Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp giảm nghèo cho các hộ nông dân xã vạn trạch – huyện bố trạch – tỉnh quảng bình (Trang 58 - 66)

II. Mục tiêu:

2. Mục tiêu cụ thể:

3.1 Giải pháp về vốn

Vốn là nguồn lực quan trọng nhát trong hoạt động sạn xuất kinh doanh, đối với hộ nghèo đói việc hỗ trợ vốn là rất cần thiết. Những năm qua nhờ chủ trương cho vay vốn phát triển sản xuất và tín dụng cho người nghèo, ở xã đã có nhiều hộ hộ thoát khỏi đói nghèo, tỉ lệ đói nghèo giảm đáng kể, hiện nay toàn xã vẫn còn vẫn còn 199 hộ nghèo tương ứng 12,58%. Trong các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói cho thấy nguyên nhân do thiếu vốn sản xuất chiếm tới 65,71% và. Để giải quyết nhu cầu bức thiết này Nhà nước, các cấp các ngành và nhân dân cần quan tâm các vấn đề sau đây:

- Về nguồn vốn:

Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân xã, quỹ xóa đói giảm nghèo, các dự án xóa đói giảm nghèo- giải quyết việc làm là nguồn cho vay chủ yếu đối với các hộ đói nghèo. Các nguồn vốn này trong những năm gần đây có được tăng cường cả về số lượng cho vay ( 20 – 30 triệu đồng ) và hạ lãi suất cho vay dưới 0,6%. Tuy nhiên so với nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo hiện nay thì chua thể đáp ứng được. Để giúp các hộ nghèo nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, Nhà nước cần có chính sách tăng số lượng

cho vay cao hơn nữa và gia hạn thêm nhiều thời gian vay vốn để người dân mạnh dạn vay vốn mà khong bị áp lực lo trả nợ.

Quỹ xóa đói giảm nghèo và các dự án số lượng cho vay và số hộ được vay còn rất hạn chế. Đối với quỹ xóa đói giảm nghèo cũng cần được phát triển mở rộng. Chủ yếu bằng hình thức tổ chức vận động quyên góp thông qua tổ chức mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Đối tượng quyên góp là các tổ chức và cá nhân có khả năng đóng góp.

Đối với các dự án xóa đói giảm nghèo giải quyết việc làm cần xây dựng nhiều dự án trên nhiều lĩnh vực và mở rộng quy mô các dự án tạo mọi điều kiện để cho hộ nghèo, người nghèo được tham gia vào các chương trình dự án. Hiện nay một số chương trình dự án đang phát huy hiệu quả tốt tại địa phương như chương trình 120, 327, 134, 135.

Mặt khác cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân xã nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm tăng cường ngồn cho vay góp phàn giải quyết cho nông dân vốn phát triển sạn xuất. Xóa đói giảm nghèo. Phát triển phong trào tương trợ giúp nhau vốn phát triển kinh tế thông qua các hình thức như tổ, nhóm hộ, dòng họ…

- Thủ tục, thời gian và lãi suất vay:

+ Thủ tục vay vốn: Đối với hộ nghèo họ dễ mặc cảm, trình độ nhận thức hạn chế, tài sạn không có giá trị lớn, phương tiện đi lại khó khăn, nếu thủ tục vay vốn rườm rà phức tạp thì người nghèo khó có thể vay được vốn. Vì vậy thủ tục vây vốn cần phải đơn giản hóa, điều kiện cho vay chỉ cần tín chấp và thông qua chính quyền thôn, xã và các đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ xã… Đồng thời cử cán bộ tín dụng xuống địa bàn thôn xóm làm thủ tục cho nhân dân vay vốn.

