý để thu hút những cán bộ trình độ chuyên môn cao bên ngoài chi nhánh vào làm việc tại chi nhánh. Cá nhân tôi xin đề nghị chi nhánh nên thành lập riêng 1 tổ có trách nhiệm tiếp nhận và hướng dẫn những sinh viên có nhu cầu thực tập tại chi nhánh. Nếu làm được điều này thì chi nhánh sẽ tận dụng được một nguồn nhân lực rất lớn và lại với chi phí không hề cao nếu chi nhánh cú cỏc chính sách hợp lý. Sinh viên thực tập là những người trẻ, năng động, ham học hỏi nhưng lại thiếu các kỹ năng làm việc thực tế, thiếu kỹ năng giao tiếp, kinh nghiệm, … nhưng nếu như có chính sách đào tạo hợp lý và những ràng buộc liên quan hợp lý thì chi nhánh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực rẻ là những sinh viên thực tập. Và bản thân sinh viên chúng tôi cũng được lợi về kinh nghiệp và kỹ năng khi ngân hàng thực hiện điều đó.

Ngân hàng tổ chức các buổi tổng kết hoạt động trong quý, năm và các buổi nói chuyện chuyen đề nhằm nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm cho các cán bộ. Các cán bộ tín dụng, thẩm định sẽ đưa ra những vướng mắc gặp phải trong quá trình xét duyệt dự á, từ đó dần tích lũy kinh nghiệm và lựa chọn được các phương án xử lý tối ưu. Bên

cạnh đó, chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến những kiến thức mới nhất, chuyờn sõu về thẩm định dự án, kết hợp với đổi mới nội dung và phương thức đào tạo theo hướng chi tiết , cụ thể, chuyờn sõu về công tác thẩm định dự án. Chi nhánh nên tập trung khuyến khích và phát huy sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ trẻ vỡ đõy có thể sẽ là lực lượng cống hiến lâu dài cho tương lai phát triển của chi nhánh. Chi nhánh có thể khuyến khích đội ngũ cán bộ trẻ bàng các hình thức khen thuongr hay bàng cách cử đi học cỏc khóa đõũ tạo nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên, các cán bộ thẩm định cũng phải tự mình rèn luyện nâng cao hiểu biết và trau dồi kiến thức, đạo đức qua đó có thể phát huy được truyền thống tinh thần trách nhiệm cao và tính kỷ luật cao, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh nói chung và của công tác thẩm định nói riêng.

Trước hết điều này bắt nguồn từ yêu cầu thực tế và kiến thức liên ngành tổng hợp như kế toán, luật đầu tư, lập và quản lý dự án đầu tư, tài chính doanh nghiệp, … được sử dụng trong qỳa trỡnh thẩm định tài chính dự án. Có một thực tế là có một số cán bộ thẩm định của chi nhánh có xuất phát điểm là các cán bộ tín dụng, do vậy mặc dù đã tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, cỏc khóa dào tạo thẩm định, … nhưng mọi thứ mới dừng lại ở sự đào tạo không bài bản, ngắn hạn. Do vậy, ban lãnh đạo chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói chung và vì sự phát triển lâu dài của chi nhánh nói chung. Để làm được điều này Chi nhánh cần:

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án ( đây là công việc mang nặng tính chủ quan, quyết định của cán bộ thẩm định là cơ sở ra quyết định tín dụng của Chi nhánh, vì vậy việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định là hết sức cần thiết, nó giúp công tác thẩm định vững vàng, tự chủ, sáng suốt trong quá trình ra quyết định).

+ Việc tiến hành đào tạo, nâng cao hay đào tạo lại một cách bài bản và hệ thống phải được tiến hành hàng năm một cách đều đặn. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ xung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được

nững cán bộ có năng lực thực sự vào các vị trí thích hợp, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu.

+ Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh qua tình hình tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích như hiện nay, điều quan trọng hơn đó là phải biết cùng một lúc phải phối hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá của mình, biết chú ý tỡm cỏc số liệu liên quan đến các dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp xin vay vốn đang hoạt động.

+ Nâng cao hơn nữa khả năng đọc – hiểu các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, … tích cực nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp bằng việc không chỉ sử dụng phương pháo tỉ lệ mà còn kết hợp sử dụng các phương phó phân tích khác như phương pháp phân tích tài chính Dupont, … bổ xung phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian ( như tổng lãi kinh doanh, giá trị ra tăng, kết quả kinh doanh, chênh lệch thương mại và tổng sản phẩm của niên độ,…).

+ Lưu ý tích cực đào tạo nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học vào công tác thẩm định cho cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích nhằm đẩy nhanh công tác thẩm định, đạt hiệu quả cao trong công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

* Nâng cao tư cách đạo đức của cán bộ thẩm định.

Do tính đặc thù của công việc thẩm định dự án đầu tư mà cán bộ thẩm định không chỉ cần có trình độ chuyên môn mà còn phải có cả tư cách đạo đức tốt. Không phải ngẫu nhiên mà ở các thị trường đi trước, đạo đức nghề nghiệp được đặt trên cả lợi ích kinh tế đơn thuần. Do tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với những dự án nên cán bộ thẩm định không tránh khỏi việc đối mặt với những hành vi sai trái, vì vậy để hạn chế tình trạng này, Chi nhánh có thể tiến hành một số giải pháp: quán triệt quyền hạn và trách nhiệm cụ thể đến từng người, có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm cụ thể, tổ chức những buổi nói chuỵện về đạo đức nghề nghiệp với những cán bộ trong Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Công Tác Thẩm Định Dự Án Vay Vốn Đầu Tư của Doanh Nghiệp Lớn Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Đông Đô (Trang 86 - 90)