Ôn tập và sử dụng lạ

Một phần của tài liệu Tà liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn Sinh học THPT (Trang 44 - 47)

- Tính tích cực Tính độc lập

6. Ôn tập và sử dụng lạ

Đây là việc cần thiết để củng cố những kĩ năng đã học được.

7. Đánh giá

Đây là khâu đánh giá do người đào tạo thực hiện, xem học sinh đã đạt yêu cầu hay chưa. Việc đánh giá có thể được tiến hành một cách chính thức hoặc kín đáo nhưng phải phát hiện đúng những người đã đạt yêu cầu để cả người dạy và người học

đều an tâm với kết quả đào tạo, đồng thời phải xác định đúng những người chưa đạt yêu cầu để có trách nhiệm đào tạo bổ sung.

8. Thắc mắc

Học sinh có nhu cầu làm sáng tỏ những điều chưa hiểu. Họ có thể nêu câu hỏi vào bất kì lúc nào trong quá trình học. Một số học sinh hay e thẹn không dám hỏi trước mặt các bạn cùng lớp. Giáo viên cần tạo cơ hội cho họ hỏi khi chỉ có một thầy một trò. Cơ hội tốt nhất là ở giai đoạn “Tập sử dụng kĩ năng”, khi đó giáo viên nên đi lại trong lớp, kiểm tra các thao tác thực hành kĩ năng của học sinh và trả lời thắc mắc của các em. Cũng có thể đến cuối cùng học sinh mới nêu những thắc mắc mà bản thân và bạn bè chưa giải đáp được. Lúc này giáo viên không nên để các em thất vọng.

Bài tập:

Chọn một kĩ năng nào đó trong chương trình Sinh học THPT và phân tích cách dạy kĩ năng đó theo 8 bước “EDUCARE?”. Đối chiếu với thực tế giảng dạy kĩ năng của bản thân hay của đồng nghiệp, bạn có thể rút ra kinh nghiệm gì?

Nội dung 5: Vị trí của kĩ năng trong mục tiêu dạy học

* Thông tin:

Trước kia, giáo viên chúng ta thường phân tích mục đích yêu cầu của bài học thành 3 mặt : kiến thức, tư tưởng, tư duy. Từ khi thực hiện chương trình cải cách giáo dục ở cấp THCS (1986), giáo viên được hướng dẫn phân tích mục tiêu bài học thành 3 mặt : kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kĩ năng là sự bộc lộ dễ thấy của năng lực hành động. Thái độ là mặt biểu hiện bên ngoài của tư tưởng, có thể kiểm soát được, đánh giá được.

Trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, làm đảo lộn những giá trị truyền thống, gần đây có nhà giáo dục nước ngoài đề xuất sự đảo ngược bộ 3 nói trên thành: thái độ, kĩ năng, kiến thức. Đó là một cách nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, giáo dục kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức trong bối cảnh xã hội hiện nay. Cách nhấn mạnh này có thể gây ra sự ngộ nhận là việc giáo dục thái độ và kĩ năng có thể được tiến hành không trên cơ sở giáo dục kiến thức. Điều này trái với đặc điểm cơ bản của giáo dục nhà trường là thông qua giảng dạy kiến thức có hệ thống mà rèn luyện kĩ năng và giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh.

Đa số các nhà giáo dục phương Tây quen phân biệt mục tiêu giáo dục thành 3 nhóm : mục tiêu nhận thức (Cognitive Objective), mục tiêu tâm - vận (Psychomotor Objective), mục tiêu cảm xúc (Affective Objective). Một số khác diễn đạt mục tiêu giáo dục bằng 3 chữ H : Head (cái đầu), Hand (cái tay), Heart (trái tim). Các cách phân biệt trên cũng tương tự như cách phân biệt 3 nhóm mục tiêu hiện nay của chúng ta: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Lưu ý rằng khi xác định mục tiêu cụ thể của một bài học người ta chỉ nêu những điểm có thể thực hiện trong phạm vi bài học, dựa vào mục tiêu đã xác định, có thể kiểm soát, đánh giá kết quả bài học. Quá trình dạy học các môn học ở một cấp học, bậc học phải đạt những mục tiêu tổng quát hơn, trong đó nhiệm vụ phát triển bao gồm cả phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, mặt kĩ năng bao gồm cả kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành, kĩ năng học tập, đặc biệt tự học; nhiệm vụ giáo dục bao gỗm giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong, trong giáo dục đạo đức chú ý giáo dục giá trị, giáo dục cảm xúc.

Bài tập: Bạn hãy chọn 5 bài trong Sách giáo viên môn Sinh học THPT, nghiên cứu cách phát biểu mục tiêu kĩ năng ở các bài đó và cho nhận xét của bạn.

IV. Kết luận

- Giảm tính lí thuyết, hàn lâm, tăng tính thực hành vận dụng là một hướng đổi mới của chương trình giáo dục ở THPT. Theo hướng này cần quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và đặc biệt các năng lực hành động cho học sinh.

- Năng lực bộc lộ qua hoạt động, thông qua những hành động trí tuệ hoặc cơ bắp và gắn liền với những kĩ năng cụ thể.

- Giáo viên cần hình thành ở học sinh các kĩ năng nhận thức, các kĩ năng hành động, kĩ năng học tập và kĩ năng chuyên môn của môn học.

- Trong dạy học Sinh học, giáo viên cần đặc biệt chú ý hình thành phát triển ở học sinh các kĩ năng quan sát và thí nghiệm, phát triển tư duy thực nghiệm quy nạp.

- Việc rèn luyện các kĩ năng phải được thực hiện dựa trên nền giảng dạy các kiến thức có hệ thống của chương trình môn học và phải tuân thủ một quy trình hợp

lí, phù hợp với từng loại kĩ năng, mức độ phức tạp của từng kĩ năng, vị trí của kĩ năng trong mục tiêu đào tạo.

V. Câu hỏi tự đánh giá

1. Kĩ năng là gì? Mối quan hệ giữa kĩ năng, hoạt động và năng lực?

2. Yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động trong đổi mới giáo dục hiện nay?

3. Trong dạy học Sinh học ở THPT, giáo viên cần đặc biệt chú ý hình thành ở học sinh những kĩ năng gì? Vì sao?

4. Mô tả phương pháp dạy kĩ năng theo quy trình “EDUCARE?” và cho một ví dụ.

Một phần của tài liệu Tà liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn Sinh học THPT (Trang 44 - 47)