NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2. Một số khuyến nghị về công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian tớ
đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đô la hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đô la hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ.
3.2. Một số khuyến nghị về công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian tới tới
• Thứ nhất, về quan điểm chính sách thì cần đối xử với đôla như đối xử với một loại hàng hóa nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên “cố” neo tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua đã “tụt dốc” rất lớn của đồng USD so với hầu hết các đồng tiền quốc gia khác trên thị trường quốc tế.
Trong khi giá cả đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và lãi suất trong chính nước Mỹ giảm thì tại Việt Nam lãi suất huy động và cho vay đồng USD lại có xu hướng gia tăng. Điều đó chứng tỏ cơ chế quản lý ngoại hối là có vấn đề mà chỉ có Việt Nam mới gặp phải.
Lý do là nhiều nước trên thế giới không cho phép có hoạt động tín dụng ngoại tệ, đặc biệt là loại tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Nhiều nước cũng có luật cấm nghiêm ngặt việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa bằng ngoại tệ.
• Thứ hai, hiện nay ở nhiều ngân hàng thương mại nước ta đã có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD, biểu hiện qua hiện tượng “thiếu tiền, thừa vốn”. Do lãi suất huy động ngoại tệ tăng, cùng với tỷ giá có xu hướng tăng và đứng ở mức cao nên lượng “tiền gửi ngoại tệ” tăng, trong lúc tiền mặt ngoại tệ để “mua đứt bán đoạn” lại hiếm.
Tại Việt Nam tình trạng đôla hóa rất cao, nên khi lạm phát bùng nổ thì ngoại tệ “lên ngôi” ngay cả khi chính nó đang bị mất giá rất mạnh ở “quê hương” của nó và ở khắp các nền kinh tế công nghiệp phát triển, trong khi tại Việt Nam một số không ít cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết giá, thu tiền bán hàng bằng USD và từ chối thanh toán bằng nội tệ.
Do đó, cần sử dụng cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho cơ chế tín dụng ngoại tệ. Cùng với việc chuyển này, cần phải tạo cơ chế cho phát triển mạnh thị trường ngoại hối kèm theo sự kiểm soát chặt các hoạt động đôla hóa, trong đó bao gồm cả việc cho phát triển mạnh các giao dịch phái sinh ngoại hối để các bên tham gia thị trường tự bảo vệ trước những biến động rủi ro về tỷ giá. Phải tuân theo nguyên tắc: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VND”.
Cần ban hành ngay văn bản qui phạm pháp luật về việc thanh tra, kiểm soát mọi hành vi vi phạm việc sử dụng đồng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Về thái độ chính sách, phải coi tỷ giá là một phạm trù giá cả trên thị trường ngoại hối để làm phương tiện chuyển đổi quyền sở hữu tiền tệ theo quy luật của nó. Mọi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thống nhất quản lý, lưu giữ tại Ngân hàng trung ương.
Nếu có lộ trình đủ hợp lý triển khai các nội dung đề xuất nói trên, tôi tin tưởng rằng thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ dần đi vào ổn định và quan hệ tỷ giá sẽ vận động
đúng theo quan hệ cung – cầu theo thị trường xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế thực của Việt Nam.
- Ngân hàng nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ sát thực tế, đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động người dân có thói quen sử dụng đồng tiền Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam thu hút họ gửi ngoại tệ hay bán ngoại tệ cho ngân hàng.
- Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với ngân hàng nhà nước trong việc mua, bán ngoại tệ cho nhau, đáp ứng kịp thời nhu cầu của hai bên cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Rà soát lại các đơn vị trong nước được phép bán hàng và cung cấp dịch vụ thu bằng ngoại tệ, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử phạt nặng tình trạng tùy tiện thanh toán mua bán bằng ngoại tệ.
- Ngân hàng nhà nước nên giao quyền chủ động hơn nữa cho các NHTM trong kinh doanh ngoại hối, nhất là trong điều kiện phải cạnh tranh với các tập đoàn tài chính quốc tế. Tiến tới các NHTM cho vay ngoại tệ đối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng để chi trả với nước ngoài. Phạm vi ủy quyền cấp phép của NHNN cần được thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước để tạo điều kiện thuận loại cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu chính đáng mang ngoại tệ ra nước ngoài.
KẾT LUẬN
Hiện tượng đôla hóa không chính thức hiện nay ở Việt Nam ngày càng dâng cao. Tình trạng USD được lưu hành nhiều hơn VND mỗi lúc trở nên phổ biến hơn trong nước. Nếu chỉ nhìn vào mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán thì ai cũng có thể hiểu tại sao Việt Nam đang có mức độ đôla hóa là khá cao. Nhưng về mặt học thuật thì chúng ta cần căn cứ trên tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2) để biết mức độ đôla hóa chính xác thế nào. Với mức độ đôla hóa như hiện nay, NHNN ước tính có một lượng khá lớn USD trôi nổi ngoài thị trường tự do và không hề có sự kiểm soát. Việc này gây khá nhiều tác động tiêu cực đến việc quản lý vĩ mô nền kinh tế trong dài hạn và ảnh hưởng đến . Tuy nhiên đôla hóa không hoàn toàn là xấu mà cũng có những tác dụng tích cực, cụ thể như thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa theo chiều sâu và thúc đẩy chu chuyển hàng hóa quốc tế, khi được định giá bằng ngoại tệ thì hàng há và dịch vụ trong nước phải đạt tới chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong một vài năm trở lại đây, công tác quản lý ngoại hối của Việt Nam đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, giữ được ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của VND. Nó đã góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. NHNN đang đẩy mạnh công tác hoàn thiện lại các văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối theo chiều hướng tự do hóa hoạt động ngoại hối, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo lập nhiều công cụ giao dịch ngoại hối cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tuy nhiên vẫn có những bất cập vẫn còn tồn tại, đó là những khuyết điểm khó tránh khỏi trong quá trình hội nhập. Như vậy công tác quản lý ngoại hối của NHNN cần có những biện pháp mạnh hơn nữa, kịp thời hơn nữa để khắc phục những khó khăn còn tồn tại. Chính phủ Việt Nam sẽ tăng dần dự trữ ngoại hối Nhà nước, mục tiêu là đến năm 2010 dự trữ ngoại hối nhà nước sẽ tăng lên mức 18 – 20 tuần nhập khẩu. Thêm vào đó công tác quản lý ngoại hối tốt sẽ giúp cho ổn định dự trữ ngoại tệ của quốc gia giúp cho nền kinh tế được ổn định. Những biện pháp đó còn giúp Việt Nam không bị tụt hậu trước những đổi mới của thời đại và giúp nước ta thu hẹp khoảng