TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Một phần của tài liệu tìm hiểu công nghệ cdma (Trang 37 - 44)

Công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access) đã ra đời như một lựa chọn thay thế cho kiến trúc tế bào GSM và góp phần vào sự tăng trưởng bùng nổ trên thị trường không dây trong thập kỷ qua. CDMA, như GSM, đã đưa ra những cải tiến không ngừng trong suốt thời kỳ này. Hiện cả hai mạng đang trong quá trình chuyển giao sang các hệ thống thế hệ 3G trên toàn cầu, cho phép nhiều dung lượng và các dịch vụ dữ liệu hơn

3.1 - Cuộc cách mạng số và tình hình phát triển

Trong khi ngành công nghiệp truyền thông di động bắt đầu với sự chuyển tiếp từ công nghệ Analog thế hệ thứ nhất đến kiến trúc số thế hệ thứ hai, thì tại châu Âu, kiến trúc GSM đã trở thành phổ thông, trong khi tại nước Mỹ, một phần châu Á và một số nơi khác, công nghệ CDMA “spread-spectrum”[TLTK] đã chiếm thị phần lớn trên thị trường. Do “spread spectrum” sử dụng băng rộng, các tín hiệu dạng nhiễu thường rất khó phát hiện. Chúng cũng không dễ bị chặn hay giải điều chế. Ngoài ra, các tín hiệu “spread spectrum” thường khó khăn hơn khi gây nhiễu (jam) so với các tín hiệu băng hẹp. Những đặc tính LPI (Low Probability of Intercept) và AJ (antijam) là nguyên nhân chính vì sao quân đội đã sử dụng “spread spectrum” trong nhiều năm. Cả hai công nghệ mạng GSM và CDMA ngày càng được cải tiến về băng thông, thêm các tính năng và độ tin cậy với giá thành thấp hơn nhằm giữ chỗ khách hàng.

3.2 - CDMAOne hỗ trợ truyền thông di động 2G đi vào quên lãng

Chuẩn CDMA IS-95 của TIA/EIA (công bố vào tháng 7/1993) thiết lập những nguyên tắc nền tảng cho hệ thống truyền thông không dây số đầu cuối. Kiến trúc hệ thống mạng thương mại dựa trên chuẩn này được biết với tên CdmaOne. IS-95 của TIA/EIA và phiên bản có sửa đổi tiếp theo IS-95A (công bố vào tháng 3/1995) tạo ra

cơ sở cho phần lớn các mạng trên nền tảng CDMA 2G được triển khai trên toàn thế giới.

Từ quan điểm các dịch vụ thoại, công nghệ CdmaOne cung cấp những tính năng quan trọng cho các nhà điều hành mạng di động như : Sự tăng dung lượng thoại từ 8X đến 10X cho thấy tính hơn hẳn khi so với các hệ thống AMPS Analog. Sự quy hoạch mạng được đơn giản hoá, với cùng tần số được sử dụng trong mỗi vùng của mỗi ô phủ sóng (cell).

Cơ sở hạ tầng CDMA 2G lúc đầu đã chứng tỏ tính hiệu quả trong việc chuyển giao với chất lượng cao, lưu lượng thoại mất mát thấp. Tuy vậy, nó cũng không tồn tại được lâu do người dùng di động bắt đầu có những nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu cơ bản như các dịch vụ Internet và Intranet, các ứng dụng đa phương tiện hay các giao dịch thương mại tốc độ cao được bổ sung thêm vào các dich vụ thoại đơn thuần trên các máy điện thoại của họ. Chuẩn IS-95A của TIA/EIA đã đáp ứng đòi hỏi này với việc định ra các kênh CDMA 1.25 MHz băng rộng, điều khiển nguồn, xử lý cuộc gọi, các kỹ thuật “hand-off”[3] và đăng ký (registration) phục vụ cho hoạt động của hệ thống. IS-95A TIA/EIA đã đem đến các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch kênh phù hợp cho các thuê bao CDMA. Tuy nhiên, các dịch vụ này bị giới hạn với tốc độ tối

đa là 14.4 Kbit/s cho mỗi người dùng.

Giai đoạn thứ hai của phiên bản sửa đổi cho đặc tả gốc đã cho ra đời chuẩn IS- 95B TIA/EIA. Chuẩn này đã cung cấp cho các thuê bao các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói với các tốc độ lên đến 64 Kbit/s cho mỗi thuê bao ngoài các dịch vụ thoại hiện có. Với tốc độ dữ liệu tăng lên, các mạng tương thích IS-95B TIA/EIA được xem như công nghệ CDMA 2.5G.

