MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGLL LỚP 12 (Trang 45 - 48)

Sau hoạt động này, học sinh cần:

- Hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong việc tích cực học văn hóa, chính trị và thực hành kĩ năng nghề nghiệp để lập thân, lập nghiệp, làm giầu cho bản thân , gia đình và xã hội.

- Có khả năng trình bày quan điểm của mình về nghề nghiệp; biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

- Có thái độ quyết tâm học tập và rèn luyện để thực hiện những ước mơ, hoài bão về nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Tổ chức cuộc thi để học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình về vấn đề lập nghiệp. Có thể gợi ý một số nội dung sau:

- Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với vấn đề lập nghiệp.

+ Tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề lập nghiệp, đặc biệt là vai trò của ngành giáo dục trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

+ Trách nhiệm cá nhân trong học tập, rèn luyện và lựa chọn nghề nghiệp.

+ Trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề của nhà trường, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng.

+ Trách nhiệm đóng góp cho phong trào của thanh niên nhà trường “Thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”.

- Có trách nhiệm tự thay đổi nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp trong nền kinh tế tri thức; tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng cùng thay đổi những nhận thức còn lệch lạc về nghề nghiệp.

- Nêu quyết tâm hành động của người thanh niên học sinh để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho ngày mai lập nghiệp.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Chuẩn bị một số chủ đề như gợi ý ở phần nội dung hoạt động để học sinh chuẩn bị thi hùng biện:

+ Học sinh với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. + Thanh niên với hành trang vào đời.

+ Thanh niên học sinh tình nguyện xây dựng “xã hội học tập”. + Thanh niên học sinh với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

+ Nhà trường - gia đình - cộng đồng với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh.

- Ngoài ra cần nêu một số tình huống để học sinh chuẩn bị và trình bày cách giải quyết của mình khi người điều khiển yêu cầu:

+ Bạn thấy năng lực học tập của mình có hạn nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ xin đi học nghề, nhưng bố mẹ thì kiên quyết ép bạn thi Đại học, theo bạn điều đó có đúng không? Bạn xử lí tình huống này như thế nào ?

+ Có bạn nói rằng, chúng ta mới học xong 11 đã vội gì bàn đến chuyện lập nghiệp, việc đó để tốt nghiệp THPT xong hãy bàn. Bạn có đồng ý vưói ý kiến đó không ? Tại sao ?

+ Có ý kiến cho rằng, chúng ta còn đang sống phụ thuộc vào bố mẹ nên học nghề gì, thi vào trường nào là do bố mẹ lựa chọn. Bạn có đồng ý với cách suy nghĩ này không? Tạo sao ?

- Họp cán bộ lớp thống nhất nội dung và cách thức tổ chức thi hùng biện. - Đề xuất Ban giám khảo, người dẫn chương trình.

- Kiểm tra công việc chuẩn bị, góp ý kiến và sửa những bài hùng biện của học sinh.

2. Học sinh.

- Cán bộ lớp phổ biến nội dung chuẩn bị, thời gian và cách thức tham gia thi hùng biên.

Yêu cầu các tổ lựa chọn 2 -3 bạn tham gia hùng biện, giao cho các tổ giúp các bạn chuẩn bị viết bài hùng biện.

- Tất cả học sinh cùng chuẩn bị ý kiến và hỗ trợ các bạn trực tiếp tham gia thi. - Chuẩn bị bài hát, bài thơ liên quan đến chủ đề thanh niên tình nguyện, lập nghiệp.

- Chuẩn bị thể lệ cuộc thi và bảng điểm.

- Cử Ban giám khảo, thư kí và người dẫn chương trình

- Chuẩn bị các câu hỏi phụ về ứng xử các tình huống liên quan đến hướng nghiệp, dạy nghề.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp theo yêu cầu của hoạt động. - Chuẩn bị giấy mời và tặng phẩm (nếu có).

- Yêu cầu các tổ đăng kí chủ đề và tên người tham gia hùng biện.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Gợi ý chương trình thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” như sau: - Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động:

+ Mời giáo viên chủ nhiệm khai mạc cuộc thi và định hướng nội dung cho các thí sinh tham gia hùng biện.

+ Giới thiệu Ban giám khảo và Thư kí lên làm việc.

+ Ban giám khảo công bố cách chấm điểm (về nội dung có sát chủ đề hay không; về tính ngắn gọn, súc tích; về sựu trình bày hấp dẫn, lôi cuốn; về trang phục phù hợp, gây ấn tượng v.v…)

+ Giới thiệu các thí sinh tham gia hùng biện ra mắt chào khán giả.

+ Lần lượt giới thiệu các thí sinh lên trình bày theo chương trình đã thiết kế dựa trên cơ sở các chủ đề mà các tổ đã đăng kí.

Lưu ý: Sau mỗi bài trình bày, có thể đặt câu hỏi phụ phù hợp vưói chủ đề trình bày cho thí sinh hoặc nêu vấn đề gợi ý cho cả lớp cùng tranh luận thêm.

+ Ban giám khảo cho điểm sau mỗi bài trình bày, người dẫn chương trình đọc điểm và thư kí tổng hợp.

+ Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.

+ Tổ chức trò chơi khi kết thúc các phần trình bày.

+ Ban giám khảo công bố điểm và giao cho các tổ và cá nhân xuất sắc.

V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 3

HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

- Học sinh có được những hiểu biết về một số ngành nghề.

- Hiểu sâu sắc ý nghĩa của vấn đề lựa chọn đúng nghề nghiệp quyết định đến sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội.

- Biết trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và biện pháp để theo đuổi một nghề phù hợp với năng lực và sở trường.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGLL LỚP 12 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w