Làm sao để dịch Tiếng Anh thật hay?

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm học tiếng anh (Trang 35 - 38)

Hôm nay, dethi.com giới thiệu bài viết của bạn Tong Xuan Phu, phụ trách chuyên mục dịch Anh VIệt, mọi người cùng tham khảo nhé. "Chào các bạn. Trong diễn đàn, từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ bàn về việc dịch văn bản tiếng Anh trong các trường hợp cụ thể. Vậy tại sao chúng ta không bàn cách để dịch hiệu quả hơn nhỉ. Bài viết của tôi khá dài nên tôi chia ra làm nhiều phần. Các bạn đóng góp ý kiến nhé."

Thứ nhất, các cuốn sách và/hoặc CD cần trang bị ngay: 1) Oxford advanced learner’s dictionary 7th edition. 2) Oxford collocations dictionary 3) Bách khoa toàn thư Encarta, Britannica, Wikipedia.org… 4) Từ điển Lạc Việt (chỉ nên dùng như một công cụ để tham khảo và hỗ trợ cho Oxford advanced learner’s dictionary mà thôi).

Thứ hai, tác dụng của các tài liệu trên:

1)Một sai lầm thường thấy khi các bạn viết tiếng Anh là nó rất khó hiểu đối với người bản ngữ vì bạn dịch word for word ý tưởng của bạn từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tuy nhiên, câu tiếng Việt đó của bạn cũng sai luôn về ngữ pháp. Do vậy hãy dùng cuốn từ điển này để tra mẫu câu và xem người Anh viết như thế nào để ta nói và viết chuẩn hơn. Mỗi ngôn ngữ khác nhau thì đều có cách diễn đạt khác nhau về một vấn đề. Nhiều khi nó xuất hiện nhiều idiom, nhiều cụm từ ghép. Vậy thì bạn không thể hiểu được nghĩa của chúng nếu không dùng từ điển nguyên gốc tiếng Anh. Tôi lấy ví dụ như cụm Seeing eyes dog, FYI… mà các bạn trong diễn đàn đã hỏi.

2) Tại sao lại phải dùng Oxford Collocations Dictionary? Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể để minh họa. Trong diễn đàn có bạn hỏi, dịch câu "công ty tôi có đủ năng lực để làm công việc này." Tôi đã trả lời là Our compay has proven ability to do this work. Tại sao tôi lại cho từ proven vào trước ability? Trong khi đó, ở trong câu tiếng Việt không đả động gì đến từ Proven cả. Tôi xin giải thích như sau, tôi nắm được từ chính ở đây là abilitỵ Vậy tôi kết hợp tra luôn từ điển Oxford Collocations. Tôi đã tra được một loạt các tính từ trong tiếng Anh luôn đi kèm với ability là gì, vậy là tôi nhặt ra và dịch trôi chảy. Như vậy là cách viết đó rất English.

3) Hãy biến mình thành một đứa trẻ 3 tuổi. Vì sao? Ví một đứa trẻ 3 tuổi thì thường hỏi mọi thứ mà nó không hiểu và yêu cầu người lớn giải đáp. Tuy nhiên kỹ năng này cứ bị thui chột theo thời gian vì người lớn đã vô tình vùi dập đi niềm đam mê học hỏi của đứa trẻ bằng các câu trả lời đại loại như: Hỏi làm gì? Sao mày ngu thế? Có thế mà cũng phải hỏi à? ...

Bách khoa toàn thư chính là người thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Mỗi khái niệm mỗi thắc mắc của các bạn đều được ông thầy này giải đáp khá chi tiết. Tôi xin lấy một ví dụ: Thỉnh thoảng bạn có nghe nói đến tăng trưởng GDP không bền vững. Vậy có khi nào bạn hỏi ngược lại rằng: vì sao lại tăng trưởng không bền vững không? Để xác định được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn phải xác định mình cần tìm thông tin gì để trả lời cho câu hỏi đó. Ở đây rõ ràng bạn phải tìm hiểu GDP là cái gì và các yếu tố chi phối GDP. Hãy vào en.wikipedia.org đánh vào GDP. Bạn sẽ có câu trả lời. Xin lưu ý với các bạn là bản bách khoa toàn thư Encarta 2007 và Britannica 2007, mỗi loại có 5 đĩa. Còn Wikipedia là bách khoa toàn thư trực tuyến, miễn phí.