+ Thời hạn vay: Đây cững là một yếu tố rất quan trọng để các hộ nghèo sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Tùy vào mục đích sử dụng vốn để quy định thời hạn vay nhưng ít nhất cững đảm bảo một chu kì sản xuất. Ví dụ: nếu để phát triển chăn nuôi gia cầm, trồng cây ngắn hạn thời gian cho vay từ 1 – 2 năm. Còn vay để chăn nuôi đại gia súc hoặc trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế trang trại phải từ 3 – 5 năm, nếu chưa hết quy trình sản xuất phải tạo điều kiện cho họ đảo hạn trở lại. Ví dụ trồng cây lâu năm như:

Gió trầm, keo, bạch đàn, cao su … thời hạn cho vay phải hợp lý để các nông hộ có điều kiện phát triển sản xuất và trả được nợ.

+ Lãi suất vay: Đối với người nghèo, cho vay phải thể hiện tính nhân đạo, ưu đại và phải thấp, mức phổ biến phải từ 0,3 – 0,5%/tháng, có thể vay không tính lãi chỉ tính lợi ích xã hội, hoặc có thể cho vay cao hơn nhưng tối đa không quá 0,6%/tháng.

+ Tổ chức quản lý và sử dụng vốn vay: Đây cũng là một giải pháp hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng đồng vốn. Thực tế có rất nhiều hộ nghèo thiếu vốn sản xuất nhưng khi có được đồng vốn lại không biết sử dụng vào mục đích gì do không có tư duy kinh tế, không biết cách làm ăn thiếu tự tin sợ làm ăn thua lỗ phải mắc nợ, có một số hộ lại sử dụng vốn sai mục đích, không đưa vốn vào sản xuất mà mua sắm tài sản, chi phí sinh hoạt hoặc mục đích khắc; không những không xóa đói giảm nghèo mà còn đói nghèo thêm. Vì vậy để sủ dụng đồng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả thiết thực, cán bộ tín dụng, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, những người trực tiếp quản lý nguồn vốn cần có một bước thẩm định trước để nắm bắt mong muốn nguyện vọng của nông dân sau đó giúp họ lập kế hoạch sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, tập huấn quy trình kỹ thuật để sản xuất mang lại hiệu quả. Sau khi giải ngân phải thường xuyên theo giõi việc sử dụng vốn đúng mục đích hay không, tiến độ sản xuất diễn ra như thế nào. Cán bộ phu trách quản lý vốn phối hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể, thôn, bản, sở tại để quản lý chặt chẽ nguồn vốn, thu lãi đúng kỳ hạn và sau mỗi kỳ hạn sản xuất hộ nào trả được cả gốc lẫn lãi thì cho vay tiếp hộ nào không tra được phải xem xét hoàn cảnh cụ thể để cho gia hạn hoặc có biện pháp khác để họ có trách nhiệm với vốn vay. Vốn phải được bảo tồn và quay vòng, sinh lợi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực và lợi ích cho xã hội.

3.2 Giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất

- Quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả: Theo số liệu điều tra thực tế có 37,14% hộ nghèo trong tổng số 35 hộ nghèo được điều tra cho biết nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là thiếu đất sản xuất. Những nguyên nhân chính đẫn đến việc thiếu đất sản xuất là do một số hộ sinh con nhiều, một số hộ mới tách ra sau mốc có chủ trương chia đất, một số hộ nơi khác mới đến lập nghiệp hoặc đi nơi khác làm ăn không bám trụ được phải quay về địa phương dẫn tới tình trạng thiếu đất sản xuất. Vì vậy để khắc phục tình trạng này

trước hết các xã cần rà soát xét lại tổng quỹ đất, còn bao nhiêu đất dự phòng, đất đấu thầu, đất hoang hóa, gắn với thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất ở nông thôn. Trên cơ sở đó điều chỉnh bổ sung quy hoạch đất đai phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc canh tác, quản lý sử dụng đất đạt hiệu quả cao.

- Hỗ trợ tư liệu sản xuất cho hộ nghèo: Số diện tích chưa sử dụng, đất đấu thầu thu hồi các địa phương cần cân đối lại và giải quyết cho hộ nghèo thiếu đất bằng hình thức cấp bổ sung, cho đầu thầu. Mặt khác, có nhiều hộ thừa đất sản xuất có thể do họ chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp hoặc do trước thời điểm chia đất đông nhân khẩu nhưng hiện nay giảm xuống còn ít bởi nhiều lý do. Đối với các hộ này chính quyền địa phương cần vận động họ trả lại ruộng đất hoặc nhường lại quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho hộ nghèo san nhượng, đấu thầu để có đất sản xuất.

