TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Trang 64 - 73)

1 Vốn tự có

TT KHOẢN MỤC CHI PHÍ NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM

1

Tiền lương hàng năm 15 người x 2.200.000 đ/ ng/ tháng

396.000.000 396.000.000 396.000.000 396.000.000

2 Bảo hiểm xã hội + BHYT 75.240.000 75.240.000 75.240.000 75.240.000 3 Chi phí quản lý 360.000.000 360.000.000 360.000.000 360.000.000 3 Chi phí quản lý 360.000.000 360.000.000 360.000.000 360.000.000 4 Các chi phí khác 277.200.000 277.200.000 277.200.000 277.200.000 Tổng chi phí hoạt động 1.108.440.000 1.108.440.000 1.108.440.000 1.108.440.000

Nguồn: Phòng quản lý dự án đầu tư xây dựng

Từ kế hoạch phân bổ chi phí như trên, Ban quản lý dự án kiểm soát tình hình sử dụng vốn đầu tư vào việc thi công các công việc như thế nào.

1.2.5.3. Đánh giá công tác quản lý “ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH

DOANH ĐẤT CÓ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ VĨNH PHÚ I ( GIAI ĐOẠN 2 ) QUY MÔ 52,56 HA”.

a. Những kết quả đạt được:

Xét về mặt tổng thể, dự án trên hoạt động khá thuận lợi. Thông qua phân tích việc thực hiện dự án có thể thấy rằng dự án đem lại nhiều kết quả khả quan, cụ thể như sau:

Giá trị hiện tại ròng của dự án là NPV = 13,415 tỷ đồng > 0 với thời gian thực hiện dự án trong vòng gần ba năm rưỡi. Vì vậy đây là một dự án tương đối thành công.

Hệ số hoàn vốn nội bộ: IRR = 14,45 % / năm , lớn hơn so với tỷ lệ chiết khấu đặt ra là 8,4 % / năm.

Những chỉ tiêu tài chính của dự án nêu trên cho thấy dự án đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế tài chính cũng như hiệu quả về mặt xã hội.

Xét về mặt hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh đất có hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Vĩnh Phú I ( giai đoan 2 ).

Về chất lượng thực hiện dự án :

Hệ thống đường giao thông: Dự án đã xây dựng được một mạng lưới

giao thông hoàn chỉnh gồm các tuyến đường chính, đường phụ đảm bảo yêu cầu giao thông thuận tiện cho nội bộ khu vực và cho việc liên hệ với các khu vực xung quanh qui hoạch và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Cụ thể như sau:

- Đường trục chính có ba loại:

+ Loại lộ giới 25m trong đó lòng đường rộng 13m, hai vỉa hè rộng 5m. + Loại lộ giới 20m trong đó lòng đường rộng 8m, hè rộng 4m mỗi bên. + Loại lộ giới 14m trong đó lòng đường rộng 7m, hè rộng 3,5m mỗi bên.

- Đưòng nhánh nối các khu nhà ở với trục đường phụ có hai loại + Loại lộ giới 6m trong đó hè rộng 1,5m mỗi bên.

+ Loại lộ giới 5m trong đó hè rộng 1,2m mỗi bên.

- Hệ thống đường, cầu nối khu quy hoạch với các vùng lân cận có lộ giới 25 m, lòng đường rộng 13m, hè rộng 5m mỗi bên, dải phân cách rộng 2m ở giữa.

- Kết cấu mặt đưòng mềm, rải bêtông asphalt 2 lớp, vỉa hè lát gạch và trồng cây xanh.

Hệ thống cấp nước: Nước cấp sinh hoạt được lấy từ khu vực nối liền

giai đoạn 1 trục truyền dẫn nằm trên đường số 3; nguồn nước phục vụ chữa cháy lấy từ sông Vĩnh Bình bao quanh khu vực do bán kính phục vụ không quá 250m. Cấu trúc mạng lưới phân bố bao gồm :

D = 100 ; L = 1102 m

- Đường ống đến dịch vụ và phân phối đến nơi tiêu thụ : D <= 50 ; L = 9212m.

