II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội 1 Về kinh tế
a. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( 40 43)
Dưới ách đô hộ của nhà đông Hán, nhân dân Âu Lạc càng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn. Năm 34, Tô Định làm thái thú Giao Chỉ tàn bạo, tham lam ra sức đốc thúc nhân dân nộp cống, thuế, thẳng tay trừng trị những người có tư tưởng và hành vi chống lại chính quyền đô hộ, chèn ép và ràng buộc các quan lại bản địa. Do đó, mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Giao Chỉ với Tô Định và chính quyền đô hộ ngày càng sâu sắc. Đó là thời cơ để Hai bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa vũ trang.
Tài liệu tự chọn
Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, nghĩa quân Hai Bà đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc); từ Mê Linh đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về nước.
Năm Canh Tí, tháng 2 (tức tháng 3 năm 40), người con gái quận Giao Chỉ là Trưng Trắc khởi binh đánh đuổi Thái thú Tô Định, tự lập làm vua. Trưng Trắc là con gái Lạc Tướng Mê Linh, quận Giao Chỉ và là vợ Thi Sách. Bà là người rất hùng dũng . Lúc bấy giờ Thái thú Tô Định cai trị tham lam và tàn bạo, giết mất chồng bà. Bà bèn cùng với em là Trưng Nhị dấy quân đánh hãm châu lị. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc). Quân bà đi đến đâu như gió lướt đến đấy. Các dân tộc Man, Lí ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng tham gia lấy lại được 65 thành và đất Lĩnh Nam, bà tự lập làm vua. Các thứ sử, thái thú ở quận Giao Chỉ chỉ bảo toàn được thân mình thôi.
Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh chống ngoại bang.
Lên làm vua, Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế 2 năm liền cho dân.
Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta, được ra đời từ trong cuộc khởi nghĩa thắng lợi, đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.
* Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Ha Bà Trưng:
Tài liệu tự chọn
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất quật cường của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
+ Thể hiện tinh thần dũng cảm, kiên cường không sợ hi sinh gian khổ của người phụ nữ Việt Nam.
b. Cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược (42 – 43)
Nghe tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, Vua Hán vô cùng tức giận, đã ban lệnh chuẩn bị lực lượng để sang đàn áp.
Mùa hè năm 42, Mã Viện được cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn, khoảng 2 vạn quân tinh nhuệ, gồm hai cánh quân thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.
Từ Hợp Phố, Mã Viện chia quân làm hai cánh, cánh quân bộ trực tiếp do Mã Viện chỉ huy vượt qua Quảng Tây, Quảng Đông tiến vào vùng Đông Bắc, xuống vùng Lục Đầu. Cánh quân thuỷ do Đoàn Chí chỉ huy vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi theo sông Thái Bình ngược lên Lục đầu để hợp quân với cánh quân bộ tiến về vùng Lãng Bạc (tiếp giáp Bắc Ninh và Hải Dương).
Mùa hè năm 43, Mã Viện ráo riết chuẩn bị tấn công quân đội của Hai Bà Trưng. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.
Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc, nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về Cổ Loa. Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi, rồi từ Hạ Lôi lui về giữ Cấm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương – Hà Tây). Quân Mã Viện dồn sức đánh bại nghĩa quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.
Sau khi đánh bại được quân chủ lực của Hai Bà Trưng, Mã Viện còn phải vất vả và khó khăn trong việc tiêu diệt nhiều đội quân kháng chiến ở rải rác các quận, huyện.
Tài liệu tự chọn
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng bị thất bại, đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến Hán tộc, nhưng nó đã có một ý nghĩa thời đại to lớn, định hướng, mở đường cho công cuộc giành lại độc lập của nhân dân ta sau đó, trong suốt hơn một nghìn năm đô hộ - Đó là ý chí kiên quyết đấu tranh bằng mọi giá để giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc.
Hai Bà Trưng là những vị anh hùng của dân tộc. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của Hai Bà được các thế hệ con cháu luôn cảm phục, noi theo và biết ơn Hai Bà Trưng.
Chính vì lẽ đó, sau thất bại của Trưng nữ vương, đã có nhiều cuộc nổi dậy chống lại nền đô hộ của phong kiến phương Bắc tiếp theo nổ ra ở khắp nơi.