Sử dụng từ điển tiếng Anh

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm học tiếng anh (Trang 40 - 47)

Hiện nay, các loại từ điển số (software) và từ điển trực tuyến (on line dictionary) được xuất bản rất nhiều, nên có lẽ nhiều người không sử dụng từ điển sách (hard copy) nữa. Tôi cũng thường sử dụng các loại từ điển "cấp tốc" này. Nhưng không phải chúng luôn luôn giúp giải thích rõ ràng và cặn kẽ một từ, câu nào đó. Vì vậy, tại bàn máy của tôi bao giờ cũng có một quyển từ điển to vật vã Sử dụng từ điển sách không thuận tiện bằng software vì từ điển sách quá nặng, lại mất thời gian... giở từng trang Nhưng từ điển sách chứa đầy đủ thông tin hơn bất kỳ một loại từ điển số nào.

Để sử dụng từ điển có hiệu quả, bạn nên đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng ở những trang đầu. Ví dụ dưới đây được trích từ trang hướng dẫn của Concise Oxford English Dictionary. Các từ điển khác có thể khác chút ít, nhưng nhìn chung các quy tắc này hầu như được sử dụng một cách thống nhất.

Bây giờ, bạn hãy nhìn vào một entry trong từ điển:

Bạn có thể tự phân tích những nội dung chứa đựng trong entry này, dựa vào bảng hướng dẫn ở trên không? (Lưu ý: C17 = Century 17; Fr. = French; Ital. = Italian; L. = Latin).

Ngoài ra, để tra từ điển một cách nhanh chóng, bạn nên (và phải) thuộc bảng chữ cái. Đây là ví dụ một trang từ điển. Bạn hãy nhìn vào hai từ in đậm ở đầu trang: từ bên trái là từ đầu tiên của trang; từ bên phải là từ cuối cùng của trang. Như vậy, nếu bạn cần tìm từ "percent" chẳng hạn, chắc chắn bạn phải giở sang trang khác.

Một lưu ý rất quan trọng, bạn không nên tìm từng từ đơn để ghép vào câu. Trước khi đưa vào câu, bạn cần xem kỹ từ loại, cách sử dụng (qua các ví dụ) để tránh viết một câu tiếng Anh theo lối hành văn của người Việt.

Những suy luận và sự chính xác trong việc sử dụng tiếng Anh

Có những điều có thể là rất đơn giản nhưng khi phân vân chúng ta chẳng biết hỏi ai. Làm thế nào để có thể vận dụng Anh ngữ 1 cách chỉnh xác nhất? Mình chỉ có thể nói rằng niềm đam mê môn sinh ngữ này sẽ giúp chúng ta nâng cao hơn khả năng của mình tùy theo ham muốn tìm hiểu của mỗi người tới đâu.

Để giúp các bạn bớt khó khăn khi gặp những điểm khúc mắc trong quá trình học, xin được mở ra chuyên mục này để trao đổi các kinh nghiệm về ngữ pháp. Mong được các bạn ủng hộ.

Đề tài đầu tiên mình đưa ra cũng đơn giản thôi, các bạn thử trả lời ha:

Giữa "on time" và "in time" có sự khác biệt nào không? Có mối liên hệ nào giữa việc dùng giới từ "in" hay giới từ "on" khi kết hợp với "time" không?

On time: Đúng lúc (giờ) đã quy định "không sớm cũng không muộn":

I got to my office on time for the progress meeting. Tôi đã đến văn phòng đúng giờ để tham gia họp giao ban.

In time: Vẫn kịp giờ hay không quá trễ so với mốc thời gian quy định, có thể nhưng bạn cố gắng thực hiện việc đó đúng giờ :

Ispite of bad weather I tried to get to my office in time for the progress meeting. Mặc dù thời tiết sấu, tôi đã cố gắng đến văn phòng kịp giờ để tham gia họp giao ban.

