(Nguồn: UBND xã Liên Thủy)
2.2.2. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là bộ phận hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của một quốc gia, một địa phương nói chung và của xã Liên Thủy nói riêng.
Nhìn vào bảng số liệu 3 ta thấy: Dân số xã Liên Thủy có 2.438 người năm 2009. Lực lượng lao động chiếm 53,52% tổng số nhân khẩu. Tổng số nhân khẩu trong 3 năm có xu hướng tăng lên từ 9.497 người năm 2007 lên 9.878 người năm 2009, đã làm cho mật độ dân số cũng tăng theo và đạt 1.415 người/km2, phân bố không đồng đều giữa các thôn.
Về lao động, ta thấy năm 2007 đến năm 2008 số lao động đều tăng. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 66 người tương ứng với 1,32%, năm 2009 so với năm 2008 số lao động tăng lên 207 lao động tương ứng với 4,07%. Lao động phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra hàng năm, xã chỉ sử dụng 70% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm và khoảng 30% lao động nhàn rỗi và phần lớn là lao động phổ thông, chất lượng lao động thấp, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn.
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Liên Thủy qua 3 năm (2007- 2009) Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
1. Tổng số hộ Hộ 2116 2148 2438 32 1,51 290 13,5
2. Tổng số nhân khẩu Người 9497 9623 9878 126 1,33 255 2,65 3. Tổng số lao động LĐ 5014 5080 5287 66 1,32 207 4,07 4. Mật độ dân số Người/km2 1360 1364 1415 4 0,29 51 3,74 5. BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,49 4,48 4,05 -0,01 -0,22 -0,43 -9,60 6. BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2,37 2,36 2,17 -0,01 -0,42 -0,19 -8,05
( Nguồn: UBND xã Liên Thủy)
Năm 2007, chỉ tiêu bình quân khẩu/hộ 4,49, năm 2008 bình quân khẩu/hộ 4,48, như vậy năm 2008 so với năm 2007 bình quân khẩu/hộ giảm 0,01 tương ứng với 0,22% và năm 2009 bình quân khẩu/hộ là 4,05, so với năm 2008 giảm 0,43 tương ứng với 9,6%. Về chỉ tiêu lao động/hộ thì mỗi hộ có khoảng 2-3 lao động.
2.2.3. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn
+ Giao thông: Hiện xã có 62,69 ha đất giao thông, với các tuyến đường liên xã nối giữa Liên Thủy với các xã xung quanh như tuyến: Liên Thủy – Mỹ Thủy, Liên Thủy – Cam Thủy, Liên Thủy – Thanh Thủy đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của xã trong thời gian, nhiệm vụ đặt ra là phải đầu tư phát triển mạng lưới giao thông một cách toàn diện, bê tông hóa trục đường chính trong xã, nâng cấp mở rộng và làm mới một số tuyến đường liên thôn.
+ Thủy lợi: Toàn xã có 28,60 ha, trong những năm gần đây, mạng lưới thủy lợi xã đã được quan tâm, nâng cấp để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương đã được bê tông hóa. Xã có sông Kiến Giang chảy qua và các nhánh nhỏ của sông đang tạo ra lợi thế tưới tiêu nội đồng cho sản xuất nông nghiệp của xã nên hệ thống trạm bơm nước đã được thiết lập rộng khắp để sẵn sàng tưới, tiêu nước cho sản xuất.
2.2.4. Thuận lợi và khó khăn về tình hình cơ bản của xã Liên Thủy
a. Thuận lợi
- Là xã nằm sát trung tâm có các trục đường chính chạy quanh địa phận xã như: TL.16, đường liên xã rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa
yếu tập trung thành vùng rộng lớn rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. - Có cảnh quan môi trường khá tốt chưa bị ô nhiễm đặc biệt là nguồn nước - Có hệ thống thủy văn dồi dào, hệ thống tưới tiêu hoàn toàn chủ động
- Nằm trong vùng được quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm của huyện Lệ Thủy
- Có nền kinh tế phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10%. Thu nhập người dân so với trong vùng khá cao.
