Kinh nghiệm làm việc

Một phần của tài liệu Viết CV không khó (Trang 41 - 44)

CV không phải là quảng cáo

5. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc ở mỗi ứng viên là một trong những yếu tố tạo lợi thế, đặc biệt trong hiện trạng giáo dục ngày nay. Nhiều sinh viên đạt được thành tích cao trong học tập, nghiên cứu với bảng điểm xuất sắc nhưng lại không thể thực hiện tốt những yêu cầu của công việc trong quá trình làm việc thực tế. Chính thực tế này làm cho nhiều nhà tuyển dụng nghi ngại và để ý nhiều hơn đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

Một ứng viên có kinh nghiệm làm việc dày dạn sẽ thích ứng nhanh hơn với công việc mới, nắm bắt tình hình thực tế và nhà tuyển dụng sẽ không mất quá nhiều thời gian, chi phí để đào tạo lại.

Vì vậy, bên cạnh quá trình học tập kiến thức trên trường lớp, các bạn nên tìm kiếm các cơ hội để trải nghiệm các vị trí công việc liên quan đến chuyên ngành của mình. Quãng thời gian trải nghiệm sẽ giúp các bạn có tư duy thực tế hơn, ứng dụng tốt hơn những kiến thức được học. Đi làm thêm cũng giúp bạn hiểu hơn về những yêu cầu trong công việc, tạo dựng mạng lưới quan hệ và giúp ích bạn có những kinh nghiệp có ích.

Thời gian đầu khi trở thành sinh viên, mình khá thất vọng. Học tập ở sinh viên những ngày đầu tiên không hề giống như những gì mình tưởng tượng và kỳ vọng. Mình đã từng tưởng học đại học đồng nghĩa với việc sẽ được tham gia các hoạt động thực tế

42

nhiều, được làm nhiều dự án, được thử làm việc nhưng hóa ra, học đại học lại không khác cấp 3 là bao. Nếu có họa chăng chỉ là giáo viên không quan tâm đến sinh viên như thầy cô thời cấp 3 của mình. Nhưng dần dần mình nhận ra, nếu như cách mình được dạy trong trường đại học không có gì khác thì chính mình sẽ học khác đi. Cách học mới mà mình chọn cho mình là trải nghiệm. Học từ những thứ mới mẻ ngoài cuộc sống, từ những con người đã thất bại, thất bại rất nhiều và thành công.

Có một từ viết tắt khá thông dụng để nói về một ứng viên lý tưởng mà mọi công ty đều mong muốn là A.S.K, tức là Attitude – Skills – Knowledge (Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức). Nếu bạn nghĩ mình chỉ cần có kiến thức tốt, vẫn chưa đủ, 2 yếu tố không thể thiếu nữa mà bạn cần bổ sung là Thái độ và Kỹ năng. Để rèn luyện kỹ năng, chỉ có 1 cách duy nhất là bạn trải nghiệm thật nhiều.

Nếu bạn mới là sinh viên, đã là sinh viên năm hai, năm 3, năm cuối rồi mà vẫn chưa trải qua công việc làm thêm nào thì đã đến lúc bạn phải suy nghĩ lại. Hãy tìm cho mình 1 công việc phù hợp để bắt đầu học một bộ môn mới vô cùng cần thiết: “học thực tế” bạn nhé.

Cũng giống như ở phần học vấn, trong phần này bạn có thể trình bày những kinh nghiệm của mình theo thứ tự thời gian ngược. Thứ tự này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiện theo dõi hơn.

43

Ví dụ:

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

- 10/2012 đến 9/2013: Tiếng Anh đam mê Evergreen – Chức vụ: Quản lý chung kiêm Quản lý Marketing

Các công việc phụ trách:

+ Định hướng hoạt động và xây dựng các kế hoạch dài hạn cho hoạt động của trung tâm

+ Quản lý các nguồn lực (Nhân lực, vật lực) để đạt được mục tiêu đề ra

+ Phụ trách giải quyết các vấn đề phát sinh lớn liên quan đến chính sách học phí, đào tạo và marketing

+ Định hướng và chịu trách nhiệm thực hiện chức năng Marketing

+ Khác Đóng góp:

+ Trong thời gian làm việc giúp cho tổ chức luôn tạo được lợi nhuận và thay đổi từ trạng thái thu không đủ chi thành trạng thái có lãi.

+ Liên tục tăng lãi qua các tháng

+ Thực hiện các chiến dịch Marketing hiệu quả với chi phí hạn chế

44

+ Góp phần xây dựng nên văn hóa gia đình cho Evergreen

- 9/2012 đến 9/2013: Lớp tiếng Anh miễn phí trong ký túc xá ĐH KTQD – Chức vụ: “Hiệu trưởng”

Cụ thể: Lớp tiếng Anh miễn phí ký túc xá ĐH KTQD (KTXfree) là một dự án… (trích).

Các bạn nên lưu ý một điều rằng kinh nghiệm làm việc ở đây không chỉ thể hiện thông qua những công việc bạn làm thêm cho một vài công ty nào đó. Kinh nghiệm làm việc cũng có thể thể hiện qua việc bạn tham gia những dự án, hoạt động trong những câu lạc bộ sinh viên hay chính dự án của bạn.

Để thêm phần thuyết phục cho những thông tin bạn cung cấp, đừng chỉ cung cấp các mốc thời gian với những dòng ít ỏi về tên tổ chức, vị trí. Hãy bổ sung thêm những thông tin khác về các chức năng, vai trò mà bạn đảm nhận trong quá trình làm việc. Đóng góp của bạn với quảng thời gian làm việc đó cho tổ chức cũng là một trong những thông tin giúp CV của bạn được đánh giá cao hơn.

Một phần của tài liệu Viết CV không khó (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)