4) Tại sao chỉ nên dùng từ điển Lạc Việt hay các từ điển Anh-Việt khác để tham khao? Như các bạn đã biết, từ điển Lạc Việt hay bất cứ từ điển Anh-Việt nào khác đều dựa trên định nghĩa tiếng Anh của các từ trong Oxford để phiên ra một từ tương ứng trong tiếng Việt. Tuy nhiên nhiều khi việc dịch thuật không chính xác, dẫn đến các bạn dịch cũng không chính xác theo. Tôi xin lấy một ví dụ đó là từ Outsourcing: nghĩa là chuyển một phần hoặc toàn bộ công việc của một công ty sang một nước hay vùng khác có giá nhân công rẻ hơn nhằm tạo ra sức cạnh tranh. Báo chí của ta lại dịch là gia công. Nghĩa đó không bao trùm được ý của từ này.

Tôi xin nói thêm một điều đó là: vì sao chúng ta dịch chưa hay? Thứ nhất là do tiếng Việt của các bạn chưa tốt. Khi các bạn dịch một văn bản thuộc một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng đọc lấy vài văn bản thuộc lĩnh vực tương đương bằng tiếng Việt để lấy từ vựng và đồng thời học luôn văn phong thể hiện của họ. Thứ hai: Dịch thuật nhiều khi khá cứng nhắc. Có một số cụm từ cố định mà bạn nên học thuộc lòng luôn. Ví dụ như: Department of Commerce: Bộ thương mại Mỹ Department of State: Bộ ngoại giao Mỹ Còn các bộ của Việt Nam thì lại dịch là Ministry Ví dụ: Ministry of Trade, Ministry of Foreign Affairs...

ELTS: Writing Task 2 - Tutorial

Trong phần một của bài viết, mình đã đề cập đến các phần cơ bản mà bạn sẽ gặp trong Task 1. Trong phần 2 này, mình sẽ nói đến Task 2, một phần cực kì quan trọng và cũng là phần chiếm nhiều điểm nhất trong toàn bộ điểm số phần writing. Để làm tốt phần này, bạn không những cần có vốn từ vựng tốt, kiến thức ngữ pháp vững, tổ chức bài viết có logic mà còn cần ít nhiều kiến thức bên ngoài như về mặt xã hội, công nghệ…

Tuy những kiến thức bên ngoài này không phải là phần quyết định cho bài viết, nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi viết essay trong Task 2 đấy.

Trong Task 2, bạn sẽ có 40 phút để hoàn thành một bài essay ngắn (nếu như bạn đã dành 20 phút cho Task 1) với tối thiểu 250 từ. Tuy nhiên bạn cũng không nên viết quá dài, sẽ rất mất thời gian, hơn nữa sẽ không còn thời gian cho bạn để review lại 2 bài viết. Bạn nên giới hạn số lượng từ trong khoảng 250 – 350 từ. Đương nhiên trong khi thi thật bạn sẽ không có đủ thời gian ngồi đếm từ, mà nếu có cũng không nên ngồi đếm phí thời gian, nhưng trong quá trình bạn practise ở nhà, bạn sẽ ước lượng được số lượng từ trong bài viết của mình.

Thông thường, chủ đề trong Task 2 sẽ là một bài thảo luận về một chủ đề nào đó. Bạn có thể sẽ phải thể hiện ý kiến cá nhân của mình và bảo vệ ý kiến đó, nghĩa là bạn phải đưa ra các lý do để support cho ý kiến của mình; hoặc là bạn sẽ được yêu cầu đưa ra một giải pháp cho một vấn đề nào đó; hoặc là so sánh 2 ideas về một subject.

Bài essay được chấm điểm như thế nào?

Một bài essay trong Task 2 sẽ được marked dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:

Arguments, Ideas and Evidence: ở phần này, rater sẽ xem xét nội dung bài essay của bạn. Argument nghĩa là bạn sẽ thể hiện chính bản thân mình như thế nào nếu bạn ở trong trường hợp của câu hỏi đề bài. Idea nghĩa là bạn có bao nhiêu ideas và có good enough để support arument của bạn hay không. Evidence là facts mà được sử dụng để support ideas của bạn. Evidence là phần cực kì quan trọng trong Task 2, thông thường đề bài sẽ yêu cầu bạn sử dụng những trải nghiệm thực tế của bản thân để support your ideas. Tuy nhiên, nếu gặp phải một chủ đề mà thực sự là bạn chưa gặp bao giờ, bạn có thể đưa ra evidence là của bạn hay người thân của bạn, hoặc là..bịa ra cũng không sao, miễn là các evidence đó nghe có vẻ thật là ok.

