Bàn về 3 phương pháp học và giảng dạy đã nêu phía trên

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm học tiếng anh (Trang 50)

- Đặt ra những câu hỏi liên quan

B. Bàn về 3 phương pháp học và giảng dạy đã nêu phía trên

Như tôi đã nêu phía trên các kỳ thi IELTS và TOEFL_iBT hiện nay đều không có phần thi ngữ pháp và không chú trọng nhiều về ngữ pháp. Các đề thi chủ yếu nhằm vào kiểm tra các kỹ năng có tinh thông hay không, ví dụ phần đọc hiểu và nghe hiểu của TOEFL_iBT ngoài phần các câu hỏi về cơ bản (như vốn từ vựng ra), có các câu hỏi về ý nghĩa của những câu mơ hồ hoặc khó hiểu nhất trong bài. Những câu hỏi thường hỏi về ý hiểu và độ tinh tế về mặt ngôn ngữ của người đi thi.

+ Để làm tốt đề thi này chúng ta cần phải có những yếu tố sau:

a. Có đủ vốn từ và cấu trúc (theo từng đặc thù) của IELTS hoặc TOEFL.

b. Có đủ tầm kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực theo yêu cầu chung trong các đề thi của IELTS hoặc TOEFL c. Có đủ kinh nghiệm đọc hiểu và nghe hiểu các dạng bài.

d. Có đủ kinh nghiệm viết và nói các chủ đề theo từng đặc thù của IELTS hoặc TOEFL_iBT.

Trong khi đó, phương pháp 1 và 3 lại chú trọng quá nhiều vào phần Ngữ Pháp. Đành rằng Ngữ pháp là Cơ bản cho mọi kỹ năng, nhưng chuyên quá sâu vào Ngữ Pháp để dùng vào kỳ thi IELTS hoặc TOEFL là mất thời gian và công sức một cách không cần thiết. Cái đích của mọi ngôn ngữ là đi đến hiểu và dùng tốt ngôn ngữ đó. Đúng với nghĩa “Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy”.

Phương pháp 2, nhằm xây dựng các kỹ năng theo lối “Thực hành” “Trăm hay không bằng tay quen”. Tuy nhiên các đề thi chỉ hỏi 1 câu hay 1 đoạn trong bài, cách “Thực hành” này vẫn thiếu tính toàn diện một cách trầm trọng. Đề thi sẽ không bao giờ ra trùng với các đề trước. Bên cạnh đó, nếu cũng một bài đọc hiểu hoặc nghe hiểu nhưng người ta hỏi các câu khác hoặc tổng quát của cả bài thì thí sinh hầu hết không trả lời đúng.

Một vài người thi đạt học bổng MBA, MA ở một số nước trên thế giới tuy nhiên sau đó lại gặp phải khó khăn trong khi nghe giảng hoặc đọc tài liệu. Thậm chí, có người học MA ở Mỹ về Việt Nam vẫn cứ hiểu và dịch United States Federal Reserve Bank USFSB là Cục Dự Trữ Liên Bang. Nhân tiện đây tôi mạn phép nói thêm về từ cụm từ USFSB này: Cục dự trữ có chức năng chính là dự trữ ngoại tệ mạnh nhằm điều tiết tỷ giá hối đoái, song, USFSB lại có chức năng chính là điều tiết chính sách tiền tệ như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái… Thiết nghĩ nên phải hiểu và dịch là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Hoặc từ “Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam” thì không hiểu ai lại dịch là “Vietnam State Bank”: State là Tiểu Bang trong tiếng Anh, và có nghĩa là Nước trong tiếng Mỹ, vậy thì đúng ra phải là Vietnam’s Central Bank chứ?

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm học tiếng anh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)