Mục tiêu Về kiến thức

Một phần của tài liệu Tà liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn Sinh học THPT (Trang 38 - 41)

Về kiến thức

- Hiểu được mối quan hệ giữa năng lực, hoạt động và kĩ năng.

- Trình bày hệ thống những kĩ năng mà giáo viên Sinh học cần hình thành ở học sinh thông qua môn mình dạy.

- Chỉ ra những kĩ năng đặc thù của việc học tập Sinh học ở THPT.

Về kĩ năng

- Xác định đúng các kĩ năng cần hình thành ở một vài bài học trong chương trình Sinh học THPT mới.

- Thử vận dụng lí luận về phương pháp dạy các kĩ năng theo quy trình của Geoffrey Petty 1998.

II. Nội dung

Nội dung 1: Mối quan hệ giữa kĩ năng và năng lực

* Thông tin:

- Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn.

- Kĩ năng dạy học / học tập (nói gọn là kĩ năng dạy/học, viết tắt là D/H) là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác của một hành động D/H bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, những cách thức và quy trình hợp lí.

- Năng lực D/H là khả năng thực hiện các hoạt động D/H với chất lượng cao. Năng lực bộc lộ trong hoạt động. Hoạt động thể hiện qua một số hành động và thao tác và gắn liền với một số kĩ năng tương ứng.

- Kĩ năng có tính riêng lẻ, cụ thể. Năng lực có tính tổng hợp, khái quát. Kĩ năng và năng lực đều là sản phẩm của quá trình đào tạo, rèn luyện (bao gồm cả tự đào tạo, tự rèn luyện). Kĩ năng đạt mức thành thạo thì thành kĩ xảo. Năng lực đạt mức cao thì được xem là tinh thông trong lĩnh vực hoạt động, tinh thông trong nghề nghiệp.

Bài tập:

Phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm được trình bày trong 2 sơ đồ dưới đây và cho mỗi sơ đồ một ví dụ minh họa.

Sơ đồ 1 Sơ đồ 2 - Sơ đồ 1

- Một quá trình được thực hiện qua nhiều hoạt động. Ví dụ quá trình dạy học gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

- Một hoạt động được thực hiện qua nhiều hành động. Ví dụ hoạt động lên lớp bao gồm các hành động tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới...

- Một hành động gồm nhiều thao tác. Ví dụ kiểm tra bài cũ gồm các thao tác: nêu câu hỏi, chỉ định học sinh được kiểm tra, lắng nghe trả lời của học sinh, nhận xét và cho điểm.

- Sơ đồ 2

- Năng lực được thể hiện thông qua các hoạt động. Ví dụ năng lực đánh giá kết quả dạy học bao gồm các hoạt động: xây dựng chuẩn đánh giá và công cụ đánh giá, tổ chức thực hiện việc đánh giá, xử lí kết quả đánh giá...

- Mỗi hoạt động đòi hỏi một số kĩ năng tương ứng. Ví dụ hoạt động xây dựng công cụ đánh giá cần có các kĩ năng soạn đề kiểm tra (câu hỏi mở, câu hỏi đóng, đề bài tập vận dụng lí thuyết...) soạn đáp án cho các đề kiểm tra, lập bảng điểm...

Nội dung 2: Nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động của học sinh trong quá trình dạy học Sinh học THPT

* Thông tin:

Trong dạy học, giáo viên phải tạo cơ hội thuận lợi để học sinh được tập dượt, rèn luyện, phát triển các kĩ năng và phẩm chất hoạt động trí tuệ nhằm nâng cao hiệu

Quá trình Hoạt động Hành động Thao tác Năng lực 1 Hoạt động 1.1 Kĩ năng 1.1.1 Kĩ năng 1.1.2 Hoạt động 1.2 Hoạt động 1.3

quả nhận thức, để học sinh được rèn luyện các thao tác, kĩ năng, kĩ xảo hành động chân tay, xây dựng thói quen vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhiệm vụ nói trên được gọi tắt là nhiệm vụ phát triển.

Về mặt tâm lí học, quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn.

- Nhận thức cảm tính, đòi hỏi các kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ.

- Nhận thức lí tính tức là tư duy trừu tượng đòi hỏi các kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, cá biệt hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá.

Những kĩ năng này là cần thiết để thực hiện có hiệu quả quá trình nhận thức mà bản chất là thu thập, xử lí, lưu trữ, sử dụng các thông tin. Năng lực nhận thức còn đòi hỏi một mặt nữa quan trọng hơn đó là phẩm chất tư duy. Phẩm chất của năng lực tư duy biểu hiện ở tính tích cực, tính độc lập là tiền đề để tạo nên tính sáng tạo. Một số nhà tâm lí học còn nhấn mạnh tính phê phán, tính linh hoạt là điều kiện để có tính sáng tạo.

Trong quá trình dạy học, nhiệm vụ phát triển bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ : phát triển năng lực nhận thức và phát triển năng lực hành động. Năng lực hành động biểu hiện ở tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập nghiên cứu công tác, ở thói quen tổ chức lao động hợp lí, đặc biệt là năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự tu dưỡng, năng lực phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tế.

Nâng cao tính tích cực, tính độc lập, tính sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhận thức và trong hành động thực tiễn là yêu cầu cơ bản hiện nay của nhiệm vụ phát triển trong quá trình dạy học, bảo đảm mục tiêu đào tạo những người công dân làm chủ, những người lao động sáng tạo.

Bài tập:

Dựa vào các thông tin hỗ trợ trên đây, bạn hãy xây dựng một sơ đồ phản ánh nội dung nhiệm vụ phát triển trong dạy học.

Yêu cầu cơ bản:

Nâng cao tính tự giác, tích cực, độc lập, tính sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhận thức và trong hành động thực tiễn.

Nội dung 3:

Những kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong dạy học Sinh học THPT

Bài tập:

Dựa vào nhận thức và kinh nghiệm bản thân, bạn hãy thử liệt kê các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong dạy học Sinh học THPT và phân chúng ra thành mấy nhóm mà bạn cho là hợp lí.

Có thể phân làm 4 nhóm

- Các kĩ năng nhận thức: quan sát, chú ý, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cá biệt hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, quy nạp, diễn dịch.

Phát triển Năng lực nhận thức Năng lực hành động Nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính - Quan sát - Chú ý - Ghi nhớ - Chủ động, độc lập trong học tập

Một phần của tài liệu Tà liệu tập huấn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn Sinh học THPT (Trang 38 - 41)