Tác động của đôla hóa đến công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 110951 (Trang 26 - 29)

Hiện nay, tác động của tình trạng đôla hóa đến công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam là khá lớn.

- Thứ nhất, đôla hóa tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đôla hóa làm cầu tiền trong nước không ổn định vì người dân trong nước có xu hướng chuyển nội tệ sang ngoại tệ, cụ thể là USD, làm cho cầu của đồng USD tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Ta có thể thấy đã có những lúc tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã vượt ngưỡng 19.000 đồng/USD khi mà người dân có xu hướng găm ngoại tệ mạnh để tránh rủi ro. Tuy nhiên NHNN đã không có những điều chỉnh kịp thời để làm giảm cơn sốt tăng tỷ giá. Trong khi đó chính sách tỷ giá của NHNN vẫn cố định tỷ giá theo tỷ giá liên ngân hàng, điều này làm cho tỷ giá kém linh hoạt, hiệu quả của chính sách tỷ giá không đúng với kỳ vọng của người dân vào Chính phủ và NHNN.

- Thứ hai, đôla hóa tác động đến việc xác định mức lãi suất tiền gửi ngoại tệ và lãi suất cho vay ngoại tệ của NHNN Việt Nam. Chính tình trạng đôla hóa đang diễn ra ngày càng trầm trọng, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán liên tục tăng lên đã khiến cho NHNN đưa ra những biện pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt hơn và phải theo sát diễn biến của tình trạng lạm phát. Hiện nay, việc giảm lãi suất

tiền gửi và tiền vay của đồng USD, một hành động của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm bớt áp lực tăng giá USD trên thị trường tiền tệ Việt Nam, lại được hiểu là khuyến khích việc vay mượn USD của doanh nghiệp, như được thông tin trên các phương tiện báo chí mới đây. Đồng USD từ lâu cũng là một phương tiện dự trữ giá trị. Lượng kiều hối nhiều tỉ USD hằng năm chuyển về nước tạo điều kiện cho việc gia tăng nhanh chóng tiết kiệm trong dân cư bằng đồng USD. Thu hút USD trong dân vào hệ thống ngân hàng bằng cách cho phép người dân gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng bằng USD và rút ra bằng USD là một biện pháp rất thành công của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tuy cũng hàm chứa khá nhiều rủi ro. Thống kê về sự gia tăng chóng mặt của tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các ngân hàng trong nhiều năm qua là một minh chứng hùng hồn cho sự thành công này. Biện pháp này đã nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm rộng rãi của người dân, và khó thể nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước lại sớm thay đổi quyết định này vì mục tiêu phi đôla hóa

- Thứ ba, với tình trạng đôla hóa như hiện nay ta có thể thấy ngay cả yêu cầu cấm định giá hàng hóa, dịch vụ trong nước bằng ngoại tệ - một biện pháp rất nhẹ nhàng - cũng không được doanh nghiệp và người dân triệt để chấp hành. Du khách nước ngoài và cả người dân trong nước vẫn có thể thanh toán trực tiếp bằng đồng USD tiền thuê phòng, tiền ăn và mua hàng hóa, sản phẩm tại khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm trên toàn quốc. Đồng USD là phương tiện thanh toán cho những thương vụ nhập khẩu qua biên giới, nhất là buôn lậu. Cho vay bằng USD trong dân cư, cũng như tín dụng bằng USD trong hệ thống ngân hàng là điều phổ biến. Đã có lúc tín dụng bằng USD bị hạn chế nghiêm ngặt nhưng sau đó lại được nới lỏng dần trước đòi hỏi của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước. Đối với việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, NHNN tiếp tục có những bước đi nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ tràn lan trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể trong Pháp lệnh ngoại hối có quy định: nghiêm cấm triệt để các giao dịch, niêm yết, định giá, thông báo giá, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam; hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức bán hàng, dịch vụ thu ngoại tệ ở

Việt Nam. Tuy nhiên do khâu thực thi pháp luật còn yếu kém nên các giao dịch bằng ngoại tệ vẫn diễn ra phổ biến.

- Thứ tư, đôla hóa cũng gây ảnh hưởng đến việc người dân có thay đổi hói quen cất trữ. Đối với việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện cất trữ giá trị, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định hạn chế vấn đề này. Theo tinh thần của pháp lệnh ngoại hối, người dân muốn nắm giữ tài sản bằng đồng tiền nào là quyền của họ, cần tạo điều kiện cho người dân có tài sản hợp pháp được cất trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì thế khi người dân không còn lòng tin vào nội tê, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát cao, tất yếu họ sẽ có xu hướng nắm giữ ngoại tệ là những đồng tiền có độ ổn định cao hơn để đảm bảo giá trị cho tài sản của mình.

Một phần của tài liệu 110951 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w