II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội 1 Về kinh tế
3. Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm
năm 938
Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn giết để đoạt chức Tiết độ sứ.
Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán. Lợi dụng cơ hội đó, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.
Ngô Quyền người Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Tây). Ông sinh năm 898, là con trai Ngô Mân, giỏi võ nghệ, có sức khỏc hơn người, có chí lớn, đã từng lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 931, xây dựng chính quyền và là con rể của Dương Đình Nghệ. Từ năm 931 đến năm 938, ông được giao quản lĩnh Ái Châu (Thanh Hoá). Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn.
Được sự ủng hộ của nhân dân, ông gấp rút cùng quân sĩ và nhân dân chuẩn bị cuộc kháng chiến. Được biết đại quân của Hoằng Tháo sẽ tiến vào cửa sông Bạch Đằng, trong cuộc hội bàn với các tướng, Ngô Quyền với lòng tự tin, đã nói với các tướng:
“ Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại được tin Kiều Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhon đầu và bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hơn kế ấy cả”.
Tài liệu tự chọn
Mọi người đều nhất trí tán thành. Rồi đó, theo sự chỉ huy chung, quân lính và nhân dân ngày đêm hăng hái vào rừng chặt cây, đẽo cọc, rèn sắt làm mũi nhọn bịt ở đầu. Chẳng bao lâu sau, bãi cọc đã hình thành theo đúng dự định ở các vùng hiểm yếu trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền bố trí quân thuỷ, quân bộ mai phục phía trong bãi cọc, trên các sông nhánh và trên hai bờ sông để có thể tiêu diệt địch ngay trên sông và cả trên bờ khi địch trốn chạy lên bờ.
Ngô Quyền đã huy động một lực lượng chiến đấu lớn với nhiều vị tướng tài giỏi như Đỗ Cảnh Thạc, Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập... và cả nữ tướng Dương Phương Lan – người bạn đời thân thiết của ông.
Mùa Đông năm 938, đạo binh thuyền của Vạn vương Hoằng Tháo nối đuôi nhau tiến vào cửa Bạch Đằng. Theo đúng kế hoạch đã định, một đội thuyền binh nhẹ do tướng Ngô Tất Tố chỉ huy tiến ra chặn địch rồi vờ rút lui, nhử thuyền giặc vào sâu bên trong. Thuỷ triều bắt đầu xuống; Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy đại quân của ta từ ba phía đánh ập vào hạm thuyền của giặc. Quân Nam Hán bị tấn công bất ngờ và ồ ạt đã không kịp chống đỡ, phải quay thuyền đua nhau chạy tháo ra biển. Trong cảnh náo loạn, thuyền giặc bị đánh dạt về phía các bãi cọc. Nước sông rút nhanh, chảy xiết, những hàng cọc nhọn nhô lên. Bị cọc chặn, bị quân ta đánh, thuyền địch không sao thoát ra biển được.
Hoằng Tháo cùng toàn bộ đạo quân thuỷ xâm lược của Nam Hán đã vĩnh viễn bị chìm xuống lòng sông Bạch Đằng lịch sử.
Thất bại nặng nề và bất ngờ của đạo thuỷ quân Hoằng Tháo đã làm cho vua Nam hán kinh hoàng, vội hạ lệnh rút quân về nước, hoàn toàn bỏ mộng xâm lược nước ta.
Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. * Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
+ Trận Bạch Đằng là chiến thắng vĩ dại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
Tài liệu tự chọn
+ Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
+ Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của Tổ quốc, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết: “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống.
Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há chỉ phải lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.
Bài 14 – tiết 20:
ÔN TẬP LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X