Đi đôi với việc giải quyết đất sản xuất cho hộ nghèo cũng cần quan tâm tới việc hướng dẫn các hộ nghèo còn thiếu đất làm thêm các nghề phụ khác phù hợp với trinh độ và khả năng của họ.

3.3 Giải pháp về giải quyết việc làm

Hầu hết các hộ ngèo là những hộ có ít lao động, tàn tật, ốm đau, mất sức lao động, trình độ nhận thức hạn chế. Vì vậy tìm việc làm để tăng thêm thu nhập cho hộ nghèo là một vấn đề rất nan giải. Như thống kê trên có 40% số hộ nghèo cho rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo do thiếu việc làm, và 42,86% là do ốm đau bệnh tật.

Đối với các hộ này địa phương cần mở rộng quy mô sản xuất ngành nghề truyền thống, dạy nghề cho những đối tượng chưa đến tuổi lao động từng bước nâng cao nhận thức và truyền đạt kinh nghiệm lao động để sau này có thể họ vào nghề và hành nghề đảm bảo cuộc sống.

Còn đối với đối tượng trong độ tuổi lao động cần có kế hoạch đào tạo và đòa tạo lại nghề cho họ, phát triển mạnh mẽ các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạo ra nhiều công ăn việc làm để giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa. Đối với số hộ nghèo đói, thiếu tư liệu sản xuất cần đưa thêm các nghề mới vào tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trước khi du nhập nghề mới vào cần nghiên

cứu kỹ về ngành nghề muốn đem vào áp dụng cần nghiên cứu kỹ về ngành nghề, khả năng phát triển của ngành và những hiệu quả đem lại, nên thực hiện thí điểm trước khi áp dụng nhân rộng.

Khi có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dụ án giải quyết việc làm, tuyển công nhân lao động nên ưu tiên phần lớn cho con em các hộ nghèo đói.

Thực trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là khá phổ biến, nhất là thời gian sau khi triển khai xong sản xuất đầu vụ và thời gian giữa 2 vụ đông xuân và hè thu. Các địa phương cần chỉ đạo, định hướng cho nông dân phát triển các mô hình VAC, VACR. Đối với các địa phương còn diện tích ao hồ, mặt nước có khả năng nuôi cá nước ngọt tổ chức cho đấu thầu thả cá; mặt khác khuyến khích cho khai hoang; cải tảo vườn tạp, phát triển trang trại cây lâm nghiệp, trang trại cây ăn quả, trang trại chăn nuôi bò, lợn, gia cầm vừa tận dụng thời gian lao động vừa tạo ra sạn phẩm nâng cao thu nhập cho người lao động.

3.4 Giải pháp về hướng dẫn cách thức làm ăn, công tác khuyến nông, và chuyển giao khoa học kỹ thuật. giao khoa học kỹ thuật.

Theo số liệu điều tra thực tế cho thấy có tới 45,71% hộ nghèo thiếu kinh nghiệm làm ăn, trình độ văn hóa thấp, không được đào tạo, tập huấn. Có rất nhiều hộ nghèo có sức lao động, đã vay được vốn phục vụ cho sản xuất nhưng do trình độ học vấn có hạn, không biết cách làm ăn, sử dụng vốn không có hiệu quả, nên không thể thoat nghèo vươn lên, đồng vốn sử dụng một cách lãng phí, không đúng mục đích. Vì vậy, hướngdẫn cách làm ăn cho người nghèo, khuyến nông, khuyến lâm là khâu then chốt và biện pháp hữu hiệu để giảm đói nghèo và chống tái đói nghèo, đảm bảo tính ổn định bền vững cho chương trinh xóa đói giảm nghèo nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Do đó để giúp người nghèo, hộ nghèo có đủ tự tin, nghị lực vươn lên vược qua nghèo đói trước hết chúng ta phải giúp họ nâng cao trinh độ nhận thức, kiến thức làm ăn gắn với hộ trợ vốn để họ tổ chức sản xuất đạt hiệu quả.

