CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3 Giả thuyết và mô hình
3.3.1 Giả thuyết
Lợi nhuận (Profit): Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Các nghiên cứu trước đây Titman và Wessels (1988), Deesomsack (2004), Abe de Jong (2008) đều cho thấy rằng đa phần các doanh nghiệp áp dụng theo thuyết trật tự phân hạng. Theo lý thuyết này, các công ty thích tài trợ bằng vốn tự có, rồi đến nợ và sau cùng là phát hành cổ phiếu. Và kết quả của các nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và đòn cân nợ của công ty.
Hiện nay, đối với thị trường vốn Việt Nam, việc tiếp cận các khoản tín dụng còn nhiều khó khăn do chi phí giao dịch phát sinh cao. Mặt khác, “suy nghĩ” chung của các công ty cổ phần ở Việt Nam đều cho rằng khi công ty có lợi nhuận cao, họ sẽ không cần thiết phải huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm hạn chế sự pha loãng
33
quyền sở hữu. Như vậy, thuyết trật tự phân hạng sẽ phù hợp với các công ty trong đề tài nghiên cứu.
Quy mô (Size): Quy mô doanh nghiệp sẽ có quan hệ tỷ lệ thuận đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Trong nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) cho thấy quy mô của công ty có thể quan hệ ngược chiều với khả năng phá sản. Các công ty lớn sẽ có dòng tiền ổn định từ hoạt động kinh doanh đa đạng của mình, vì vậy việc tiếp cận các nguồn vay cũng như khả năng đảm bảo việc thanh toán các khoản vay sẽ dễ dàng hơn các công ty nhỏ. Không những thế, các công ty lớn có khả năng thương lượng về nợ, điều đó dẫn đến chi phí phát hành nợ sẽ thấp. Vì vậy, họ sẽ sử dụng nợ nhiều hơn để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế.
Ngược lại, các công ty nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các khoản vay từ các tổ chức tín dụng – vì có sự xung đột giữa các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư, thông tin không đầy đủ giữa chủ sở hữu và các nhà đầu tư cũng như tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính,… Mặt khác, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng rủi ro khi chi phí kiệt quệ tài chính cao hơn lợi ích nhận được từ lá chắn thuế. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ sẽ sử dụng ít nợ vay hơn.
Tốc độ tăng trưởng (Growth): Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Khi tăng trưởng sẽ làm cho doanh nghiệp có giá trị cao hơn. Tuy nhiên việc tăng trưởng nhanh sẽ tạo nhiều áp lực trong hoạt động của doanh nghiệp như phải xây dựng nhà xưởng, phát sinh thêm nhiều chi phí hoạt động, nghiên cứu sản phẩm mới,…Các yếu tố này khi kết hợp thường làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính, làm giảm các dòng tiền tự do và làm căng thẳng thêm các khoản nợ hiện tại. Do đó, khi tăng trưởng các doanh nghiệp sẽ cần nhiều vốn hơn, vì vậy doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ đòn bẩy cao.
Tuy nhiên do sự không tương xứng về thông tin, các doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao có thể có xu hướng thực hiện các hoạt động đầu tư trái với lợi ích của
34
cổ đông hoặc chủ nợ, vì họ có thể đầu tư vào những dự án có có tính mạo hiểm cao nhằm đạt được lợi nhuận cao. Vì vậy, điều này có thể được lập luận ngược lại các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao có xu hướng sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp do các chủ nợ lo ngại trong việc cho các doanh nghiệp vay tiếp.
Trong nghiên cứu của Jung, Kim và Stulz (1996) cho thấy nếu nhà quản lý theo đuổi mục tiêu tăng trưởng thì nhà quản lý và cổ đông cùng hướng đến những dự án có cơ hội đầu tư lớn. Nhưng những doanh nghiệp thiếu cơ hội đầu tư, tỷ lệ nợ phải đối ứng với chi phí đại diện của nhà quản lý nên họ sẽ có sự cân nhắc trong quyết định – nghiên cứu của Jensen (1986) và Stulz (1990). Theo Myers (1977) cho rằng doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao có nhiều cơ hội thật sự trong các dự án đầu tư trong tương lai hơn các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp. Nếu các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao cần nhiều vốn tài trợ cho các dự án trong tương lai, nhưng nếu hiện tại dang có nhiều khoản nợ thì có thể họ sẽ từ bỏ cơ hội đầu tư bởi vì hiệu quả của đầu tư có thể làm họ từ cổ đông trở thành những con nợ. Vì vậy những doanh nghiệp có tốc độ phát triển cao, tài trợ từ nợ không phải là lựa chọn đầu tiên và đòn bẩy nợ có mối quan hệ ngược chiều với tốc độ tăng trưởng. Jensen và Meckling (1976) cũng chỉ ra đòn bẩy nợ gia tăng đối với những doanh nghiệp không có tăng trưởng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax): Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, các doanh nghiệp sẽ tìm cách duy trì một cấu trúc vốn tối ứu bằng cách cân bằng giữa lợi ích và chi phí. Vì vậy, khi sử dụng nợ vay, dưới tác dụng của thuế sẽ “làm giảm” thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệ giữa thuế và đòn bẩy tài chính. Theo nghiên cứu của Liansheng Wu và Heng Yeu (2009) thì những doanh nghiệp có thuế suất cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn và những doanh nghiệp được hỗ trợ thuế suất sẽ gia tăng đòn bẩy tài chính so với các doanh nghiệp không được hỗ trợ.