Với cấu trúc mạng lưới như vậy, hệ thống cấp nước của dự án có thể cung cấp 200 - 240 lít một người một ngày đêm, phục vụ nhu cầu 1.350 m3 / ngày đêm.

Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước được xây dựng hoàn toàn

riêng biệt, có trạm xử lý nước thải riêng công suất 1200 m3 / ngày đêm. Nước thải được đưa đến trạm xử lý trước khi thải qua các sông rạch, nước thải qua xử lý đạt các tiêu chuẩn về nước thải xả nguồn TCVN 5945 – 1955 .

Hệ thống thoát nước mưa bao gồm:

- Các cống có tiết diện D 300 – D 1500 mm có tổng chiều dài 9.340m - Hố ga thu nước mưa: 321 cái

- Hố ga thoát giếng thăm: 202 cái - Cửa xả: 06 cái

Hệ thống thoát nước thải bẩn bao gồm:

- Các cống PVC 300 – PVC 400 có tổng chiều dài 10.040 - Hố ga, giếng thăm: 513 cái, cửa xả: 01 cái

Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được lấy từ nguồn 220 KV từ Hóc

Môn về.

Hệ thống đạt tiêu chuẩn: chiều dài tuyến trục chính là 1.262m đi trên cột ly tâm 12 – 14m. Loại dây AC 150 dài 918m. Lắp được 8 trạm biến áp loại 22/15/0,4 KV.

Hệ thống cấp điện của dự án có thể cấp được 800 – 1200 Kwh một người một năm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ điện là 2010 KVA.

Hệ thống cảnh quan cây xanh:Cây xanh được bố trí tập trung thành các

trồng dọc theo các vỉa hè, các dải phân cách. Hệ thống cảnh quan cây xanh chiếm khoảng 10 % diện tích đất quy hoạch, bố trí rộng khắp đảm bảo mỹ quan, đủ mảng xanh cho toàn bộ dự án và khu vực.

Như vậy, nhờ công tác quản lý chất lượng dự án chặt chẽ, chất lượng dự án nói chung là tốt, tạo ra cho khu vực dự án một môi trường sống sinh thái tự nhiên; kết hợp hài hòa các yếu tố cây xanh, mặt nước tạo nên sự thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn trong mọi góc độ sinh hoạt. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cảnh quan đẹp, môi trường sinh thái trong lành, dự án có thể nói là đạt tiêu chuẩn của một thiên đường nghỉ dưỡng, thu hút nhiều người đến sinh sống và làm việc.

Về chi phí thực hiện dự án:

Theo báo cáo quyết toán Ban quản lý dự án LICOGI tháng 3/2007, chi phí thực hiện dự án thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 1.14: Chi phí thực hiện dự án

TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC CHI PHÍ (đ)

1 Chi phí xây lắp & thiết bị 133.613.790.000

2 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 110.537.468.000

3 Chi phí khác 57.991.486.500

4 Chi phí dự phòng 30.214.129.500

5 Lãi vay trong thời gian xây dựng 25.692.240.000

6 Tổng mức đầu tư 358.049.114.000

Nguồn: Phòng quản lý dự án đầu tư xây dựng

Như vậy, so với kế hoạch, Tổng mức đầu tư tăng 32.204.000 đồng. Nguyên nhân của việc tăng tổng mức đầu tư này chủ yếu là do tăng chi phí khác là 23.978.000 đ (các chi phí khác như: chi phí lập dự án đầu tư, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí lập và phân tích hồ sơ thầu, chi phí giám sát thi cong

công trình, chi phí thẩm định dự án, chi phí quản lý dự án…) các chi phí còn lại (chi phí xây lắp và thiết bị, chi phí dự phòng) có tăng nhưng không đáng kể.