Sự chuyển tiếp sang thế hệ mạng 3G hiện vẫn đang được thực thi với một số lượng lớn các chuẩn mới được đề nghị. Một số được thiết kế dựa trên cơ sở hạ tầng GSM và số khác ra đời trực tiếp từ công nghệ CDMA. Cuối cùng tổ chức ITU cũng định ra một chuẩn IMT-2000 bao gồm 5 giao diện vô tuyến khác nhau trong đó có CDMA2000. Lưu ý rằng tất cả các giao thức IMT-2000 đều sử dụng kỹ thuật

“spread-spectrum”[TLTK] có liên quan đến cài đặt, hoạt động và bảo trì mạng.

ITU định nghĩa một mạng 3G là một mạng truyền thông trong đó dung lượng hệ thống và hiệu suất phổ được cải tiến so với các hệ thống 2G. 3G hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu với các tốc độ truyền tối thiểu là 144 Kbit/s trong môi trường di động và 2 Mbit/s trong môi trường cố định. Kiến trúc CDMA2000 phải đối mặt với các mục tiêu trên và bao gồm cả một số bổ sung mà một nhà khai thác có thể lựa chọn để phục vụ cho chiến lược chuyển tiếp dựa trên cơ sở hạ tầng hiện có, giá cả và một số yếu tố khác.

3.4 - Công nghệ CDMA2000 1X và CDMA2000 1xEV

CDMA2000 1X tăng gấp đôi dung lượng thoại so với các mạng CdmaOne, phân bổ các tốc độ dữ liệu tối đa là 307 Kbit/s cho mỗi thuê bao trong môi trường di động.

CDMA2000 1xEV bao gồm hai biến thể, cả hai đều tương thích ngược với các công nghệ CDMA2000 1X và CdmaOne.

CDMA2000 1xEV-DO (Data Only - chỉ dữ liệu) có khả năng phân bổ các dịch vụ dữ liệu đa phương tiện như truyền MP3, hội nghị truyền hình với tốc độ dữ liệu tối đa là 2.4 Mbit/s cho mỗi thuê bao trong môi trường di động.

CDMA2000 1xEV-DV (Data Voice - dữ liệu và thoại) cung cấp các dịch vụ dữ liệu đa phương tiện và thoại tích hợp đồng thời với tốc độ dữ liệu tối đa là 3.09 Mbit/s cho mỗi thuê bao.

3.5 - Sự phát triển của mạng thông tin di động CDMA vào Việt Nam

Với Việt Nam, cho tới thời điểm này đã 6 doanh nghiệp viễn thông được phép cung cấp dịch vụ di động,trong đó có 4 doanh nghiệp đã thực sự nhập cuộc.Trong số 6 doanh nghiệp được cấp phép, có 3 doanh nghiệp sử dụng công nghệ GSM, đó là:

Vinaphone (091), MobiFone (090) và Viettel Mobile (098); ba doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ CDMA, đó là: S-Fone (095); Hanoi Telecom (092) và VP Telecom (096).

Như vậy, không hẹn mà nên, quân số của hai "phe" GSM và CDMA tới nay là cân bằng nhau.

Với các doanh nghiệp GSM, năm 2005 quả là một năm “nở hoa kết trái”. Cả 3 mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel Mobile đều có tốc độ tăng trưởng thuê bao mới rất ấn tượng, thậm chí tới mức “chóng mặt”.Trong khi đó,S-Fone -mạng CDMA đầu tiên tại Việt Nam, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa SPT (Việt Nam) với đối tác S-Telecom của Hàn Quốc- hiện mới chỉ cókhoảng hơn 400.000 thuê bao.

Đõy rừ ràng là một con sốquỏ khiờm tốn so với số thuờ bao của cỏc doanh nghiệp GSM (tổng cộng hơn 8 triệu thuê bao).

Điều đáng nói ở đây là về công nghệ, S-Fone tại Việt Nam hiện đang triển khaiCDMA 2000 1X, tức chỉ là giai đoạn đầu của một hệ thống 3G hoàn chỉnh.

“Chúng tôi không hài lòng về những gì đang diễn ra với dự án của S-Fone tại Việt Nam. Những quyết định được thực hiện chậm đã làm người tiêu dùng Việt Nam chưa nhận thức được sự ưu việt của công nghệ CDMA mang lại. Chúng tôi cam kết mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam không chỉ là công nghệ mới mà còn là một phong cách sống mới của thời đại "cả thế giới trong lòng bàn tay" vớiquyết tâm đưa S-Fone trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2006”, ông Roy Joon, Giám đốc chiến lược S-Fone tại Việt Nam nói.

