Chương II. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 Ngày soạn
IV. Sơ kết tiết học
1/ Củng cố : Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoàn cảnh lịch sử trước khi ta mở chiến dịch Biên giới. Trình bày trên bản đồ kế hoạch Rơ – ve
+ Chủ trương và kế hoạch của ta. Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới.
+ Chiến dịch biên giới thu đông, Xây dựng hậu phương về mọi mặt,ta giữ vững thế chủ động của từ sau 1950....
2/ Dặn dò : Học sinh chuẩn bị bài 19 (tiếp theo).
+ Sưu tầm tranh ảnh và những mẩu chuyện về các anh hùng lao động , anh hùng quân đội trong đại hội anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần I ( La văn Cầu, Ngô gia Khảm, Trần Đại Nghĩa…)
Bài tập : - So sánh thế và lực của ta ở hai chiến dịch Việt Bắc 1947 và Biên Giới 1950 - Lập bảng hệ thống các chiến dịch của ta từ sau 1950 đến 1953 theo hướng dẫn
Nhóm các chiến dịch. Nét chính diễn biến Kết quả 1- Các cd ở đồng bằng –trung du.
+Cd Trần Hưng Đạo (12-1951).
+Cd Hoàng Hoa Thám (3-1951) +Cd Quang Trung (5-1951).
2-Các cd ở thượng du.
+Cd Hoà bình (12-1951).
+Cd Tây bắc (10-1952).
+ Cd Thượng Lào (4-1953)
==============*&*================
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra:
Tiết : 32 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
LỊCH SỬ 12 –THỜI GIAN: 45 Phút (không tính thời gian phát đề) ĐỀ
Câu 1 (3điểm).
Tình hình giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
103
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt nam đầu năm 1930.
Câu 3 (3 điểm). Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, nội dung, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ sau thế kỷ hai mươi.
……….
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2008-2009 LỊCH SỬ 12 – PHÂN BAN
THỜI GIAN: 45 Phút (không tính thời gian phát đề)
Câu 1 (3điểm).Tình hình giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
a.Giai cấp công nhân.
- Ra đời sớm, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai tăng về số lượng nhất là đội ngũ công nhân công nghiệp ( trước CTTG thứ nhất mới chỉ có 10 vạn đến năm 1929 tăng lên 22 vạn). (0.5đ)
- Có đặc điểm chung của công nhân Quốc tế và có những đặc điểm riêng của Việt Nam ( chịu 3 tầng áp bức bóc lột; có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống bất khuất của dân tộc; đặc biệt là sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới).(0.5đ)
- Sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước, trên cơ sở đó nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.(0.5đ)
b. Giai cấp nông dân.
- Chiếm hơn 90% dân số, bị áp bức, bóc lột nặng nề của bọn thực dân Pháp và bọn Địa chủ.(0.5)
- Bị bần cùng hóa, phá sản trên qui mô lớn. Một bộ phận nhỏ trở thành công nhân, đại bộ phận sống cuộc đời tá điền cực nhọc.(0.5đ)
- Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất, là động lực của cách mạng.(0.5đ)
Câu 2 (4điểm).Trình bày nội dung cơ bản của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt nam đầu năm 1930.
- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua, là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.
(0.5đ)
- Đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(0.75đ).
- Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ Đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của bọn đế quốc…chia cho dân cày nghèo.(0.75đ)
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.(0.5đ)
- Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.(0.5đ)
- Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là cốt lừi của Cương lĩnh này.(0.5đ)
Câu 3 (3 điểm). Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, nội dung, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ sau thế kỷ hai mươi.
a. Nguồn gốc, đặc điểm.
- Xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, cụ thể là yêu cầu của kỹ thuật, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.(0.5đ)
- Để phục vụ cho việc tiến hành chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến cần đi sâu nghiên cứu khoa học-kỹ thuật để tìm ra những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh mới.
(0.5đ)
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.(0.25đ)
- Do sự tăng trưởng dân số và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.(0.25đ) b. Nội dung, thành tựu.
- Diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản gồm các bộ môn như TOÁN HỌC, VẬT LÝ, HểA HỌC, SINH HỌC. (0.5đ)
- Nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới như khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ trụ, điều khiển học.(0.25đ)
- Tìm ra những nguồn năng lượng mới (mặt trời, gió, nguyên tử); Công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, Rô bốt); Vật liệu mới (Pôlime, siêu bền, siêu dẫn); Công nghệ sinh học (Di truyền, tế bào, vi sinh, cách mạng xanh, trắng); Thông tin liên lạc, giao thông (Cáp quang, máy bay siêu âm); Chinh phục vũ trụ (Vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ); Công nghệ thông tin (internet).(0.75đ)
================*&*================
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 20 – Tiết : 33,34
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC
(1953 – 1954) I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức : Học sinh nắm được các ý cơ bản của bài học
+ Nội dung cơ bản của kế hoạch NaVa (âm mưu của Pháp – Mỹ thể hiện qua kế hoạch này)
+ Nét chính về cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và ý nghĩa to lớn của chiến dịch Điện Biên Phủ
105
ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
2/ Tư tưởng : Khắc sâu niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đối với cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Lòng tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tở quốc.
3/ Kỹ năng :
- Sử dụng bản đồ lịch sử, kỹ năng khái quát, nhận định các sự kiện lịch sử - Tự sử dụng các tư liệu tham khảo và rút ra nhận thức