Tuy nhiên, chi phí thực hiện dự án không vượt quá nhiều so với kế hoạch đề ra, vì vậy nói chung dự án vẫn có thể được coi là đạt hiệu quả về mặt chi phí.

b. Hạn chế :

Hạn chế của công tác quản lý dự án là quản lý thời gian còn chưa được chặt chẽ khiến dự án hoàn thành chưa đúng so với kế hoạch đề ra.

Theo bảng theo dõi tiến độ, thời gian thực hiện dự án là:

Bảng 1.15: Tiến độ thực tế dự án

TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN THỰC HIỆN

1 Lập, thẩm định & phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Từ tháng 8 / 2003 đến đầu tháng 9 / 2003

2 Khảo sát có phương án giá, xây dựng quy trình và tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng

Từ tháng 8 / 2003 đến tháng 2 / 2004

3 Hoàn thiện và xin phê duyệt quy hoạch TKKT

Từ tháng 10 / 2003 đến tháng 12 / 2003

4 Khởi công xây dựng Tháng 3 / 2004

5 Thời gian thi công và kinh doanh đất có hạ tầng kỹ thuật

36 tháng

6 Hoàn thành đưa công trình đi vào sử dụng Tháng 2 / 2007

Như vậy, theo kế hoạch thì công trình bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 1/2004. Tuy nhiên, trên thực tế thì đến tháng 3 năm 2004 công trình mới có thể khởi công, chậm 2 tháng so với tiến độ dự án.

Nguyên nhân chậm tiến độ kế hoạch là do công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Trong phạm vi dự án nghiên cứu, phần đất bị thu hồi phần lớn là đất nông nghiệp, nên đối với một số hộ dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa, hoa màu … khi bị lấy đi đất canh tác sẽ sinh ra phản ứng tiêu cực khiến cho việc giải phóng gặp nhiều khó khăn. Bởi thế, công tác giải phóng mặt bằng tại Ban quản lý dự án còn gặp nhiều vấn đề bất cập cần phải suy nghĩ để xử lý.

1.2.6. Đánh giá chung về công tác Quản lý dự án tại Tổng công ty xây dựng

và phát triển hạ tầng:

Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng là một đơn vị có thế mạnh truyền thống về thi công cơ giới, xử lý nền móng, xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng với qui mô từ nhỏ đến lớn. Để có thể xây dựng các công trình đạt đuợc chất lượng cao trong giới hạn thời gian và điều kiện ngân sách cho phép thì không thể không kể đến vai trò của công tác quản lý dự án đầu tư mà cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm là phòng Quản lý dự án đầu tư và xây dựng cùng Ban quản lý dự án được thành lập.

Trong nhiều năm qua phòng quản lý dự án và ban quản lý dự án đã thực hiện việc triển khai các dự án đầu tư có hiệu quả, đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Quá trình quản lý dự án đã góp phần nghiên cứu bổ sung kịp thời những khiếm khuyết trong quá trình lập và thẩm định dự án, đưa ra các biện pháp thuyết phục hơn trong việc thực hiện thi công dự án.

Qua phân tích công tác quản lý dự án “đầu tư xây dựng và kinh doanh đát có hạ tầng kỹ thuật giai đoạn hai khu dân cư Vĩnh Phú I quy mô 52,56 ha”, ta có thể thấy được phần nào tình hình quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng.

Về thành tựu đạt được:

Thứ nhất, công tác quản lý chất lượng dự án đã được thực hiện khá tốt, Tổng công ty đã và đang đảm nhận thực hiện xây dựng thành công nhiều công trình quan trọng với các điều kiện kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế như : khu công nghiệp: Nội Bài, Đài Tư, Bắc Thăng Long, Thanh Trì, Gia Lâm – Hà nội, Suối Dầu – Nha Trang; Khu dân dụng: Câu lạc bộ Hà Nội, Khách sạn 14 tầng HORISON tại 40 Cát Linh – Hà Nội, Khách sạn Licogi 3 sao 15 tầng tại Hạ Long - Quảng Ninh, Nhà biên tập phát thanh quốc tế - Đài tiếng nói Việt Nam, Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại - Đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Nội, Nhà ga hành khách sân bay Quốc tế T1 Nội Bài, Trung tâm hội nghị Quốc tế 35 Hùng Vương, Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa, Nhà thi đấu Phú Thọ Tp Hồ Chí Minh, Chung cư 17 tầng Mỹ Đình – Hà Nội, Lãnh sự quán Mỹ tại tp Hồ Chí Minh, Cao ốc 27 tầng Phúc Thịnh;

