hộ tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện, tiến thêm một bước trong việc tổ chức cai trị trực tiếp bằng quan lại người Trung Quốc. Các chức thứ sử, thái thú vẫn được duy trì như trước. Ở mỗi huyện có huyện lệnh đứng đầu là người Hán. Chế độ lạc tướng của người Việt bị bãi bỏ.
2. Về kinh tế
- Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Chúng còn cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, xây dựng cơ sở kinh tế riêng để có thể duy trì lâu dài nền thống trị của mình trên đất nước ta.
- Chính quyền đô hộ đưa người Hán (dân nghèo, tội nhân...) vào Âu Lạc, cho ở lẫn với người Việt, xâm lấn, khai phá ruộng đất để lập đồn điền do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lí, biến một bộ phận người Việt trở thành trở thành nông nô của họ.
B n quan l i ô h d a v o quy n h nh, ra s c bóc l t dân chúng ọ ạ đ ộ ự à ề à ứ ộ để à l m gi u.à
Sử sách Trung Quốc đã ghi rằng “ Ở đất Giao Chỉ thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên bợ đỡ kẻ quyền quí, dưới thì thu vét của cải
Tài liệu tự chọn
của dân, đến khi đầy túi liền xin dời đổi”.
Chu Thặng làm Thứ sử Giao Châu tâu với vua Hán: Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại (người Hán) tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, Trưởng sử tha hồ bạo ngược, bóc lột muôn dân.
Thái thú Giao Chỉ là Tôn Tư (thời Ngô) tham lam, bạo ngược, bắt hàng ngàn thợ khéo tay ở nước ta sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh – Trung Quốc).
Th c hi n chính sách ự ệ đồ đ ền i n, n m ắ độc quy n v mu i v s t. ây lề ề ố à ắ Đ à hai s n ph m thi t y u trong ả ẩ ế ế đờ ối s ng c a nhân ta c ng b l thu c ch t chủ ũ ị ệ ộ ặ ẽ v o chính quy n ô h .à ề đ ộ
Sử cũ ghi lại, hàng năm nguyên tiền muối ở Lĩnh Nam (trong đó có nước ta) nhà Đường đã thu được 40 vạn quan tiền.
Nhà đường còn thực hiện chính sách tô, dung, điệu (thuế ruộng, thuế người, nộp sản phẩm thủ công). Khi chính sách này vô hiệu quả thì nhà Đường lại thi hành phép lưỡng thuế.
Với chính sách bóc lột, vơ vét triệt để của bọn phong kiến phương Bắc, trong hơn một nghìn năm đô hộ, nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục.
3. Về văn hoá, xã hội
Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho.
Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
Tiếng Hán và chữ Hán được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hoá người Việt thành người Hán.
Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.
Tài liệu tự chọn
Chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước và dân tộc ta. Song xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến rõ rệt.
Bài 9 – tiết 11:
CHÍNH SÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNGBẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
(tiếp theo)