Với quyết tâm đó, trước thềm năm mới 2006, Ban giám đốc S-Fone đã có những tuyên bố về những kế hoạch "chấn động" trong năm 2006 để đảo ngược tình

cách tính cước block tới 1 giây..., S-Fone cũng cho biết sẽ tiến hành nâng cấp mạng CDMA 2000-1X lên công nghệ thế hệ 3 (3G)CDMA 2000-1X EVDO để người khách hàng Việt Nam sớm được tận hưởng các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp trên nền băng thông rộng như dịch vụ xem video theo yêu cầu đầu năm 2006.

Để đón đầu cho việc nâng cấp công nghệ này, S-Fone đã tung ra thị trường cuối năm 2005 cùng một lúc 5 mẫu điện thoại di động cao cấp nhất từ trước đến nay, gồm: Samsung SCH- S380, SCH-V740, LG SB130, SKY IM - 8400 và SKY IMB- 1000.Điểm chung nhất của 5 model này là đều hỗ trợ chuẩn CDMA 2000 1x/EVDO, tích hợp nhiều tính năng cao cấp và độc đáo.

3.5.1 - 2006: Năm của công nghệ CDMA

Hai mạng CDMA còn lại là mạng 092 của Hanoi Telecom và mạng 096 của VP Telecom dù chưa tuyên bố chính thức ngày khai trương nhưng đang rất tích cực chuẩn bị cho sự kiện này.

Mới đây,Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đã cho báo chí biết sẽ đưa mạng di động 092 - dự án hợp tác giữa Hanoi Telecom và Hutchison Telecommunicatinons(Trung Quốc) với tổng vốn đầu tưhơn 650 triệu USD - vào hoạt động từ quý II/2006 cùng với việc hoàn thành việc phủ sóng toàn quốc.

Còn theo nguồn tin từ VP Telecom, mạng di động 096 của công ty này cũng dự kiến sẽ khai trương trong năm 2006 và cũng sẽ phủ sóng gần như toàn quốc ngay từ đầu.Ban lãnh đạo của Hanoi Telecom và VP Telecom đều tuyên bố giá cước mà họ sẽ áp dụng “chắc chắn sẽ bằng hoặc thấp hơn mức cước của công ty có mức cước thấp nhất trên thị trường hiện nay”, mặc dù chủ trương của họ không phải là “cạnh tranh về giá cước mà bằng những dịch vụ gia tăng vượt trội mà các mạng GSM không thể có".

Một động thái khác cho thấy năm 2006 sẽ là năm hứa hẹn "bùng nổ" CDMA tại Việt Nam là Qualcomm - nhà phát minh và phát triển công nghệ CDMA của Mỹ - đã bắt đầu kế hoạch khuếch trương và hỗ trợ công nghệ nàytại Việt Nam.

Cuối tháng 12/2005 vừa qua, tập đoàn này đã chính thức khai trương Trung tâm Phát triển công nghệ 3G(3G Development Center) - trung tâm đào tạo công nghệ 3G đầu tiên tại Việt Nam - đặt tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội.

Tất cả điều trên cho thấy bức tranh của CDMA ở Việt Nam sẽ thêm nhiều gam màu tươi sáng và người sử dụng điện thoại di động Việt Nam rất có thể sẽ được tận hưởng những dịch vụ cao cấp như người Hàn Quốc, ngay trong năm 2006 này.

Theo CDG (CDMA Development Group - CDG), số thuê bao CDMA của Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2007. Cụ thể, từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2007, số thuê bao CDMA đã tăng từ 1,9 triệu lên 6,3 triệu. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, ước sẽ đạt 10,5 triệu trước cuối năm 2008 và khoảng 15,5 triệu người dùng trước cuối năm 2009.

3.5.2 - Những nỗ lực thúc đẩy CDMA

Tiến Sĩ Chung Ming An, phó chủ tịch CDG khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc cho biết, trong năm qua, cộng đồng CDMA đã có nhiều nỗ lực để hạ giá thành thiết bị đầu cuối xuống tới mức thấp nhất giúp người dùng phổ thông cũng có thể tiếp cận. Hiện tại, đã có những thiết bị có giá dưới 50 USD. Trong năm 2007, toàn thế giới đã tiêu thụ khoảng 25 triệu máy đầu cuối giá thấp. Dự báo, năm 2011 sẽ có khoảng 200 triệu máy loại này được bán.

Là nhà khai thác mạng CDMA đầu tiên tại Việt Nam, S-Fone hiện được đánh giá là "kiên cường" nhất với thời gian gắn bó trên 5 năm với CDMA. Hiện, mạng của S-Fone đã được phủ sóng tại 64 tỉnh thành và đang có khoảng 3,7 triệu thuê bao.