Một phương pháp học tiếng anh

Nếu bạn thấy mình đang thua cuộc chiến để khá tiếng Anh hơn mặc dù đã áp dụng nhiều cách thức để học tiếng Anh và đã đổ nhiều tâm sức vô việc ấy, hãy thử một phương pháp học ngoại ngữ mà tôi đã có kinh nghiệm áp dụng rất thành công. Phuơng pháp nầy đặc biệt dành cho những người đang sống trong quốc gia nói ngoại ngữ ấy. Nên ở đây tôi giả sử bạn đang sống ở Úc và muốn học cho giỏi tiếng Anh để lợi cho chính mình và để giúp con cháu. Đó là chưa nói việc ấy có thể giúp bạn thưởng thức văn hóa Úc đúng cách hơn. Lý do dở tiếng Anh

Đa số chúng ta là người vượt biên nên nhu cầu tiên quyết khi mới định cư là sinh tồn, tức là ổn định nhà cửa, việc làm. Do đó nhiều khi việc học tiếng Anh cho đến nơi đến chốn coi như không quan trọng, miễn là đủ chút vốn liếng tiếng Anh để đi làm là tạm xong. Có người đến thẳng xứ Úc theo diện đoàn tụ nhưng thấy rất khó học tiếng Anh trong thời gian chờ đợi ở Việt Nam. Dù thế nào, nhiều khi sinh hoạt với người Úc cảm thấy mình bị thiệt thòi nếu nói, nghe, viết hay đọc chữ Anh còn kém quá. Do đó ta thử cố gắng khắc phục cả bốn phương diện này.

Tập đọc

Muốn đọc giỏi bạn cần biết văn phạm Anh văn (tức là biết cách ráp câu), biết nhiều ngữ vựng và thực hành đọc sách báo. Bạn hãy làm như sau. Mỗi ngày mua một tờ báo tiếng Việt và một tờ báo tiếng Anh loại dễ đọc, thí dụ như báo Daily Telegraph được viết cho người bình dân, trong khi báo The Australian được viết cho người có trình độ cao hơn. Hãy đọc tờ báo tiếng Việt để biết rõ tình hình thời sự. Sau đó đọc tờ báo tiếng Anh. Lúc đầu chỉ cần đọc các tít lớn vì bạn chưa có đủ khả năng và thì giờ để đọc hết cả các tin tức chữ lí tí. Dầu vậy, bạn có thể đoán được ít nhiều các tin tức tiếng Anh. Nếu có chữ nào không biết thì tra tự điển và viết riêng vào một quyễn sỗ tay để dễ ôn lại. Để giỏi văn phạm tiếng Anh bạn có thể tự học từ các sách Văn phạm tiếng Anh soạn bởi tác giả Việt Nam, như của Lê bá Kông chẳng hạn. Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để đọc báo. Khi khá hơn bạn có thể bắt đầu đọc phần chữ nhỏ chi tiết của các bản tin tức.

Tập viết

Tập viết là dễ nhất. Bạn có thể học từ một sách đàm thoại song ngữ. Cố gắng học thuộc lòng các câu tiếng Anh tương phản với các câu tiếng Việt. Kế đó, che câu tiếng Việt rồi cố gắng dịch ra tiếng Anh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi không còn lỗi nào. Nói chung khi thấy câu tiếng Anh nào hay trong sách hay trên báo chí, hãy học thuộc lòng rồi tự trả bài bằng cách viết lại nguyên câu ấy. Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để tập viết, sau vài tháng, bạn sẽ có thể viết được hầu hết các câu đàm thoại căn bản và tường thuật ngắn một số tin tức.

Tập nghe

Bạn tập nghe bằng cách lắng nghe tin tức trên radio mỗi giờ, như đúng 9, 10, 11 giờ sáng. Hãy mua một radio có cassette để thâu băng tin tức trong lúc nghe bản tin tức lần đầu. Sau đó hát đi hát lại bản tin vài lần để xem bạn có hiểu thêm chút nào không. Nhờ đã đọc tin tức từ báo chí rồi bạn sẽ đoán được ít nhiều bản tin nghe trên radio. Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn biết nếu người ta viết nó xuống nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ đó không đúng. Bạn có thể mua một sách dạy phát âm theo giọng Oxford nếu tiện. Sách nầy sẽ giúp bạn đoán ra cách phát âm một chữ Anh. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng lắm. Bạn có thể để cuốn băng cassette ngừng ở chỗ có một chữ mà bạn nghe không hiểu để nhờ một người khác nghe dùm. Khi nghe đuợc chữ đó rồi bạn sẽ học được ít nhất là cách phát âm của một chữ mới. Để phụ thêm việc nghe tin tức từ radio dĩ nhiên bạn có thể xem tin tức trên TV mỗi tối. Mỗi lần nghe tin tức trên radio bạn chỉ cần dành ra 5 phút mà thôi. Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu nói của người Úc là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời. Trong lúc phân vân ấy, bạn không thể tập trung tư tưởng để lắng nghe người ta nói gì. Bây giờ vì bạn đã học viết rất kỹ, nên bạn sẽ không lo ngại gặp khó khăn gì khi đặt một câu tiếng Anh để trả lời. Do đó bạn có thể tập trung tư tưởng hoàn toàn để lắng nghe người ta nói. Ngoài ra có khi người ta phát âm ráp hai ba chữ với nhau, bạn không cần phải tìm cách phân tách ra từng chữ một. Chỉ cần biết hể người ta phát âm như thế là có nghĩa gì.

