II. Mục tiêu:
2. Mục tiêu cụ thể:
II.KIẾN NGHỊ Đối với nhà nước
Đối với nhà nước
Nhà nước nên sớm cũng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, làm công tác xóa đói giảm nghèo từ trung ương đến địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở các cấp cơ sở cới mục đích là tăng tính hiệu quả của chương trình.
Hoàn thiện về cơ chế lồng ghép các chương trình dự án, chính sách xã hội ở nông thôn. Trợ giúp cần phải nhằm vào mục tiêu là là những người thực sự nghèo có nguyện vọng sản xuất chứ không trợ giúp đại trà tránh những hộ lệ thuộc vào Nhà nước mà không chịu làm ăn
Đối với chính quyền cơ sở.
Thiết lập ban xóa đói giảm nghèo của xã, có những chương trình hành động cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đánh giá một cách khách quan, sát thực trạng nghèo của các hộ nông dân, nguyên nhân chủ quan khách quan để từ đó có những biện pháp tác động một cách kịp thời nhanh chóng.
Cần kết hợp với các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên để giúp thanh niên trong tổ chức, đồng thời phát động mạnh mẽ phong trào thi đua làm ăn giỏi, khéo lôi cuốn những hộ nghèo tham gia giúp họ phát triển kinh tế.
Biết phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án một cách có hiệu quả để giúp nông dân thoát khỏi nghèo nhanh và bền vững.
Đối với các hộ nghèo.
Các hộ nghèo nên nhận thức được rằng, nghèo đói hiện nay không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc mà còn thiếu thông tin, kiến thức, các dịch vụ công,… Vì thế phải tự mình vươn lên và phấn đấu hơn nữa để thoát nghèo, không nên ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước.
Không nên mặc cảm, tự ti mà hòa nhập với cộng đồng, tham gia các tổ chức đoàn hội để học hỏi kinh nghiệm, sản xuất kinh doanh, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ xã hội nhằm xây dựng cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn.