4.1 - Công nghệ GSM
Hệ thống Liên lạc Di động Toàn cầu (Global System for Mobile Communications hay GSM) là một trong những hệ thống mạng tế bào kỹ thuật số hàng đầu hiện nay.
GSM dùng công nghệ TDMA băng thông hẹp, cho phép tám cuộc gọi đồng thời trên cùng tần số radio.
GSM ra mắt lần đầu tiên vào năm 1991. Đến cuối năm 1997 dịch vụ GSM đã hiện diện tại hơn 100 quốc gia. Tiêu chuẩn này đã trở thành một tiêu chuẩn không chính thức tại Châu Âu và Châu Á.
Được xem là công nghệ mạng tế bào kỹ thuật số tiên tiến nhất hiện nay, các hệ thống mạng GSM đang dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực dịch vụ “kỹ thuật số” phổ biến như Dịch vụ Tin nhắn Ngắn (Short Message Service hay SMS), thông số cài đặt qua Liên lạc vô tuyến (Over the air hay OTA) và dịch vụ định vị qua GSM. Nhờ vào công nghệ và sự góp mặt của tiêu chuẩn này trên cả Châu Mỹ La tinh và các khu vực khác, GSM đang khẳng định vị trí vững chắc của mình trong thế giới hòa mạng.
Nhiều loại điện thoại GSM mới được “điện thoại toàn cầu” vì chúng có thể dùng trực tiếp tại bất kỳ quốc gia nào. Thẻ SIM (“Mô-đun Nhận dạng Thuê bao”) là thành phần cốt lừi và độc đỏo của điện thoại GSM.
Hệ thống GSM được sử dụng trong các mạng:
- GSM 900 (thu phát sóng trên băng tần 900 MHz) là mạng kỹ thuật số chính ở Châu Âu. Mạng này cũng được dùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
- GSM 1800 (thu phát sóng trên băng tần 1800 MHz) cũng được sử dụng ở Châu Âu và Châu Á, nhưng chưa được tiếp nhận rộng rãi như mạng GSM 900.
- GSM 1900 (thu phát sóng trên băng tần 1900 MHz) là hệ thống GSM được sử dụng ở phần lớn khu vực Châu Mỹ La tinh và Canada.
4.2 - Công nghệ TDMA
Kỹ thuật Đa truy cập theo sự Phân chia Thời gian (Time Division Multiple Access hay TDMA) mang lại các dịch vụ vô tuyến kỹ thuật số dùng khả năng dồn thông tin theo thời gian (time-division multiplexing hay TDM). Một tần số radio có
thể chia làm nhiều phân khúc theo thời gian, sau đó mỗi phân khúc được gán cho nhiều cuộc gọi khác nhau. Bằng cách này, một tần số duy nhất có thể hỗ trợ nhiều kênh dữ liệu đồng thời. TDMA được dùng trong hệ thống mạng tế bào kỹ thuật số GSM. TDMA được dùng trong hệ thống mạng tế bào kỹ thuật số GSM.
Là một trong các công nghệ mạng tế bào thông số cài đặt cũ nhất, TDMA cũng được xem là công nghệ kỹ thuật số lỗi thời nhất, một phần vì việc thiếu khả năng tương thích của chúng.
TDMA được dùng chủ yếu tại Mỹ, tại Châu Mỹ La tinh, New Zealand, các khu vực thuộc liên bang Nga và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
4.3 - Công nghệ PDC
Chuẩn Mạng tế bào Kỹ thuật số Cá nhân (Personal Digital Cellular hay PDC) là một trong ba tiêu chuẩn mạng vô tuyến kỹ thuật số chính trên thế giới, được xếp ngang hàng với GSM và TDMA. Mặc dù PDC hiện chỉ được sử dụng tại Nhật, đây vẫn là tiêu chuẩn mạng kỹ thuật số lớn thứ hai trên thế giới với hơn 48 triệu đăng ký thuê bao tính đến tháng 7 năm 2000; các mạng di động tại các khu vực khác trên thế giới hiện đang tích cực xem xét tiêu chuẩn PDC này. Tương tự như GSM, PDC hoạt động dựa trên công nghệ TDMA.
4.4 - Công nghệ GPRS
Mạng dùng Dịch vụ Sóng radio Dạng gói Chung (General Packet Radio Service hay GPRS) là bước chuyển tiếp giữa các mạng tế bào GSM và 3G. GPRS cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu nhanh hơn (9.6Kbit đến 115Kbit) qua mạng GSM. Điều này đảm bảo người sử dụng có thể đồng thời vừa gọi điện vừa truyền dữ liệu. Ví dụ như, nếu bạn có một chiếc điện thoại di động GPRS, bạn sẽ có thể đồng thời vừa gọi điện, vừa nhận tin nhắn Email.
Các lợi ích chính của GPRS là chúng bảo quản nguồn năng lượng sóng radio
khi có dữ liệu được chuyển, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thành phần của mạng chuyển mạch truyền thống.
4.5 - Công nghệ PCS
Dịch vụ Liên lạc Cá nhân (Personal Communications Service hay PCS) là thuật ngữ mà Ủy ban Liên lạc Liên bang của Mỹ (U.S. Federal Communications Commission hay FCC) dùng để mô tả các công nghệ mạng tế bào kỹ thuật số đang được triển khai tại Mỹ. PSC có thể hoạt động với các chuẩn tương tác vô tuyến CDMA (còn gọi là IS-95), GSM và TDMA Bắc Mỹ (còn gọi là IS-136)
Ba đặc tính quan trọng để phân biệt các hệ thống dùng PCS là:
• Chúng hoàn toàn dùng kỹ thuật số.
• Chúng hoạt động ở băng tần 1900 MHz.
• Chúng có thể dùng ở phạm vi quốc tế.
PCS là công nghệ liên lạc di động thế hệ thứ hai.
Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu với sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn, em đã hoàn thành đề thực tập chuyên ngành về " Tìm hiểu công nghệ CDMA". Qua đó, em đã hiểu và nắm được các đặc điểm của hệ thống CDMA, hệ thống CDMA 2000…,các kỹ thuật trải phổ sử dụng trong mạng di động CDMA, các quá trình thiết lập và xử lý cuộc gọi.
Em cũng tìm hiểu thêm được một số thông tin về các mạng di động thực tế ở nước ta hiện nay.
Sau khi tìm hiểu các kỹ thuật này, em đã nhận ra ưu điểm vượt trội của công nghệ CDMA . Tuy ra đời sau nhưng nó hơn hẳn các công nghệ khác về khả năng đa truy nhập, chất lượng và bảo mật.
Công nghệ CDMA ngày càng hoàn thiện và đưa vào ứng dụng trong thực tế. Nhưng với khoảng thời gian có hạn và do điều kiện chưa cho phép, nên các vấn đề em tìm hiểu được giới hạn như trên. Nhưng đó là những kiến thức nền tảng giúp em sau này có thể tự tìm hiểu thêm về mạng thông tin di động nói chung và mạng CDMA nói riêng.