Tập nói

Ta nói dở là vì viết dở, phát âm không đúng và nhát nói. Nay đã viết khá rồi, chỉ cần học phát âm đúng và đừng nhúc nhát thực hành việc nói. Trong khi lắng nghe tin tức trên radio hay TV bạn hãy nói theo phát ngôn viên mặc dầu nhiều khi không hiểu mình nói gì. Đó là cách làm cho lưỡi bạn dẽo. Bạn sẽ ngạc nhiên và khám phá rằng cách phát âm của nhiều chữ Anh không có tiếng đương đương trong tiếng Việt. Thật vậy, vì ta học ngoại ngữ khi đã trưởng thành nên thường có khuynh hướng dùng một tiếng Việt phát âm tương tự để dùng cho tiếng Anh. Đều đó không nên. Cứ học phát âm như con vẹt, tức là ta như con nít Úc, nghe người Úc phát âm làm sao mình cứ lập lại y như vậy. Trở lại sách đàm thoại song ngữ, bạn có thể nhờ một người bạn Úc, hay một đứa nhỏ Việt Nam lớn lên ở Úc, ghi âm lại một số câu chữ Anh để bạn thực tập. Sau đó, che câu tiếng Việt và thực tập nói câu tiếng Anh một cách tự nhiên. Chẳng bao lâu bạn sẽ tự tin là mình có thể nói lưu loát một số câu tiếng Anh thường dùng hằng ngày. Khi bạn phát âm đúng và nói giỏi, tự động khả năng nghe của bạn sẽ tăng tiến hơn. Nếu bạn vẫn còn nhúc nhát thì hãy thực tập đàm thoại với mấy đứa con nít Úc. Sau đó cứ mạnh dạn nói chuyện với người lớn Úc. Bạn có biết không, trên 50% người Úc bạn thấy ngoài đường đã ra đời ở ngoài nước Úc. Sau nầy bạn sẽ ngạc nhiên rắng có nhiều người Úc nói tiếng Anh tưng bừng nhưng câu nói trật chữ Anh và cách phát âm không đúng, nhưng họ cứ nói tự nhiên chớ không mắc cở như bạn.

Teletext

Nếu mà TV có Teletext, thi một số films và tin tức có phụ đề (subtitle) ở dưới màn ảnh TV. Lời nói của diễn viên sẽ được in lại gần như từng chữ một. Do đó chúng ta có thể kiểm lại những gì chúng ta nghe có đúng hay không, và học cách phát âm nữa. Những người đọc tin tức thì có phát âm rất là rõ ràng, chúng ta sẽ học dễ dàng hơn, chính xác hơn với phụ đề. Vậy là chúng ta có được một số vốn liếng về tin tức, tin chó cán xe. Chuyện làm kế tiếp của chúng ta là nói chuyện với những người quen biết, những người làm chung về những đề tài này. Ngữ vựng, tiếng lóng, cách dùng chữ được lập đi lập lại nhiều lần như vậy lại, giúp chúng ta nhớ nằm lòng và nói trơn tru. Tin tức ban đêm của đài ABC, đài số 7 đều có subtitle. TV films có subtitle thì sẽ có chữ S ở góc trên phía bên trái của màn ảnh. Hãy ghi nhớ rằng bí quyết của thành công trong việc học tiếng Anh là thực

Keypals- một cách học tiếng Anh

Trước đây, nhiều sinh viên có thể luyện tập tiếng Anh bằng cách viết thư cho những người bạn quốc tế (penpals). Ngày nay với sự phổ biến của Internet, chúng ta có thể có những người bạn học tập ở khắp mọi nơi trên thế giới bằng cách trao đổi thư điện tử (keypals). Do vậy nhiều sinh viên đã áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả để nâng cao vốn tiếng Anh của mình

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn thành công: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm học tiếng anh (Trang 40 - 47)