THIẾT BỊ DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Tà liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn Sinh học THPT (Trang 131 - 134)

− Các mẫu vật chứa nhiều cacbohiđrat và lipít.

− Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu về cacbohiđrat

Hoạt động dạy học Nội dung

GV:

− Đưa ra các mẫu vật là một số loại mô, cơ quan, bộ phận của cơ thể: Củ khoai tây, khoai lang, khoai môn, hạt lạc, hạt hướng dương, hạt bí, các quả chín (nho, dưa hấu…), mía, vỏ tôm, vỏ cua, gan lợn…

− Yêu cầu HS quan sát kĩ các mẫu vật, vận dụng hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi:

?Chọn ra các cơ quan, bộ phận chứa nhiều cacbohiđrat?

?Khi hoà tan cacbohiđrat (đường) vào trong nước, em có nhận xét gì?

HS:

− Quan sát mẫu vật và dựa vào kiến thức thực tiễn để chọn theo yêu cầu.

− Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, đánh giá và thông báo cách chọn đúng.

GV:

− Chiếu sơ đồ cấu tạo phân tử của đại diện các loại cacbohiđrat.

I. Cacbohiđrat (Đường)

1. Đặc điểm và cấu trúc hoá học học

− Cacbohiđrat có nhiều trong:

+ Các loại củ, quả, hạt,rễ, thân, lá ở thực vật.

+ Gan, mô cơ ở động vật, người.

− Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và kết hợp đọc thông tin SGK để phát hiện:

?Cacbohiđrat được cấu tạo từ những nguyên tố nào? Theo nguyên tắc gì?

?Phân loại cacbohiđrat và nêu đặc điểm cấu trúc của chúng?

HS:

− Quan sát, đọc SGK và trả lời câu hỏi

− Một số HS khác nhận xét – bổ sung.

GV:

− Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

− Chuyển ý: Tuy tất cả cacbohiđrat đều được cấu tạo bởi 3 nguyên tố C, H, O nhưng ccấu tạo phân tử rất khác nhau  tính chất khác nhau để đảm nhận các chức năng sinh học khác nhau  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV:

− Chia nhóm HS

− Phát phiếu học tập số 1.

− Yêu cầu các nhóm quan sát lại các mẫu vật ở trên, đọc thông tin SGK, vận dụng các kiến thức thực tiễn để thảo luận nhóm và hoàn thành PHT số 1

HS:

− Trao đổi nhóm và thống nhất đáp án

− Đại diện trình bày.

− Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

GV:

− Nhận xét - đánh giá các nhóm

− Thông báo đáp án chuẩn.

− Bổ sung thêm một số vai trò khác của cacbohiđrat đối với cuộc sống (kitin còn làm chỉ khâu trong phẫu thuật…)

− Là hợp chất hữu cơ đơn giản được cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O theo nguyên tắc đa phân.

− Có 3 loại:

+ Đường đơn: gồm 1 đơn phân.

+ Đường đôi: gồm 2 đơn phân.

+ Đường đa: gồm nhiều đơn phân.

Trong đó đơn phân cấu tạo nên đường đôi và đường đa là đường đơn (chủ yếu là glucozơ).

2. Chức năng sinh học

Hoạt động 2. Tìm hiểu về lipit

Hoạt động dạy- học Nội dung

GV: Yêu cầu HS quan sát lại các mẫu vật kết hợp đọc thông tin SGK và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:

?Hãy chọn các cơ quan, bộ phận của cơ thể chứa nhiều lipit?

?Tính chất vật lí của lipit?

HS:

− Thực hiện yêu cầu của GV – trả lời câu hỏi

− 1 vài HS khác nhận xét, bổ sung .

GV:

− Chốt kiến thức

− Chiếu sơ đồ cấu tạo phân tử một số đại diện của lipit. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Yêu cầu HS quan sát kết hợp nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi:

?So sánh thành phần nguyên tố của lipit với cacbohiđrat ?

HS:

− Quan sát sơ đồ cấu tạo phân tử của lipit và phát hiện ra kiến thức để trả lời.

− Một số HS khác nhận xét và bổ sung .

GV:

− Nhận xét , đánh giá .

− Thông báo đáp án chuẩn

− Chuyển ý:Với cấu trúc và đặc tính của lipit như vậy thì nó sẽ có vai trò gì?

GV:

− Phát phiếu học tập số 2

− Yêu cầu HS quan sát sơ đồ đại diện các loại lipít, đọc thông tin SGK và trao đổi nhóm để hoàn

II. Lipit

1. Đặc điểm chung

− Lipit có nhiều trong:

+ Mô mỡ ĐV, một số hạt TV

+ Một số loại hoocmôn.

− Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ.

− Lipit được cấu tạo bởi: C, H, O (lượng O ít hơn

cacbohiđrat), một số lipit có thêm P (Photpho).

2. Cấu trúc và chức năng của các loại lipit của các loại lipit

thành phiếu học tập.

HS:

− Đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm và thống nhất đáp án.

− Cử đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung .

GV:

− Nhận xét, đánh giá và thông báo đáp án chuẩn

Một phần của tài liệu Tà liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn Sinh học THPT (Trang 131 - 134)