Communicative Quality: phần này rater sẽ xem xét bạn có trả lời đúng câu hỏi hay không, có communicative hay không; nghĩa là bạn có làm cho reader hiểu được “what you are saying” không?

Vocabulary and Sentence Structure: tương tự như trong Task 1, phần này bài essay của bạn sẽ được kiểm tra về grammar is right, từ vựng có dùng thích hợp hay không, cấu trúc câu có đa dạng không…

Điểm cuối cùng sẽ là điểm trung bình từ 3 điểm trên.

Bắt đầu viết một bài essay như thế nào? Đọc kĩ đề bài:

Điều này nghe có vẻ như “biết rồi, nói hoài”, tuy nhiên vẫn có rất nhiền bạn sau khi làm bài xong thì thấy hình như mình lạc đề, hoặc không trả lời hết các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Đây là tâm lý chung, bởi vì chúng ta bị áp lực về thời gian, chúng ta thường tranh thủ đọc thật nhanh đề bài và lao vào viết ngay, đến khi viết nửa chừng giật mình thấy sai đề thì không còn đủ thời gian viết lại nữa. Hoặc nhiều khi viết xong xuôi, ngồi đọc lại mới thấy..nhầm topic hoặc trả lời chưa đầy đủ câu hỏi.

Vì vậy, hãy dành thời gian đọc thật kỹ đề bài và Gạch Dưới những điểm chính mà đề bài yêu cầu. Ví dụ như đề bài sau:

Some people say that advertising encourages us to buy things we really do not need. Others say that advertisements tell us about new products that may improve our lives. Which viewpoint do you agree with? Use specific reasons and examples to support your answer.

Chúng ta nên gạch dưới hoặc highlight những cụm từ quan trọng hoặc cả câu nếu thấy cần thiết. Một số lời khuyên cho rằng chỉ nên gạch dưới keyword, tuy nhiên việc xác định keyword trong trường hợp này dễ gây cho chúng ta sự nhầm lẫn và đôi khi do gấp gáp về thời gian chúng ta lại gạch dưới từ không phải là keyword, làm mất ý chính của câu hỏi. Do đó, nếu không chắc lắm về việc xác định những keywords trong đề bài, hãy gạch dưới cả cụm từ hoặc cả câu như ví dụ trên.

Planning cho bài essay của bạn:

Rất nhiều bạn cho rằng điều này chỉ phí thời gian, tuy nhiên nếu không đưa ra trước dàn bài cho bài essay của bạn, bạn rất dễ cảm thấy bế tắc cho dù bạn có nhiều ý hay không. Nếu bạn chưa có ý mà cứ lao vào viết ngay thì dễ bị..bí đường, sẽ rất mất thời gian để ngồi nghĩ ra ý tiếp theo cho bài viết, và nếu bạn nghĩ ra được ý mới cho bài viết và lại thấy rằng ý này nên được đặt trước ý bạn vừa viết xong. Bạn sẽ không còn đủ thời gian làm chuyện đó và bài viết của bạn sẽ trở nên lỏng lẻo về bố cục các ideas, không có logic rõ ràng. Trong trường hợp, bạn gặp đúng chủ đề yêu thích và có rất nhiều ý tưởng, bạn cũng sẽ rơi vào trường hợp tương tự nếu không phanning trước các ý mình sẽ viết.

Phát triển ý cho một bài luận

Đa số giáo viên thấy không thoải mái trong việc đọc và nhận xét những bài luận của học sinh bởi vì có rất nhiều bài luận sáo rỗng, không đủ ý và không có ý hay, hoặc thậm chí là nội dung những bài luận rất giống nhau đặc biệt là khi họ cùng viết về một chủ đề. Ngược lại, học sinh cũng tỏ ra không hứng thú với việc viết luận vì họ thường không nghĩ ra được nhiều ý để viết.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Làm thế nào để hướng dẫn học sinh viết luận một cách tự nhiên? Điều quan trọng chính là ở quá trình phát triển ý và những thông tin thu thập được trong bài viết của học sinh.

