• Một là, về điều hành chính sách lãi suất, trong một thời gian dài lãi suất nội tệ chưa hấp dẫn so với lãi suất ngoại tệ nên khiến cho sự chuyển dịch vốn của khách hàng từ nội tệ sang ngoại tệ. Ngân hàng bỏ ra nhiều công sức mà không thu được lợi, lại tạo cơ hội và kẽ hở cho những người có nhiều tiền gửi và những doanh nghiệp khôn ngoan kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất.
• Hai là, về điều hành chính sách tỷ giá, công cụ tỷ giá và công cụ lãi suất ngoại tệ có khi diễn biến ngược chiều: lãi suất ngoại tệ diễn ra theo xu hướng giảm trong khi tỷ giá giữa USD/VND vẫn tăng (tuy ở mức độ hẹp), đã gây ra tâm lý khách hàng găm giữ ngoại tệ hoặc tránh vay ngoại tệ về tỉ giá. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (SWAP) tuy có tác dụng giải quyết tình trạng khan hiếm VND cho các tổ chức tín dụng, song lãi suất SWAP quá cao, các ngân hàng thương mại được cung cấp nghiệp vụ này kêu ca nhiều.
Thị trường ngoại hối phát triển còn chậm, thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt còn phổ biến hối đoái chủ yếu là giao ngay (SPOT). Giao dịch kỳ hạn (FORWARD) còn hạn chế.
• Ba là, về công cụ dự trữ bắt buộc, thời điểm và thời hạn tăng giảm DTBB chưa thực sự phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại tệ.
• Bốn là, về dịch vụ kiều hối, là một trong những nhân tố chủ yếu làm nghiêm trọng thêm tình trạng đôla hóa nền kinh tế nhưng NHNN chưa có biện pháp hiệu quả kiểm soát lượng ngoại tệ rất lớn đang trôi nổi ngoài thị trường.
• Năm là, về nguồn nhân lực, trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối nhất là ở cấp cơ sở đang còn hạn chế về quản lý điều hành, về tác nghiệp và về ngoại ngữ trước yêu cầu ngoại nhập.