- Nhân dân lao động cần cù chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong lao động sản xuất
- Có cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư khá hoàn thiện.
b. Khó khăn
- Khí hậu khắc nghiệt nắng nhiều vào mùa khô, mưa nhiều vào mùa mưa, đặc biệt là rét kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Hàng năm thường xuất hiện lũ tiểu mãn đầu mùa gây thiệt hại đến quá trình sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước không ổn định.
- Nền nông nghiệp sản xuất chủ yếu theo truyền thống, thủ công, cơ giới hóa trong sản xuất còn rất hạn chế.
- Ngành nghề dịch vụ nhiều nhưng chưa đồng bộ chủ yếu hoạt động theo thời vụ, đặc biệt là ngành nghề chế biến và dịch vụ sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch còn yếu.
- Chính sách đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn quá nhỏ lẻ đặc biệt là vốn để phục vụ cho đầu tư máy móc và phương tiện sản xuất.
- Nguồn nhân lực đông nhưng chủ yếu lao động phổ thông trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lao động chưa có việc làm chiếm 11% và lao động nhàn rỗi sau thời vụ còn lớn.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm trên 10%.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX NN Ở XÃ LIÊN THỦY
2.3.1. Khái quát chung
Kể từ khi Luật HTX ra đời (3/1996), sửa đổi năm 2003 thì phong trào HTX ở xã Liên Thủy đã có những thay đổi rất cơ bản cả về lượng và chất. Các đơn vị HTX đã
từng bước được củng cố về chất, lấy lại uy tín và vai trò đối với người lao động, trên cơ sở đó phát triển và ngày càng thu hút các đối tượng khác nhau tham gia, không chỉ là người lao động như những năm trước khi có luật. HTX đã đóng góp tích cực hơn vào sức mạnh chung của kinh tế nhiều thành phần và làm rõ hơn bản chất của Kinh tế tập thể mà Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển.
Hiện nay, ở xã Liên Thủy có 4 HTX hoạt động theo quy mô 4 thôn, các HTX này đã cung cấp cho xã viên các dịch vụ thiết yếu trong sản xuất và đời sống: dịch vụ thủy lợi, dịch vụ bảo vệ đồng, bảo vệ thực vật, dịch vụ làm đất… Các HTX đã mở rộng thêm các loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã viên như dịch vụ tín dụng nội bộ, công tác thu hồi sản phẩm – dịch vụ, kiến thiết đồng ruộng.
Bên cạnh có vai trò phát triển kinh tế cho các hộ xã viên, phục vụ đời sống người dân trên địa bàn, các HTX còn phát huy được vai trò xã hội của mình. HTX thường xuyên động viên thăm hỏi các gia đình thuộc diện chính sách, người già neo đơn, góp một phần công sức vào việc ma chay, cúng viếng cho những người có công với cách mạng. Hoạt động văn hóa – thể dục thể thao cũng được các HTX thường xuyên tổ chức vào các dịp lễ hội tạo nên tinh thần giao lưu học hỏi của các xã viên trong HTX cũng như giữa các HTX trên địa bàn với nhau. Đặc biệt lễ hội đua thuyền hàng năm vào dịp lễ Quốc khánh 2 – 9 do huyện Lệ Thủy tổ chức đã được các HTX hưởng ứng mạnh mẽ, khuyến khích động viên được các con em trong thôn, làng HTX tham gia.
2.3.2. Tình hình vốn, xã viên của HTX
Quản lý vốn là một nội dung quan trọng trong công tác hạch toán của HTX NN. Vì vậy, phải nắm vững sự hình thành các loại vốn để có kế hoạch trong việc quản lí sử dụng, giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ kế toán vốn, bảo vệ tiền vốn của HTX.
Bảng 4 : Tình hình vốn kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp xã Liên Thủy năm 2009 Chỉ tiêu Tổng số Bình quân 1HTX (1000đ) Số lượng (1000đ) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 10.801.470 100 2.700.368