Xây dựng công nghiệp: Nhà máy lắp ráp ô tô FORD tại Việt Nam, Nhà máy thực phẩm Nghĩa Mỹ - Hưng Yên, Nhà máy đóng tàu Nam Triệu, Nhà máy đường Quỳ Hợp - Nghệ An, Nhà máy phân đạm Bắc Giang, Nhà máy gang

thép Thái Nguyên, Nhà máy bột gíấy Kon Tum, Nhà máy Granit Đồng Nai,

Thủy điện Đại Ninh, A Vương, Bản lả ; cơ sở hạ tầng và giao thông: đường Quốc lộ 51, Công trình đường vận hành thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, Cảng nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh, khu đô thị Lán Bè - Cột 8 tỉnh Quảng Ninh, Đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nâng cấp và mở rông Bệnh viện Bạch Mai…

Thứ hai, khi thực hiện dự án, phòng quản lý dự án và Ban quản lý dự án đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của dự án, từ đó phân chia các công việc lớn thành các công việc nhỏ hơn, chi tiết hơn, tạo điều kiện tốt cho quá trình quản lý thi công công trình.

Thứ ba, từ việc phân chia rõ chi tiết công việc, phòng quản lý dự án và ban quản lý dự án cũng phân bổ cụ thể chi phí thực hiện từng hạng mục công trình, giúp cho công tác quản lý trở nên thuận lợi, tạo nên thành công của công trình.

Thứ tư, tinh thần làm việc nhiệt tình của các thành viên trong phòng quản lý dự án và ban quản lý dự án cũng góp phần không nhỏ trong quá trình quản lý dự án hoàn thành một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Về những mặt hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm hiện có thì công tác quản lý dự án tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng cũng vướng phải một số nhược điểm như sau:

Thứ nhất, công tác quản lý và huy động vốn còn chưa đạt hiệu quả. Do đó, trong nhiều dự án, công việc đang được thi công phải tạm dừng vì thiếu vốn đầu tư, gây ra sự chậm trễ trong hoạt động thực hiện dự án. Ngoài ra, việc quản lý vốn còn lỏng lẻo gây tác động không nhỏ tới kết quả và hiệu quả đầu tư do hiện tượng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư còn thường xảy ra.

Thứ hai, một số cán bộ quản lý dự án có kiến thức chuyên môn rất tốt, bên cạnh đó cũng có một số cán bộ còn yếu về chuyên môn, cần được đào tạo bồi dưõng thêm, nâng cao trình độ của một cán bộ quản lý dự án.

Thứ ba, công cụ kỹ thuật sử dụng trong công tác quản lý dự án còn lạc hậu, ví dụ hiện nay Tổng công ty vẫn chưa sử dụng các công cụ kỹ thuật quản lý dự án tiên tiến mà thực hiện thủ công trên phần mềm Excel và khá đơn giản.

Thứ tư, về cơ chế quản lý dự án, việc tiến hành các thủ tục hành chính còn khá phức tạp có liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau trong Tổng công ty, khâu lưu trữ dữ liệu vẫn chưa thực hiện tổng kết và đánh giá về dự án, tập hợp dự án, gây khó khăn cho việc tra cúu lại tài liệu cũ khi cần thiết.

Nói tóm lại, công tác quản lý dự án tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ và bên cạnh đó cũng gặp phải một số hạn chế nhỏ. Vì vậy, phần tiếp theo của chuyên đề sẽ đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty.

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)