35
Tính thanh khoản (Liquid): Tính thanh khoản nhanh sẽ có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Tính thanh khoản của một doanh nghiệp sẽ cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn. Một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, có nghĩa là doanh nghiệp đang có dự trữ tiền hoặc khả năng chuyển đổi các tài sản thành tiền tốt. Một doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp sẽ là dấu hiệu doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính. Do đó, tính thanh khoản cao có nghĩa doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ.
Tài sản hữu hình của doanh nghiệp (Tang): Tài sản hữu hình của doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình được xem như một khoản ký quỹ, thế chấp nhằm đảm bảo an toàn cho người cho vay trong trường hợp kiệt quệ tài chính xảy ra. Khoản ký quỹ này cũng sẽ bảo vệ cho người cho vay trong trường hợp có mấu thuẫn xảy ra do sự xung đột lợi ích giữa cổ đông và người cho vay. Vì thế, doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cao thì doanh nghiệp đó sẽ sử dụng nhiều nợ hơn doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản vô hình cao, vì tài sản cố định hữu hình sẽ làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính trong trường hợp phá sản trong khi tài sản cố định vô hình có khả năng mất đi giá trị khi kiệt quệ tài chính xảy ra. Do đó, tài sản cố định hữu hình sẽ có mối quan hệ tích cực với cơ cấu vốn.
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Marsh (1982), Long và Malitz (1985), Friend and Lang (1988), Rajan và Zinggales (1995) và Wald (1999) đều cho thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa tài sản cố định hữu hình và tổng nợ.
36
3.3.2 Mô hình nghiên cứu
d*it = tỉ lệ đòn cân nợ của công ty i ở thời điểm t .
XKit =Biến thành phần thứ K có tác động đến tỷ lệ vay nợ của công ty i ở thời điểm t.
Nghiên cứu này sử dụng 2 biến phụ thuộc để đo lường tỷ lệ vay nợ của các công ty ngành thủy sản ( * 1 it d ). Biến phụ thuộc thứ nhất ( * 1 it
d ), là tỉ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản theo giá trị sổ sách của công ty trong thời gian t.
Biến phụ thuộc thứ hai ( * 2
it
d ), là tỉ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản của công ty theo giá trị thị trường trong thời gian t.
Các nhân tố ảnh hưởng đến 2 biến phụ thuộc nêu trên bao gồm: lợi nhuận, quy mô công ty, tốc độ phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng thanh toán nhanh, tài sản cố định hữu hình.
Từ đó, tác giả đề nghị mô hình cho nghiên cứu: Lev = f(Profit, Size, Growth, Tax, Liquid, Tang)
Theo mô hình trên, tác giả sẽ sử dụng hồi quy theo phương pháp bình quân tối thiểu (OLS-Ordinary Least Square) để kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Trong đó:
- Lev (Đòn bẩy tài chính): là biến phụ thuộc, là chỉ tiêu đòn bẩy tài chính của công ty, được đo lường bằng công thức Lev = Tổng nợ/Tổng tài sản
Kij K it it it x x x d* 0 1 1 2 2 ...
37
- Profit (Lợi nhuận của công ty): là biến độc lập, là chỉ tiêu lợi nhuận của công ty, được đo lường bằng công thức Profit = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản
- Size (Quy mô công ty): là biến độc lập. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau đo lường biến quy mô công ty. Theo tác giả tìm hiểu, thì có 03 (ba) cách như sau: (1) theo phương pháp định lượng, quy mô công ty được đo bằng logarit doanh thu; (2) theo phương pháp định lượng, quy mô công ty được đo bằng logarit tài sản; (3) theo phương pháp định tính, quy mô công ty được đo theo số lượng nhân viên. Tác giả chọn tiêu thức đo lường quy mô công ty bằng logarit tài sản
- Growth (Tốc độ tăng trưởng): là biến độc lập, là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của công ty, được đo lường bằng công thức Growth = % Lợi nhuận để lại x ROE
- Tax (Thuế thu nhập doanh nghiệp): là biến độc lập, là chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp, được đo lường bằng công thức Tax = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Liquid (Tính thanh khoản): là biến độc lập, là chỉ tiêu khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, được đo lường bằng công thức Liquid = Tổng tài sản ngắn hạn/Nợ vay ngắn hạn
- Tang (Tài sản cố định hữu hình): là biến độc lập, là chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp, được đo lường bằng công thức Tang = Tổng tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản
38
Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
Lev = α + β1 Profit + β2 Size + β3 Growth + β4 Tax + β5 Liquid + β6Tang Trong đó:
Các biến phụ thuộc: Lev
Các biến độc lập: Profit, Size, Growth, Tax, Liquid, Tang