Nội dung hướng dẫn:

+ Tổ chức hướng dẫn cách làm ăn, mô hình sản xuất, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao và mang tính

hàng hóa, hướng dẫn phương pháp chế biến nông sản, lâm sản, một số ngành tiêu thủ công nghiệp, cách buôn bán nhỏ dịch vụ cho người nghèo.

+ Hướng dẫn dẫn bà con cách ghi chép về tình hình thu nhập, chi tiêu trong sinh hoạt của gia đình hộ nghèo, hướng dẫn quản lý sử dụng vốn, cách chi tiêu kể cả chi phí cho sạn xuất cũng như chi tiêu trong gia đình tất cả phải hợp lý, tiết kiệm và có tích lũy.

Về phương thức hướng dẫn:

+ Tổ chức tập huấn các nội dung cần thiết cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo sau đó đội ngũ này tập huấn lại cho các hộ nghèo, người nghèo.

+ Tổ chức tham quan giới thiệu mô hình sản xuất

+ Xây dựng mô hình điểm, tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất, nhân rộng mô hình điển hình.

+ Tổ chức đào tạo nghề hoặc giới thiệu từng bộ phận, từng lao động trực tiếp đến trung tâm dạy nghề, trung tâm xúc tiến việc làm tạo cơ hội tốt để người nghèo hộ nghèo có việc làm.

Tổ chức bộ máy hướng dẫn kỹ thuật:

+ Phối hợp chặt chẽ giữa ban xóa đói giảm nghèo với hệ thống khuyến nông cấp huyện để lựa chọn đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có chất lượng.

+ Các hộ khuyến nông giúp các hộ gia đình áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, tuyên truyền kỹ thuật mới cho cộng đồng.

+ Đòa tạo đội ngũ khuyến địa phương.

+ Tổ chức tập huấn cho hội viên nông dân, phụ nữ, hội làm vườn, đoàn thanh niên phối hợp với các tổ chức đoàn thể này để tuyên truyền phổ biến những nội dung, kiến thức cần thiết cho các nông hộ.

+ Tổ chức các nhóm, tổ công tác tự nguyện vì người nghèo, gồm cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia kinh tế, những người có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất.

Cách tổ chức thực hiện:

Từng thôn xóm dựa theo kết quả điều tra, khảo sát lập danh sách, chương trình để xác định đối tượng cần tổ chức hướng dẫn, đối tượng có nhu cầu cần đào tạo nghề, trên

cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện gắn với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nhằm đáp ứng các yêu cầu của từng hộ nghèo cần hướng dẫn.

3.5 Giải pháp về phát triển văn hóa – xã hội

- Về văn hóa, giáo dục- đào tạo

+ Vận động và tạo điều kiện để các thôn xóm xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng làng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quầng chúng, bài trừ các tiêu cực và tệ nạn như ma túy, mại dâm, rượu chè bê tha, cờ bạc. Xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng, hình thành các tổ nhân dân tự quản giúp chính quyền giữ an ninh trật tự, chính trị trên địa bàn.

+ Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường học, nâng cấp các phòng học bị xuống cấp, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục. Có chính sách ưu tiên miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho con em các hộ đói nghèo, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường chuẩn, huy động hết số học sinh đến trường đúng độ tuổi, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục gắn các phong trao thi đua, nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng chất lượng đại trà và mũi nhọn. Phối kết hợp các ban ngành, đoàn thể nhất là hội khuyến học hạn chế tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học, phát huy phong trào “tiếng trống khuyến học” tất các cấp. Thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học, bảo đảm ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất trường học. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn… cho người nghèo.

Về y tế dân số – kế hoạch hóa gia đình

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế cho người nghèo. Củng cố nâng cấp trạm y tế xã, không ngùng

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp giảm nghèo cho các hộ nông dân xã vạn trạch – huyện bố trạch – tỉnh quảng bình (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w