Năm 2006, S-Fone là nhà khai thác mạng di động đầu tiên của Việt Nam đưa mạng

băng rộng EV-DO tốc độ cao vào phục vụ. Công nghệ này cho phép S-Fone cung cấp một loạt dịch vụ chất lượng cao như xem truyền hình di động, truy cập Internet di động qua điện thoại…

EVN Telecom, chính thức tham gia thị trường mạng CDMA từ năm 2005, đến nay đang có khoảng 2,7 triệu thuê bao và trở thành mạng CDMA lớn nhất ngoài Trung Quốc ở băng tần 450 MHz. Giống như S-Fone, nhà khai thác này đang nâng cấp mạng CDMA 450 lên EV-DO để triển khai các dịch vụ dữ liệu băng rộng tiên tiến. Ông Chung Ming An nói: "Sự phát triển của CDMA sẽ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. CDG đã và đang làm việc với các nhà cung cấp giải pháp CDMA Việt Nam để xem có thể giúp gì được cho họ".

3.5.3 - Đối diện với khó khăn

Trước sự kiện HT Mobile, một trong ba nhà khai thác mạng CDMA tại Việt nam công bố chuyển đổi sang mạng GSM, nhiều nhà báo đã tỏ ra quan ngại về sự lạc quan của CDG với tương lai CDMA ở Việt Nam. Lý do HT Mobile đưa ra là trên thế giới nhiều hãng sản xuất đã công bố ngừng sản xuất thiết bị đầu cuối cho mạng CDMA và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của HT Mobile tại Việt Nam. Bản thân ông Hồ Hồng Sơn ở S-Fone cũng công nhận sự thiếu phong phú của mẫu máy ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động phát triển thị trường. S- Fone cũng chỉ có hai mẫu máy ứng dụng được công nghệ EV-DO và đều là mẫu máy cao cấp. Nếu muốn đưa công nghệ này tới khách hàng đại chúng là rất khó vì thiếu thiết bị. Ông Sơn cho biết từ hai năm nay, mỗi năm S-Fone thường đưa ra 5-10 mẫu máy cấp thấp. S-Fone đang cố gắng duy trì mỗi năm có 10 mẫu máy mới phục vụ khách hàng.

Tại sao vấn đề thiết bị đầu cuối lại có ảnh hưởng lớn như vậy với hoạt động kinh doanh của các nhà khai thác CDMA? Ông Sơn nhìn nhận: "Thị trường Việt Nam khác biệt với Ấn Độ hay Malaysia trong vấn đề thị hiếu. Nhu cầu thay đổi máy

của người dùng Việt Nam rất cao và dù là người có thu nhập thấp vẫn có nhu cầu sử dụng máy cao cấp, có thương hiệu. Đây là vấn đề mà bất cứ người làm thị trường nào cũng cần cân nhắc". Thông thường, muốn phổ cập thì giá máy phải rẻ nhưng giá rẻ đi đôi với chất lượng không cao hoặc máy thuộc về hãng không có tên tuổi.

S-Fone đang tính sẽ chọn hướng cung cấp máy chất lượng tốt nhưng thương hiệu không lớn. Ông Sơn hy vọng trong tương lai sẽ có những máy điện thoại CDMA chất lượng tốt, giá rẻ được sản xuất tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động và nhất là đã từng giữ vị trí quản lý hai nhà khai thác mạng CDMA tại Đài Loan, ông Chung Ming An công nhận rằng trên thực tế, các nhà khai thác CDMA đều gặp khó khăn về thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên từ năm 2000 đến nay, theo ông An, vấn đề này đã được khắc phục do mẫu máy CDMA ngày càng đa dạng và phong phú hơn.

Còn ông Hoàng Ngọc Diệp, cố vấn cao cấp, trưởng đại diện Qualcomm khu vực Đông Dương, đã xác nhận, cho đến thời điểm này theo ông biết, Nokia vẫn chưa chính thức dừng sản xuất máy CDMA tại Trung Quốc, Malaysia. Còn Motorola thông báo dừng sản xuất chỉ là định hướng chứ chưa phải chính thức dừng sản xuất.

Ông Diệp cho biết, trong các nỗ lực hợp tác với nhà khai thác mạng CDMA tại Việt Nam, ngày 9/4/2008 tới tại TP.HCM, Qualcomm sẽ có buổi ký kết hợp đồng với S- Fone trong việc phát triển ứng dụng di động trên nền công nghệ mới BREW của Qualcomm. Theo ông Diệp, công nghệ này có rất nhiều ứng dụng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu công nghệ cdma (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w