Hầu hết học sinh phát triển ý bằng cách suy nghĩ rất nhanh trong vòng 5 tới 10 phút, liệt kê khoảng 3 hoặc 4 ý sau đó viết nháp ngay. Tất nhiên, quá trình này được yêu cầu đặc biệt đối với các bài viết có giới hạn về thời gian, ví dụ như bài kiểm tra. Nhưng chính cách viết kiểu này khiến những ý tưởng trở nên hời hợt chứ không thực sự sâu, thiếu sự sáng tạo.

Vậy có những cách nào để phát triển ý một cách hiệu quả? Những sách dạy viết thường liệt kê các bước như sau: động não, liệt kê, móc nối các ý, tư duy bằng bản đồ hay tập hợp tất cả các ý lại, phác thảo một dàn ý đại cương, đặt câu hỏi, ghi chép lại, nhìn đề bài và viết thành bài luận. Các bước trên rất có ích cho các bạn khi viết một bài luận. Global Education xin đưa ra ba bước cơ bản sau, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn khi viết những bài luận mang tính học thuật.

Viết tự do: Điều này có nghĩa là bạn viết hết tất cả những ý tưởng của bạn về một chủ đề. Đừng bao giờ lo lắng rằng bạn viết như thế này là đúng hay sai, cũng đừng quá lo lắng về những lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ, cách tổ chức, sắp xếp các ý hay cấu trúc câu. Bạn có thể viết tự do theo những cách như: liệt kê, tổng hợp hay viết một cách đơn giản. Viết tự do cũng có nghĩa là bạn có thể ghi chép lại bất kỳ một ý tưởng nào xuất hiện trong suy nghĩ của bạn. Để làm tốt bước này, điều quan trọng là bạn nên có một quyển sổ ghi chép nhỏ.

Có hai điều thuận lợi cho bạn khi bạn thực hiện bước viết tự do này. Để viết một bài luận hay hoàn toàn không phải là dễ, nó đòi hỏi bạn phải làm việc hết sức chăm chỉ. Viết tự do tạo cho bạn làm quen dần với việc viết một cách thoải mái, không phải lo lắng, suy nghĩ nhiều trước khi bạn bắt đầu bước sang viết nháp bài luận của mình. Điều này có nghĩa là viết tự do giúp cho bạn thoát khỏi sự bế tắc trong viết luận. Thứ hai, viết tự do giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lộn xộn. Bằng cách viết ra tất cả những ý tưởng, chúng ta sẽ giảm nhẹ được những suy nghĩ trong đầu, và tự do thoải mái nghĩ nhiều hơn nữa về chủ đề. Dù thế nào đi nữa thì viết ra những ý tưởng còn dễ hơn việc cố gắng sắp xếp chúng trong đầu.

Đọc: Đọc những bài đọc liên quan tới chủ đề bạn đang viết (như trong sách, báo, hay các nguồn trên mạng) sẽ giúp bạn có được một nguồn thông tin phong phú. Những người khác viết được những gì về chủ đề của bạn? Những ý tưởng của bạn có liên quan gì tới những gì họ viết không? Mục đích của bạn có khác với họ không? Làm thế nào để bạn kết hợp một vài ý hay của họ vào bài của bạn? Với những câu hỏi trên, việc đọc sẽ khuyến khích suy nghĩ của bạn và có thể cung cấp nhiều ý tưởng hay cho bài luận.

Nói chuyện với những người khác:Hãy sẵn lòng và vui vẻ chia sẻ những ý tưởng của bạn về chủ đề viết với những người khác. Bạn có thể chia sẻ với những người bạn cùng trang lứa, những người thân trong gia đình, giáo viên của bạn hay thậm chí là với chính bản thân bạn. Ngay sau khi thảo luận, hãy xem lại bài viết tự do của bạn để ghi chép thêm những ý tưởng mới.

Làm thế nào để làm giàu vốn từ vựng của mình

Từ vựng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong giao tiếp. Những người không được đào tạo tiếng Anh chính thống nhưng vẫn có thể giao tiếp với người nước ngoài nhờ vào vốn từ vựng phong phú của mình. Bạn có thể đọc tiểu thuyết, báo thể thao hoặc báo địa phương. Đọc vì sở thích chứ không phải đọc để phục vụ cho công việc hoặc việc học tập của bạn. Đọc độc lập giúp tăng vốn từ vựng bởi vì chúng ta được tiếp cận với từ mới và có thể đoán được nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh. Dưới đây là một số cách giúp phát triển vốn từ vựng thông qua quá trình đọc độc lập:

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm học tiếng anh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)